[Chia sẻ] Liệu việc lấy lượng mẫu xét nghiệm nhiều có gây lãng phí?

Rate this post

>>> Họ đã nhận ra <<<

– Lấy lượng mẫu rất nhiều nhưng năng lực thực tế xét nghiệm không đạt được.
– Áp lực lấy mẫu theo chỉ tiêu lớn nên nảy sinh vấn đề như nhập liệu và lấy mẫu chất lượng không cao.
– Tỷ lệ phát hiện F0 là 0,06-0,08%, công sức đổ ra nhiều nhưng thu hoạch đạt được không cao, lãng phí về nhân lực cũng như thời gian để thực hiện phòng, chống Covid-19.
(https://zingnews.vn/tphcm-thua-nhan-lay-mau-xet-nghiem-theo-chi-tieu-lon-gay-lang-phi-post1239160.html)

Theo mình nghĩ họ không những đã lãng phí mà việc làm vội vã này có thể đã góp phần tăng lây nhiễm trong thời gian qua ở cộng đồng! Mong sao họ sẽ suy nghĩ thấu đáo một chút, bớt chạy theo chỉ tiêu một chút thì sẽ có thể tiết kiệm biết bao nhiêu tiền của, công sức của nhân viên y tế và giảm nguy cơ phơi nhiễm của biết bao nhiêu người!

Bài viết của mình trước đó có phân tích về việc này “Sàng lọc COVID-19 toàn dân – lợi bất cập hại” (ngày 6 tháng 7 năm 2021)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/4685523484795319)

Mong sao các lãnh đạo dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe những người có chuyên môn trong thời gian tới để đưa ra những quyết sách phù hợp hơn, để đất nước cùng nhau thoát dịch một cách an toàn và “dễ thở hơn cho người dân”.

Advertisement

Bảo trọng nhe bà con,

TS. Nguyễn Hồng Vũ,
Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA
Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím

#drvunguyen #covid19 #teét
Tác giả: TS. Nguyễn Hồng Vũ

 

Giới thiệu Huỳnh Ngọc Diễm

Check Also

Tại sao chúng ta phải “sợ” Ma Túy?

Chúng ta thường nghe rằng phải tránh xa Ma Túy. Ở hầu hết các quốc …