[Chia sẻ] Sắt ở đâu ra?

Rate this post
        Đứa nhỏ 15 tháng tới khám định kỳ, đánh giá cân nặng, phát triển bình thường, tới khi tầm soát thiếu máu thì thấy thiếu máu nhẹ. Cho đi định lượng sắt thì thiếu sắt.
       Thế là mình ngồi xuống ôn lại chuyện ăn uống, hỏi con ăn giỏi không, có uống nhiều sữa quá không thì biết con ăn đặc ngày 3 cử, thêm cử ăn vặt, uống ngày 500ml sữa bò, mình thấy vậy cũng là ok rồi. Hỏi tiếp con ăn đa dạng không, thịt cá trứng rau củ gì không thì mẹ trả lời ngắn gọn: con tui ăn toàn thực vật (plant based).
        Trong đầu mình à to một cái, lại hỏi mẹ tại sao cho con ăn toàn thực vật mà không ăn thịt cá gì hết, mẹ nói tại mẹ cũng ăn toàn thực vật vì cho rằng là nó lành mạnh, có lợi cho sức khỏe.
        Ở trẻ nhỏ, chế độ ăn toàn thực vật là một chế độ ăn thiếu cân bằng vì có những chất có nhiều ở động vật, có ít ở thực vật và ngược lại. Điển hình là sắt và vitamin B12 là hai vi chất có nhiều trong đạm động vật, và dễ hấp thu hơn so với sắt non-heme trong thực vật, nên ăn thuần thực vật sẽ dễ gây thiếu máu thiếu sắt (hồng cầu nhỏ) hay thiếu máu do thiếu B12 (hồng cầu to), nhất là ở trẻ nhỏ, trẻ đang tập ăn dặm, khi chế độ ăn còn kém và lượng sắt dự trữ còn thấp.
        Tình trạng này càng dễ xuất hiện thiếu máu hơn nếu trẻ có tiền sử sinh non, nhẹ cân, uống quá nhiều sữa bò.
         Mẹ nói ờ tui biết nên vợ chồng tui có uống thêm sắt và vitamin tổng hợp, mình lại cười cười, chị và chồng chị uống sắt, vitamin tổng hợp bổ sung mà sao không nghĩ tới cho bé bổ sung. Mẹ nói tại tưởng em bé uống sữa đủ rồi nên không cần, mình lại nói chính ra em bé lại cần hơn vì đang giai đoạn phát triển vượt bậc cần nhiều sắt từ chế độ ăn, mà lượng sắt dự trữ thấp, dễ bị thiếu máu thiếu sắt hơn cả người lớn.
         Thiếu máu thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng tới thể chất mà ảnh hưởng đến cả phát triển tâm thần, gây giảm sức tập trung, khả năng học tập ở trẻ khi lớn hơn. Để biết cụ thể có thiếu máu thiếu sắt không thì phải đi khám, xét nghiệm, một số biểu hiện mẹ có thể tự quan sát như trẻ chậm tăng cân, da xanh xao, niêm mạc, bàn tay bàn chân nhợt nhạt,…
       Câu hỏi nhiều mẹ đặt ra là nếu tôi chưa cho con đi khám, tôi không muốn cho con lấy máu xét nghiệm, thì có bổ sung sắt được không?
Advertisement
Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ đã khuyến cáo, trẻ từ 6 tháng cần ăn dặm giàu sắt hoặc có thể bổ sung sắt theo liều sinh lý 1 mg/kg/ngày. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy đến 4 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ của trẻ đã cạn kiệt và lúc này sắt trong sữa mẹ đã không còn đủ đáp ứng.
        Nếu cần bổ sung sắt thì nên dùng sắt hữu cơ, loại nào dễ uống, không tanh, ít gây táo bón. Mình gợi ý sắt amin Ferrolip baby. bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì xem link này https://bit.ly/satchotre_ferrolipbaby
        Cuối cùng thì ăn uống sao cho cân bằng, vừa đủ mới là lành mạnh, rau cũng tốt, thịt hay chất béo cũng cần, độc hại hay lành mạnh cũng chỉ là do liều lượng mà ra.
Tài liệu tham khảo:
BS. Hung Truong

Giới thiệu Đào Thị Thanh Hiền

Check Also

Tại sao chúng ta phải “sợ” Ma Túy?

Chúng ta thường nghe rằng phải tránh xa Ma Túy. Ở hầu hết các quốc …