[Chia sẻ] Về bi kịch hoá ngành Y

Rate this post

Nói ra thì các bạn nhỏ gọi là bi kịch hoá ngành Y, nhưng mình ám ảnh với Y khoa quá.

Điều trị mọi thứ đúng kế hoạch, đáp ứng tuyệt vời, chuẩn bị cho tiệc mừng thì cardiac arrest và sudden death. Mọi thứ tan vỡ, dù đã sàng lọc mọi rối loạn nhịp tiềm ẩn có nguy cơ trước đó! Các can thiệp Y học càng hiện đại ẩn chứa những rủi ro chưa thể biết hết. Chỉ có không chứng kiến không biết tới thì không biết sợ mà thôi. Mình đi hội chẩn nhiều ca ngoại khoa với các rối loạn đông máu nghiêm trọng nhưng xét nghiệm đông máu cơ bản bình thường và các bác sĩ đưa đi mổ rồi chảy máu không cầm được, nhưng càng khổ hơn vì không biết bất thường cái gì để chặn đứng lại chảy máu bởi vì các xét nghiệm tiền phẫu bình thường. Tới một ngày mình nghĩ người ta phải thay đổi lại bộ tiền phẫu… Vậy mà người người đua nhau làm các can thiệp trên con người ở những cơ sở thiếu hụt toàn bộ các phương tiện để cấp cứu bởi những người với trình độ Y học tối thiểu, họ làm được chứ tôi không dám, tôi thấy được quá nhiều rủi ro trong đó.

Trong IT người ta có khái niệm về “sự cố dừng” gần như không thể giải quyết được, nó làm tôi liên hệ đến Y học, sẽ có những “sự cố dừng” mà tất cả chúng ta, những nhân viên Y tế sẽ gặp đôi lần hoặc nhiều lần trong đời. Có lẽ chúng ta sẽ không tránh được nó, nhưng chúng ta phải nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng, các nhà quản lý, các nhà làm chính sách hiểu về tính bất định của Y học, và thiết lập một môi trường “tương đối an toàn” cho nhân viên Y tế. Bởi với văn hoá đổ tội hiện nay, lần lượt chúng ta hoặc sẽ sống trong mặc cảm, hoặc sẽ bỏ nghề, tệ hơn hoặc sẽ vướng vào lao lý hoặc sẽ tệ hơn vậy nữa…

Các em nhỏ hơn cứ bỏ qua nếu nó tiêu cực với các em quá. Xin lỗi các em, mình stress quá mình tâm sự thôi.

Nguồn: BSNT Trúc Phan_ Diễn đàn bác sĩ trẻ Việt Nam

 

Advertisement

Giới thiệu Huỳnh Ngọc Diễm

Check Also

Tại sao chúng ta phải “sợ” Ma Túy?

Chúng ta thường nghe rằng phải tránh xa Ma Túy. Ở hầu hết các quốc …