[Chia sẻ]Bệnh da liễu nặng hay nhẹ hơn trong lúc mang thai?

Rate this post
Tại hội thảo Da Liễu Anh Quốc (BAD) năm nay, chủ đề chữa trị bệnh miễn dịch da liễu trong lúc mang thai là một chủ đề thú vị. Ca bệnh điển hình là BN nữ 35 tuổi, có gia đình, bị vảy nến (psoriasis) từ năm 20 tuổi. Trước kia bệnh kiểm soát tốt với Methotrexate/Folic Acid và Topical Clobetasol, sau đó BS chuyển qua Adalimumab (Humira) chích mỗi 2 tuần, bệnh vẫn kiểm soát được, mặc dù da bắt đầu có dấu hiệu nổi lại.
Đột nhiên, BN phát hiện mình có thai 8 tuần. BS sẽ làm gì? Tiếp tục dùng Adalimumab hay chuyển sang thuốc khác?
# Gần phân nửa trường hợp có thai là ngoài ý muốn
– Tỉ lệ các phụ nữ mang thai ngoai ý muốn khoảng 45%, đặc biệt ở người trẻ từ 15-19 tuổi thì tỉ lệ thai ngoài ý muốn lên đến 75% (1), nghĩa là phân nữa ca có thai là ngoài kế hoạch. Thêm nữa, bệnh tự miễn xảy ra nhiều hơn ở nữ so với nam .Vì vậy, bệnh nhân mắc bệnh tự miễn có thai là chuyện rất hay xảy ra, cho dù bệnh nhân chưa hề lập gia đình.
# Nhiều bệnh tự miễn có thai sẽ bớt triệu chứng, nhưng không phải bệnh nào cũng vậy
– Ở góc độ miễn dịch thì thai nhi là vật ngoại lai lớn nhất trong cơ thể người phụ nữ. Theo thời gian khi phôi thai dần dần phát triển, hệ miễn dịch của người mẹ từ từ phát triển khả năng “lờn” với “thai nhi” để các kháng thể từ cơ thể người mẹ không tấn công thai nhi, để thai nhi tồn tại. Hệ miễn dịch dần chuyển từ trạng thái Th1 to Th2. Ca bệnh điển hình là bệnh Rhesus xảy ra, khi kháng thể của người mẹ (Rh -) tấn công làm tổn thương hồng cầu của thai nhi (Rh +).
– Vì tình yêu thương con vô bờ bến, người mẹ tự mình “làm yếu” đi hệ miễn dịch của mình để đứa con được phát triển bình thường, bằng chứng qua việc người mẹ khi mang thai dễ nhiễm trùng nấm hay vi khuẩn.
– Bệnh Lupus ban đỏ SLE hay bệnh viêm khớp dạng thấp RA thường bớt hơn khi bệnh nhân mang thai vì lý do trên. Hệ miễn dịch bị ức chế một phần dẫn đến triệu chứng bệnh giảm. Tuy nhiên, không phải bệnh tự miễn nào cũng vậy, ví dụ như vảy nến có thể nặng hơn, mặc dù bệnh vảy nến thiên về Th1/Th17, khi mang thai. Vì vậy, BN cần theo dõi với BS chuyên khoa tự miễn lẫn BS sản khoa để có chăm sóc thai nhi tốt nhất.
# Thuốc nào an toàn cho vảy nến trong khi có thai hay cho con bú sau khi sinh
– NHS Anh Quốc, University Hospital Bristol cập nhật trị liệu vảy nến khi mang thai (2), khá giống với khuyến cáo AAD/ACR.
+ Khi đang có thai: Steroid có thể dùng bôi bên ngoài hay uống, tránh bôi tazarotene hay Coal Tar. Dùng phototherapy thì UVB okay trong khi PUVA không nên dùng. Thuốc uống thì không nên dùng MTX (phá thai), có thể uống Cyclosporine. Lưu ý là tại Hoa Kỳ, Sulfasalazine có thể uống trong lúc mang thai. Tránh dùng PDE4 inhibitor. Thuốc Biologic thì Anti-TNF dùng được (như Adalimumab) trong khi Anti-IL 12/23 hay IL-17 thì không nên.
+ Khi cho con bú: dùng kem steroid, tránh dùng kem Tacrolimus hay kem Tazarotene, phototherapy dùng UVB, vẫn không nên dùng PUVA, tránh dùng thuốc uống Steroid khi cho bú. Tránh uống MTX hay PDE4. Lưu ý là tại Hoa Kỳ, Sulfasalazine có thể uống trong lúc cho con bú.
# Không phải mọi thứ đổ dồn vào BS sản phụ khoa hay BS da liễu
– Vì có nhiều bệnh nhân có thai ngoài ý muốn nên ngay từ đầu, BS gia đình hay BS nhi khoa nên tư vấn cho các bệnh nhân nữ rủi ro có thai và nên làm gì nếu có thai. BS gia đình/nhi khoa nên tư vấn cho BN hiểu là bất kỳ lần quan hệ nào (dù chỉ 1 lần) cũng có thể dẫn đến có thai và sẽ có những rủi ro khác khi mang thai nếu bệnh nhân đang có những bệnh tự miễn.
Advertisement
– Nhiều BN và BS gia đình khi thấy bệnh nhân bệnh tự miễn mang thai thường gởi qua BS tự miễn hay BS sản khoa mà không tiếp tục theo dõi bệnh. Xu hướng hiện nay là chăm sóc liên khoa, do BS gia đình kết hợp, để có kết quả tốt nhất
# Nhiều thuốc mới chữa miễn dịch vẫn chưa có báo cáo tác dụng phụ
– Ngày càng có nhiều thuốc mới chữa các bệnh tự miễn và các thuốc này chưa được kiểm chúng độ an toàn cho phụ nữ mang thai hay cho con bú. Ví dụ nh thuốc ức chế họ JAK hiện nay không nên dùng khi mang thai/cho con bú vì có thể tăng rủi ro lên trẻ sau khi sinh. Tuy nhiên, các dữ liệu về an toàn của một vài thuốc họ này như tofacitinib vẫn chưa có những báo cáo tác dụng phụ sau khi dùng. Nhiều loại thuốc sinh hiệu khac hay Biosimilar vẫn đang chờ thêm nghiên cứu. Đa số các nhà khoa học đồng ý Anti-TNF khá an toàn cho sản phụ và thai nhi do đã có mặt lâu trên thị trường.
# Tóm lại
– BN nữ bệnh tự miễn có rủi ro mang thai ngoài ý muốn cao và cần được tư vấn về khả năng mang thai và các trị liệu sau khi sinh con
– Chữa trị hiệu quả cho sản phụ bệnh da liễu bằng các thuốc đã được công nhận an toàn, kết hợp nhiều chuyên ngành như da liễu/tự miễn/sản khoa để có kết quả tốt nhất

Giới thiệu Thuha

Check Also

[Chia sẻ] Vì sao đau lưng có thể dẫn đến yếu sinh lý?

Nhiều quý vị hỏi tôi đau lưng lâu dài có thể dẫn đến yếu sinh …