I . TẠI SAO GỌI LÀ KIẾN BA KHOANG???
- Khi nhìn vào hình dạng, loại côn trùng này thân mình thon dài, hai màu cam và đen tạo thành các khoang đen – vàng cam xen kẽ. Và điều đặc biệt hơn nữa, nó không phải là con kiến, tuy nhiên hình dạng giống như kiến. Kết hợp 2 điều đó, mới xuất hiện tên gọi: kiến ba khoang.
- Kiến ba khoang còn có rất nhiều tên gọi khác nhau như kiến lác, kiến gạo, kiến nhốt, cằm cặp, kiến cong đít.
II. VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ KIẾN BA KHOANG
- Kiến ba khoang là một loại bọ cánh cứng có tên khoa học là Paederus fuscipes (tên tiếng Anh là Rove Beetle)
- Đây là một loài côn trùng thuộc bộ Cánh cứng, có thân dài khoảng 10mm với ba khoang đen ở đầu, cánh và cuối bụng.
- Chúng có 2 râu dài, cánh chỉ ngắn đến nửa thân mình, bụng nhọn, có 2 đuôi nhỏ, chân chạy nhanh
==> Đặc tính: Thường thích bay về phía có ánh sáng.
III. KIẾN BA KHOANG THƯỜNG XUẤT HIỆN Ở ĐÂU?
- Kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng. Đặc biệt là ở các khu KÍ TÚC XÁ.
- Chúng xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa và ưa thích ánh sáng đèn ban đêm. Sau những cơn mưa, nước ngập chúng không còn nơi cư trú, nên bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn.
- Khi bất thường, nó tăng kích thước phần bụng lên, có cử chỉ đe dọa như con bọ cạp, chúng cũng có thể bay và chạy nhanh trên nước.
-
IV. ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI DA CHÚNG TA BỊ KIẾN BA KHOANG “ ĐẾN THĂM “?
+Các loài côn trùng này không đốt hay cắn
+Trong dịch cơ thể của chúng có chứa pederin – một loại chất độc gây rộp, phỏng da, viêm da. Pederin gây kích ứng có độc tính cao, mạnh hơn nọc độc của rắn hổ mang.
+Khi da người tiếp xúc vào chất tiết của chúng, thông qua những vật dụng nào đó hoặc ta vô ý đập chết nó. Làm cho chúng chết trên da thì chất độc theo dịch cơ thể chúng tiết ra ngoài, dính vào da người, gây bệnh ngay tại vùng da đó…
+Khi dính vào da tay, nếu không rửa sạch tay ngay thì vô tình sẽ làm chất độc dính vào chỗ khác trên cơ thể gây viêm da lan toả.
==> BIỂU HIỆN
– Viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang thường xuất hiện ở những vùng da hở như: cổ, mặt, lưng, tay, chân…
– Biểu hiện cụ thể:
+ Sau khi tiếp xúc với kiến, người bệnh cảm giác râm ran.
+ 6-8 giờ sau xuất hiện ban đỏ, dát đỏ.
+ 12-24 giờ tiếp theo xuất hiện thương tổn điển hình., nổi mụn nước to nhỏ,
+ Sau 3 ngày thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy., cảm giác đau ráy tăng, có thể gây sốt, nổi hạch, khó chịu
+ Sau 5-7 ngày vảy bong hết nhưng để lại dát thâm lâu mất.
– Nếu tay bị dính chất độc khi đập kiến, chà xát và sờ vào mắt có thể làm bỏng mắt. Có thể sưng húp cả hai mắt, 2, 3 ngày mới đỡ, ở bẹn có thể nổi hạch bẹn sưng đau khó đi lại.
– Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm da sẽ tiến triển sang dạng loét. Các vết loét có nhiều hình dạng khác nhau tùy theo động tác khi ta đập, giết và chà xát kiến trên da.
– Cũng có ít trường hợp chỉ nổi vết đỏ, lấm tấm mụn nước nhỏ hơi ngứa, lặn sau 3 – 5 ngày, không thành phỏng
– Có thể gây sốt nhẹ.
V. ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO
– Ban đầu, hãy loại bỏ chất gây kích ứng bằng cách rửa khu vực tổn thương bằng xà phòng và nước. sau đó dùng thuốc sát trùng nhẹ.
-Vị trí phồng rộp nên được điều trị bằng ngâm ướt mát, sau đó là một loại thuốc bôi mạnh.
– Nếu vùng tổn thương xuất hiện mủ, dùng dung dịch Xanh methylenbôi lên vết thương để sát khuẩn, tránh bị nhiễm trùng.
– Khi vết thương đã khô, không còn chảy dịch , nên sử dụng các loại thuốc mỡ có tính kháng sinh, diệt khuẩn kèm corticoid loại nhẹ và vừa để bôi, giúp vết thương mau lành.
-Trên một nghiên cứu, bệnh nhân sử dụng CIPROFLOXACIN đường uống cùng với một loại thuốc bôi ngoài da. Thời gian chữa bệnh nhanh hơn về mặt thống kê ở những bệnh nhân này
– Sau đó đến gặp bác sĩ và tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sĩ nhé.
VI. PHÒNG NGỪA KIẾN BA KHOANG
– Sử dụng Bygone hoặc Ridsect để phun xung quanh khu vực chiếu sáng. Xịt xung quanh chu vi của giường để ngăn bọ xít bò lên giường của bạn
– Giết tất cả các nguồn thực phẩm như (ruồi nhặng) và các côn trùng khác xung quanh khu vực của bạn.
– Sau khi giết, sau đó nhặt nó lên bằng giấy và xả nước trong nhà vệ sinh. Đừng dùng tay để nhặt nó lên.
– Thông thường sự hiện diện của bọ ba khoang là do ánh sáng. Chúng bị thu hút bởi ánh sáng nên điều quan trọng là tắt đèn khi bạn ngủ.
—————————————————————————————-
Nguồn: CLINICAL AND AESTHETIC DERMATOLOGY
#admin#xuhinguyen
“Y LÂM SÀNG là dự án mới, hàng ngày mang đến những cases lâm sàng hay. Hy vọng mang lại những thông tin và kiến thức bổ ích cho các bạn sinh viên Y Khoa
Xem case lâm sàng hay tại địa chỉ: https://ykhoa.org/category/chuyen-de/ca-lam-sang/
Tải ebook Y khoa miễn phí tại: https://ykhoa.org/category/ebook/
Tham gia cùng chúng tôi tại: https://forms.gle/cQ5M7Adaes
Fanpage: Y Lâm Sàng
Website: http://Ykhoa.org