Chóng mặt
BS. Huynh Wynn Tran
=====
Là cảm giác nhiều người hay thường gặp, gồm nhức đầu nhẹ, mất cân bằng, xém xỉu, hay hoa mắt. Tuy chóng mặt là cảm giác thiên về mắt và tai trong, chóng mặt có thể có thể từ nhiều lý do từ não, mạch máu, hay các bệnh khác. Có những lý do nguy hiểm khiến bệnh nhân chóng mặt cần phải gặp BS ngay lập tức và có những lý do khiến bệnh nhân bị chóng mặt thường xuyên. Chóng mặt xảy ra ở người lớn tuổi nhiều hơn người trẻ, đến 25% khi bệnh nhân trên 70 tuổi (1). Chóng mặt cũng một trong những lý do dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác như té ngã hay chấn thương, dẫn đến nhập viện và tử vong (2).
# Các triệu chứng nguy hiểm kèm theo chóng mặt, quý vị cần gọi cho BS ngay
– Đau tức ngực
– Nhức đầu kinh khủng
– Té ngã, tai nạn, hay chấn thương vùng đầu
– Sốt
– Tim đập nhanh, loạn nhịp
– Co giật động kinh
– Khó thở
– Cứng cổ
– Mất giọng nói thình thình, mất vị giác, không nhìn thấy
– Ói mửa buồn nôn
– Yếu hoặc liệt một bên mặt, yếu tay hoặc chân
# Các nguyên nhân thường gặp gây chóng mặt
1. Do có vấn đề về tai trong (Inner ear)
Bên trong lỗ tai chúng ta là một cấu trúc phức tạp thường liên quan đến chóng mặt. Thường chóng mặt loại này do một hay nhiều bộ phận không hoạt động nhịp nhàng cùng với nhau hay một trong những bộ phần này bị tổn thương (nhiễm trùng hay viêm). Tai trong (Inner Ear) chúng ta là phần sâu nhất gồm các ống chứa chất dịch nối liền với nhau gọi là mê đạo (labyrinth), con ốc (cochlea), tiền đình (vestibule).
– Xoay vòng /Mất căn bằng hay say sóng (Vertigo/Imbalance). Đây là một trong những lý do thường nhất gây ra chóng mặt. Xoay vòng và mắt cân bằng thường khiến bệnh nhân có cảm giác về chuyển động mặc dù bệnh nhân vẫn ngồi yên. Lý do là có thể là các hạt li ti (otoconia, bio-crystal) đổi vị trí không đúng trong phần kết nối mê đạo và tiền đình (3).
– Ở người bình thường, khi thay đổi vị trí, các hạt này xoay vòng, chuyển tín hiệu đến não cho biết vị trí trong không gian. Với bệnh BPPV, ít hạt Otoconia xoay vòng khiến tín hiệu gửi đến não chậm hơn. Bệnh nhân thường có cảm giác mọi vật xung quanh xoay vòng vòng hoặc cảm giác mình đang lắc lư, muốn té, như say sóng đang đi biển.
– Chóng mặt do thay đổi vị trí (BPPV), thường xảy ra nhiều hơn trên người lớn tuổi, bệnh nhân thường cảm thấy chóng mặt, đi không vững lúc thay đổi tư thế hay xoay đầu. Các triệu chứng thường thoáng qua nhanh, không nguy hiểm, và bớt chóng mặt khi bệnh nhân đã ổn định. Trong vài trường hợp, BPPV có thể xảy ra sau khi chấn thương đầu và cũng có thể xảy ra sau khi viêm thần kinh tiền đình. BPPV thường xảy ra ở phụ nữ hơn đàn ông.
– Một lý do khác dẫn đến chóng mặt là do bệnh Meniere’s, do tích tụ chất lỏng trong các ống tai giữa. Bệnh nhân sẽ có cảm giác hai bên lỗ tai bị đầy, mất thính giác, và nghe tiếng o o (ringing) liên tục. Lý do khác ít gặp hơn là khối u dây thần kinh thính giác (acoustic neuroma)
– Nhiễm trùng lỗ tai và nhiễm trùng tai giữa (Otitis media) cũng có thể dẫn đến chóng mặt. Lý do khác như viêm tiền đình (hay rối loạn tiền đình) cũng khiến các tín hiệu bị lệch, dẫn đến chóng mặt.
2. Giảm máu chạy lên não hay quá nhiều máu chạy lên não
– Tụt huyết áp do mất nước là một lý do hay gặp khi bệnh nhân bị kiệt sức, khát, ít uống nước, khiến thiếu máu lên não tức thời, dẫn ra chóng mặt. Não là bộ phận cực kỳ nhạy cảm với oxygen do máu mang đến. Chữa trị bằng cách uống nước và giữ nước đầy đủ.
– Tụt huyết áp khi đổi tư thế (orthostatic hypotension) từ ngồi sang đứng hay từ nằm lên ngồi, khiến máu chảy dồn về phía chân. Ở người bình thường, có những bộ phận cảm biến khiến cho các mạch máu dưới chân bóp lại, hạn chế máu tụ về bên dưới, và gửi tín hiệu đến tim đập nhanh hơn. Trong trường hợp tụt áp do đổi tư thế, các cảm biến và các phản ứng khác xảy ra không kịp, khiến máu không kịp cung cấp đầy đủ lên não, dẫn đến chóng mặt. Đôi khi tụt áp cũng do môi trường quá nóng, dẫn đến mất nước (4).
– Bệnh cao huyết áp thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi huyết áp lên rất cao, thường là con số nguy hiểm (hypertensive crisis) như 200/110, bệnh nhân có thể sẽ có cảm giác chóng mặt. Quý vị cần phải gặp BS ngay lập tức vì các rủi ro khác như đột quỵ, tim lạc nhịp, và các bệnh tim mạch sẽ xảy ra
– Đột quỵ (nặng và nhẹ) cũng là một lý do dẫn đến chóng mặt. Khi một phần mạch máu trong não bị nghẽn hay vỡ, sẽ làm vùng não thiếu máu cục bộ, dẫn đến chóng mặt. Thường chóng mặt dạng này hay kèm theo các triệu chứng khác như liệt một bên cơ thể hay vùng mặt, tê yếu tay chân
– Thiếu máu thường xuyên cũng dẫn đến chóng mặt, đặc biệt khi bệnh nhân đột ngột thay đổi tư thế. Lúc đó, cơ thể cần nhiều oxygen và máu lúc thường, thiếu máu sẽ dẫn đến thiếu oxygen lên não dẫn đến chóng mặt. Ở người bình thường, hồng cầu thường ở mức trên 12 deciliter với nữ và trên 13.5 deciliter với nam. Khi bệnh nhân thiếu máu, các chỉ số này giảm. Nhiều bệnh nhân sống quen với thấp hồng cầu (có trường hợp cực kỳ thấp đến 3-4 deciliter). Thông thường, bệnh nhân thiếu máu ở mức 7-8 deciliter là đã cần truyền máu (5).
– Thiếu máu có nhiều lý do, một trong những lý thông thường là do thiếu chất sắc. BS sẽ kiểm tra hồng cầu, thể tích trung bình hồng cầu (MCV) kiểm tra các chỉ số khác của sắt để xem quý vị có bị thiếu sắt hay không.
– Uống thuốc sắc chữa thiếu máu dễ có những tác dụng phụ như táo báo hay sót bao tử. Vì vậy, quý vị nên tranh thủ ăn thêm rau có chất sắc, như rau muống, hay thịt đỏ như thịt bò để tăng sắc tự nhiên.
3. Tác dụng phụ của thuốc
– Là một trong những lý do hay dẫn đến chóng mặt. Dưới đây là các loại thuốc thường hay gây chóng mặt: thuốc trầm cảm (anti-depression), thuốc chống động kinh (anti-seizure), thuốc cao huyết áp, thuốc chống lo âu và lo sợ (sedatives và tranquilizers).
– Thường nếu chóng mặt là tác dụng phụ do thuốc, quý vị sẽ có cảm giác chóng mặt một vài giờ ngay sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, có trường hợp tác dụng phụ của thuốc là chóng mặt xảy ra sau khi uống vài ngày, thậm chí đến vài tuần . Quý vị nên ngưng thuốc ngay lập tức và gọi cho BS hay DS để được hướng dẫn.
4. Các lý khác như chấn thương tâm lý, tai nạn, hay trầm cảm
– Các chấn thương tâm lý năng có thể dẫn đến chóng mặt, mặt dù các chấn thương này có thể dẫn đến những vấn đề khác như biếng ăn, khát nước (và cũng có thể dẫn đến chóng mặt). BS sẽ tìm hiểu kỹ về chấn thương tâm lý, buồn chán, và trầm cảm của quý vị để tìm ra cách chữa hiệu quả nhất. Thuốc trị trầm cảm đôi khi gây ra chóng mặt nên quý vị cẩn thận theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.
– Tai nạn và chấn thương vùng đầu cũng có thể dẫn đến chóng mặt do thiếu máu nhất thời hay tổn thương vùng não. Thường bệnh nhân sau khi chữa khỏi chấn thương vùng đầu thỉnh thoảng vẫn có cảm giác chóng mặt (6). Trường hợp này, BS sẽ kiểm tra kỹ lại bệnh lý tổn thương, làm thêm các lab và hình ảnh để biết chắc không có những tổn tương khác. # Làm gì khi bị chóng mặt
– Không để bị té. Ổn định vị trí bằng cách ngồi xuống hoặc nằm dựa, đợi cơn chóng mặt qua đi.
– Nếu chóng mặt kèm các dấu hiệu nguy hiểm như trên thì gọi 911 hoặc BS
– Tìm cách liên lạc với người thân. Nhớ cơn chóng mặt trong bao lâu, xảy ra lúc nào, để báo với BS
– Nếu an toàn, kiểm tra huyết áp, nhịp tim, và đường huyết. Nếu chóng mặt do tụt đường huyết, bệnh nhân có thể ăn kẹo/trái cây ngọt để có đường. Nếu do tụt huyết áp (dưới 90/60), để bệnh nhân nằm hay ngồi nghĩ, và kiểm tra lại huyết áp. Gọi cấp cứu hay BS nếu huyết áp vẫn còn tụt.
# Chữa trị chóng mặt
– Do chóng mặt là triệu chứng do nhiều lý do, BS cần tìm ra lý do chính xác vì sao quý vị bị chóng mặt và sẽ chữa trị tuỳ theo nguyên nhân
– BS sẽ hỏi kỹ quý vị về thời gian khi bị chóng mặt, kéo dài trong bao lâu, có điều gì làm cơn chóng mặt nặng hơn (trigger factor), quý vị uống thuốc nào mới? có những triệu chứng nguy hiểm không, có từng bị chóng mặt hay chưa. Trái với nhiều bệnh nhân mong đợi, chóng mặt do các lý do thông thường thường ít khi cần xét nghiệm hay chụp hình não (7).
– Trị liệu chóng mặt gồm thuốc uống, tập vật lý trị liệu (cho xoay vòng/BPPV), trị liệu tâm lý, và hiếm khi, can thiệp phẫu thuật nếu có những tổn thương gây ra chóng mặt.
– Các BS thường chữa chóng mặt gồm BS gia đình, BS thần kinh, BS tai mũi họng, BS nội khoa, và BS mắt.
1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4306472/
2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8633602/
3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK458287/
4. https://www.mayoclinic.org/…/o…/symptoms-causes/syc-20352548
5. https://www.hematology.org/…/patients/anemia/iron-deficiency
6. https://www.mayoclinic.org/…/p…/symptoms-causes/syc-20353352
7. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28145