[Chuyên đề] Nâng cao chất lượng tự học trên lâm sàng của sinh viên Y Khoa

Rate this post

CHUYÊN ĐỀ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC TRÊN LÂM SÀNG CỦA SINH VIÊN Y KHOA  

 

I.Lời mở đầu

Vấn đề 1: Tự học là gì? 

Vấn đề 2: Học lâm sàng là gì?

Giải quyết vấn đề 1:

Để hiểu được khái niệm “Tự học”, cần phải hiểu một khái niệm có liên quan với nó là “Học tập”. Theo Tâm lí học, “Học tập” là một hoạt động đặc thù của con người. Nó được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới, phương pháp lĩnh hội những tri thức đó, những hình thức hành vi, các dạng hoạt động nhất định và các giá trị. Hoạt động đặc thù đó có mục đích cơ bản, trực tiếp, là “học” và là học có chủ định. 

Theo nghĩa rộng, “tự học” là quá trình người học tự quyết định việc lựa chọn mục tiêu học tập, nội dung học tập, cách thức học tập, các hoạt động học tập và các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá thích hợp. Từ đó tổ chức, xây dựng, kiểm tra, kiểm soát tiến trình học tập của cá nhân mình. Nhìn chung, tự học theo nghĩa này được hiểu là quá trình học tập một cách tự giác, chủ động và độc lập.

Theo nghĩa hẹp, “tự học” là quá trình học sinh giải quyết các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên mà không giáp mặt thầy (hay, là quá trình học sinh học tập một cách tự giác, độc lập nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao cho để về nhà làm.). Theo cách hiểu này thì tự học được xem như một giai đoạn hay một khâu của quá trình học tập, tức là hoạt động học tập của học sinh khi không có thầy hướng dẫn và nằm ngoài phạm vi nhà trường, với mục đích là củng cố những kiến thức, kĩ năng đã được học trên lớp hoặc chuẩn bị cho các nội dung sẽ được học, thông qua việc học/làm/thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên giao về nhà. 

Giải quyết vấn đề 2:

Học lâm sàng là một hình thức đặc biệt chỉ có sinh viên Y mới có. Học lâm sàng là học “đến bên giường bệnh”, học trên một bệnh nhân cụ thể. Dựa trên những kiến thức nền có sẵn mà ở đó các bạn sinh viên thu thập kiến thức, trau dồi và đúc kết kinh nghiệm về nghề nghiệp của bản thân mình.

II.Tính cấp thiết của chuyên đề

Để trở thành một thầy thuốc hành nghề tốt, một người có ích cho xã hội, kỹ năng và kinh nghiệm lâm sàng là một trong những yếu tố quyết định chi phối sự thành công đó. Không có đường tắt để trở thành một thầy thuốc giỏi mà phải là một quá trình dài, sự nỗ lực của bản thân cũng như có một phương pháp học tập hiệu quả để tiếp cận nhanh hơn. Do đó, chuyên đề này phần nào giúp đỡ sinh viên y khoa có động lực, có phương pháp học tập thích hợp và thu thập kiến thức, kinh nghiệm để hoạt động học tập có hiệu quả hơn.

III. Thách thức trong tự học lâm sàng

Vấn đề 1: Quá nhiều kiến thức

Vấn đề 2: Kỹ năng lâm sàng chưa thành thạo

Vấn đề 3: Không có tự tin

Vấn đề 4: Mối lo về thời gian

Vấn đề 5: Không có phương pháp học hiệu quả

Vấn đề 6: Quá nhiều thứ cám dỗ

Giải quyết vấn đề 1:

Kiến thức nhân loại nói chung và kiến thức y khoa nói riêng là vô tận. Kiến thức của mỗi chuyên ngành là rất nhiều, độ khó và sự phức tạp cũng khác nhau, làm sao chúng ta có thể học hết được. Do đó, để tiếp cận việc thu thập kiến thức chúng ta cần phải có mục tiêu cụ thể trong những khoảng thời gian nhất định.

Kiến thức thu được ở đâu? Đó chính là kiến thức thu được qua việc thầy cô giảng bài trên giảng đường hay trong những lần đi buồng, qua bạn bè, qua đọc sách, qua việc tìm kiến thông tin và thực hành lâm sàng.

Để trở thành một bác sĩ đa khoa tại Việt Nam, các bạn phải hoàn thành 6 năm học. Nghe thì có vẻ dài hơn so với các chuyên ngành khác, nhưng thực sự quá ngắn so với sự học của một bác sĩ hành nghề.

Kiến thức là sự chuẩn bị quan trọng nhất, chúng ta cần phải đọc và nắm kiến thức trước khi đến trường và mục tiêu học tập của từng bộ môn, từng khoa. Chúng ta thu thập kiến thức từ tài liệu của bộ môn, sách triệu chứng, sách bệnh học, hoặc tài liệu nước ngoài, thông tin trên Pubmed, Uptodate…, các video hướng dẫn thực hành

Giải quyết vấn đề 2

Có rất nhiều kỹ năng lâm sàng như là khám và phát hiện triệu chứng, chẩn đoán bệnh, quản lý, điều trị, theo dõi… Tuy nhiên, tuỳ thời điểm thích hợp mà mục tiêu của sinh viên y khoa khác nhau. Như đã nói, chuẩn bị kiến thức là quan trọng nhất, dựa trên kiến thức đã có, chúng ta tham gia vào thực hành lâm sàng. Đối với sinh viên Y khoa năm 3, khám bệnh, phát hiện và nhận biết triệu chứng. Năm thứ 4 thì mức độ cao hơn, các bạn cơ bản là đã có một vốn kỹ năng về khám triệu chứng, do đó đ i hỏi các bạn phải chẩn đoán ra bệnh dựa trên những gì chúng ta thăm khám được. Đến năm cuối cùng, các bạn phải biết được hướng điều trị và quản lý trên từng bệnh nhân cụ thể.

Thu thập kỹ năng lâm sàng như thế nào?

Hỏi bệnh là bước đầu tiên. Bạn sẽ tiến hành như thế nào, c n nếu là tôi, lời chào sẽ tạo sự thân thiện và sự hợp tác của bệnh nhân. “Chào ông/bà/anh/chị…, mình có phải là Nguyễn Văn A không? Tôi là NHHH, là sinh viên năm 3 bác sĩ đa khoa, tôi có thể đặt một số câu hỏi và thực hiện thăm khám được không, hy vọng vào sự hợp tác của ông/bà/anh/chị và người thân”. Rồi sau đó chúng ta tiến hành hỏi bệnh dựa trên những kiến thức chúng ta đã được học, kỹ năng hỏi bệnh và thăm khám triệu chứng chúng ta đã được học từ môn học Kỹ năng 1,2,3,4.

Chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh nhân cũng như vậy, dựa trên kiến thức và kỹ năng đã có. Chúng ta sẽ thu thập từng chút một trên mỗi ngày đi học, buổi trực, giao ban khoa tại bệnh viện, đi buồng, trao đổi kiến thức kinh nghiệm với bạn bè và anh chị khoá trên, giảng dạy lâm sàng của bác sĩ hướng dẫn và thầy cô bộ môn.

Giải quyết vấn đề 3

Tự tin trong giao tiếp với bệnh nhân, bạn bè, anh chị khoá trên, bác sĩ hướng dẫn và thầy cô bộ môn sẽ giúp bạn cải thiện khả năng thực hành lâm sàng của mình.

Tuy nhiên áp lực, sợ hãi, mỗi lo lắng về thời gian, về kiến thức học được cũng là một rào cản ảnh hưởng đến tự tin. Để xây dựng sự tự tin, bạn nên xây dựng cho mình một sự thích thú học tập, mong muốn khẳng định năng lực học tập của bản thân, sẵn sàng tiếp thu và ghi nhớ những kiến thức có ích và cũng cần một chút sự tự hào về nghề nghiệp của bản thân.

 Tạo niềm tin, xây dựng giá trị tích cực. Để có được quyết tâm, trước hết phải xây dựng được các giá trị tích cực và có niềm tin vào những gì chúng ta xây dựng nên. Nghiên cứu cho thấy, cách thức suy nghĩ của người thành công và người thất bại rất khác nhau. Những người thành công luôn “muốn thành công” vì thế họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì để thành công, chịu trách nhiệm cho những gì xảy ra và cố gắng để thành công. Trong khi đó, những người thất bại “thích/ước được thành công”, do đó nếu không thànhh công cũng không có gì ghê gớm đối với họ, vì vậy, họ chỉ sẵn sàng làm những việc thích làm, biện hộ, đổ lỗi cho người khác, tự lừa dối bản thân. Những học sinh thất bại thường có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người trừ chính bản thân mình: thầy giảng bài nhàm chán, bài quá khó, tại bạn bè làm xao nhãng, cha mẹ không tạo điều kiện, hoặc tự lừa dối bản thân rằng mọi việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng thực chất mình cũng đã rất chăm chỉ…

Chúng ta phải tạo được giá trị của thành công trong học tập và tin rằng mình sẽ thành công. Ở đây, có thể vận dụng một số yếu tố tâm lí học để rèn luyện như tưởng tượng và điều khiển cảm xúc (ví dụ, hình dung tâm trạng của bản thân khi gặp thất bại, hình dung tâm trạng của bản thân khi thành công…).

 Làm chủ cảm xúc: Hành động tạo ra kết quả, nhưng cảm xúc thúc đẩy con người hành động. Tâm lí học đã chứng minh rằng, cảm xúc của con người là nguồn lực chính thúc đẩy hành động và cách ứng xử của chúng ta trong mọi thời điểm. Chúng ta cảm thấy như thế nào thì chúng ta làm như thế. Những cảm xúc tích cực thúc đẩy hành động mạnh mẽ (“hào hứng”, “đam mê”, “tự tin”, “phấn khởi”…). Ngược lại, những cảm xúc tiêu cực như “lo sợ”, “hồi hộp”, “căng thẳng”, “buồn phiền”, “mệt mỏi”… ngăn cản hành động đạt được mục tiêu. Những người luôn hành động nhất quán và thu được kết quả tốt đẹp là do họ lựa chọn để có được cảm xúc tích cực vì chúng cho phép họ tận dụng tối đa tiềm năng của bản thân.

 Chính chúng ta tạo ra cảm xúc của mình. Đó là vì, ở mỗi thời điểm nhất định, cảm xúc của con người do hai yếu tố quyết định là trạng thái cơ thể cách con người nhận thức về sự việc, hiện tượng xung quanh chúng ta.

Giải quyết vấn đề 4

Thời gian ít cũng là một vấn đề với sinh viên y khoa. Sáng học lâm sàng, chiều học lý thuyết, chiều tối đi học tiếng anh, tham gia hoạt động ngoại khoá, tối trực bệnh viện. Thể hiện rất rõ mỗi khi các bạn đi thi là “học không kịp” hay là “nhớ sơ sơ” và thậm chí “học như chưa học”.

Thực sự là cũng đúng, vì cơ thể chúng ta có trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn thể hiện bằng sơ đồ sau.

Bản chất con người là nếu không lên kế hoạch cho những việc quan trọng thì chúng ta sẽ luôn trì hoãn và không bao giờ bắt đầu được. Đó là vì chúng ta thường dễ bị lôi kéo và dành thời gian cho những công việc khác. Vì thế lên kế hoạch rất quan trọng, là trọng tâm của mọi lời khuyên về quản lí thời gian. Một thời gian biểu tốt là một công cụ linh hoạt khiến người sử dụng không có cảm giác thất bại nếu chẳng may vi phạm nó. Muốn thế, cần có sự vận dụng linh hoạt các yếu tố tâm sinh lí và các yếu tố tổ chức lao động khoa học vào việc xây dựng một thời gian biểu phù hợp, tức khả thi.

Để học tập tốt, chúng ta quản lý tốt thời gian của mình đặc biệt là quản lý thời gian ôn luyện.

  • Ôn lại sớm và ôn luyện thường xuyên. Việc lặp đi lặp lại nhiều lần một kích thích nào đó sẽ tạo thành mối liên hệ thần kinh bền vững trong não, từ đó để lại dấu vết sâu đậm trong trí óc ta.
  • Hiểu rõ mục đích ghi nhớ. Việc đề ra nhiệm vụ phải “nhớ lâu” có tác dụng rất lớn đối với trí nhớ.
  • Hoạt động tích cực và độc lập. Khi cá nhân tổ chức hoạt động tư duy tích cực và độc lập (tức là hoạt động đ i hỏi phải động não) sẽ làm tăng hiệu quả ghi nhớ. Điều này có nghĩa là, muốn ghi nhớ tốt nhất thì phải “làm” (vẽ hình, kẻ bảng, ghi chú…).
  • Hiểu rõ ý nghĩa nội dung cần ghi nhớ sẽ nâng cao tính toàn diện, tính chính xác và tính vững chắc của trí nhớ. Không ghi nhớ máy móc mà nên cố gắng tạo ra thật nhiều mối liên hệ bằng cách gán cho tài liệu học tập những ý nghĩa gần gũi.
  • Sắp xếp hợp lí số lượng tài liệu cần ghi nhớ phù hợp với bản thân (khả năng, thói quen, hứng thú…).
  • Tính chất của tài liệu ảnh hưởng đến việc ghi nhớ. Tài liệu càng trực quan, càng giàu hình tượng, giàu cảm xúc thì càng dễ nhớ và nhớ lâu.

Giải quyết vấn đề 5:

Chúng ta đều mong muốn sẽ hình thành một thói quen học tập, muốn đặt câu hỏi và tìm hiểu cặn kẽ vấn đề.

Mỗi người có tố chất khác nhau nên phong cách học khác nhau. Do vậy, bạn cần xác định xem mình có phong cách học như thế nào để lựa chọn cách học hiệu quả.

  • Active Learners (Người học Chủ Động)

Bạn cần dành nhiều thời gian hơn để tóm tắt tình hình, tự phân loại và sắp xếp thông tin đã có trước khi cùng tranh luận với mọi người.

  • Reflective Learners (Người học Thụ động, Trầm ngâm)

          Thường phong cách này là suy nghĩ quá nhiều khiến bạn e ngại, không bắt tay vào làm điều gì cả.

→ Vì vậy, khi cần  đưa ra quyết định, cần làm điều gì đó, bạn  hãy tham gia vào nhóm – quyết định khi có cơ hội và thử áp dụng kiến thức của mình vào thực tế nhiều hơn.

  • Sensory Learners (Người học bằng Giác quan)

Người học dựa vào các giác quan của mình, bạn có khuynh hướng yêu thích những thứ quen thuộc, tập trung vào những lập luận đã biết thay vì sáng tạo và tìm cách thích nghi với những tình huống mới.

→Hãy tìm kiếm, học hỏi các lý thuyết mới và áp dụng lý lẽ đã biết để chứng minh hoặc phủ định những lý thuyết này

  • Intuitive Learners (Người học bằng Trực giác, Cảm tính)

Là người thường tin vào trực giác của mình, bạn dễ dàng bỏ qua những chi tiết quan trọng; điều này dẫn đến các quyết định và cách giải quyết vấn đề thiếu khoa học, logic.

→ Hãy buộc bản thân mình tìm t i và ghi nhớ các thông tin để bào chữa hoặc phê phán những nguyên lý, quy trình bạn đang làm việc. Có lẽ, bạn nên sống chậm lại và chú ý những chi tiết mình thường lơ là, bỏ qua.

  • Visual Learners (Người học bằng Thị giác)

  Bạn đang tự đặt mình vào một vị trí vô cùng bất lợi khi chú ý những tin tức thể hiện qua hình ảnh, đồ thị hơn từ ngữ vì hiện tại, thông tin vẫn được ưu ái truyền tải bằng chữ viết hoặc ngôn ngữ nói hơn.

→ Hãy tập thói quen ghi chú và tận dụng những dịp giải thích với người khác để sử dụng ngôn từ.

  • Verbal Learners (Người học bằng Lời nói)

Thông tin được trình bày bằng sơ đồ, biểu đồ, bản phác thảo, v.v…. để dễ hiểu hơn.

→ Nếu bạn phát triển kỹ năng của mình trong lĩnh vực này, bạn có thể tiết kiệm thời gian miệt mài học tập một cách đáng kể. Khi ghi chép, dựa trên khái niệm, hãy nhóm các thông tin lại và thiết lập mối quan hệ trực quan với những mũi tên qua lại; bên cạnh đó, đừng quên dành thời gian tập vẽ bảng biểu, sơ đồ.

  • Sequential Learners (Người học theo Thứ tự)

Sau khi chia nhỏ vấn đề thành nhiều yếu tố, bạn thường nhanh chóng giải quyết chúng. Tưởng chừng là ưu điểm, điều này có thể không hiệu quả.

→ Hãy từ từ cân nhắc nguyên nhân khiến mình làm việc gì đó, nó liên quan như thế nào đến mục đích tổng thể. Hãy tự hỏi những hành động của mình, cuối cùng, có thể giải quyết được gì; nếu không tìm ra, hãy dừng lại và suy ngẫm về “bức tranh lớn”.

  • Global Learners (Người học Toàn thể)

Dễ dàng và nhanh chóng nắm được bức tranh toàn thể, bạn liều lĩnh khi muốn chạy trước khi có thể bước đi; bạn nhìn thấy những bước cần làm nhưng không suy nghĩ thêm về cách tối ưu nhất.

→ Để không bỏ sót những chi tiết quan trọng, hãy giải quyết vấn đề theo từng bước trước khi quyết định hoặc đưa ra kết luận.

Vì thế nhiều chuyên gia nước ngoài về phương pháp học tập đã nghiên cứu đề xuất những cách tổ chức tự học hiệu quả cho đối tượng là học sinh, sinh viên nhằm đưa ra các chỉ dẫn để sinh viên thực hiện nhằm quản lí tốt hơn việc học tập của bản thân. Chẳng hạn, “Phương pháp P.O.W.E.R” bao gồm 5 yếu tố cơ bản là:

  • Chuẩn bị/sửa soạn – Prepare (quá trình học tập chỉ thực sự bắt đầu khi sinh viên chuẩn bị tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan, chuẩn bị tâm thế…);
  • Tổ chức – Organize (người học biết tự sắp xếp việc học tập của mình một cách có mục đích và có hệ thống);
  • Làm việc – Work (học tập phải đi đôi với “làm việc” một cách có ý thức: lắng nghe, ghi chép, thảo luận, thực hành làm bài tập…);
  • Đánh giá – Evaluate (sinh viên phải biết tự đánh giá sản phẩm học tập của bản thân, là một hình thức phản tỉnh để ý thức được việc điều chỉnh để nâng cao trình độ);
  • Suy nghĩ lại/Lật lại vấn đề – Rethink (sinh viên biết nhìn nhận lại vấn đề đã nhận thức để có cách điều chỉnh phương pháp và điều kiện tự học). Cũng ở đây, c n có một việc làm rất có ý nghĩa là giải lao, giải trí, tiêu khiển (Recreate) đúng cách để phục hồi năng lượng thể chất và thần kinh đã mất trong quá trình học tập. Thứ tự nêu trên của các yếu tố cũng đồng thời là các bước của một quá trình tự học hiệu quả.

Giải quyết vấn đề 6

Cái này nó giống như cạm bẫy cuộc đời vậy.

  • Ngủ;
  • Buôn điện thoại;
  • Buôn chuyện với bạn bè;
  • Đi lượn phố;
  • Lên mạng (đọc báo, chát chít);
  • Chơi thể thao, đánh cờ; – Đi xem phim.

Thật sự mình cũng không biết giải quyết như thế nào về cái này. Bản thân mình cũng bị cám dỗ quá nhiều thứ nên không có lời khuyên gì cho các bạn. Bỏ cám dỗ này thì cám dỗ khác lại đến. Hy vọng có bạn nào có thể giúp được phần này thì mình cám ơn rất nhiều.  😅 😅 😅

IV. Lập kế hoạch học tập hiệu quả

Lập kế hoạch học tập là một trong những kỹ năng quan trọng nhằm giúp bạn chinh phục đỉnh cao tri thức.

Kinh nghiệm từ những người thành công cho thấy, các mục tiêu đặt ra phải đủ hấp dẫn để cá nhân có đủ động lực hành động một cách kiên trì. Đó là những mục tiêu lớn vượt xa khả năng hiện tại của cá nhân, song lại có thể làm cho cá nhân cảm thây phấn khích, hào hứng hành động. Trên thực tế, có nhiều người sau khi xác định mục tiêu rồi mà họ vẫn không muốn hành động bởi những mục tiêu họ vạch ra không đủ hấp dẫn họ.

  • Mục tiêu là động lực thúc đẩy cá nhân đi đến thành công, bởi vì:
  • Mục tiêu dẫn dắt cho những quyết định và hành động của cá nhân;
  • Mục tiêu thúc đẩy cá nhân hành động;
  • Mục tiêu giải phóng tiềm năng con người;
  • Tuy nhiên, nhiều người không có thói quen xác định mục tiêu bởi những lí do sau:
  • Thiếu tự tin vào bản thân;
  • Không tin vào sức mạnh của mục tiêu;      – Sợ thất bại, sợ bị xấu hổ.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh sức mạnh của mục tiêu đối với thành công của những người xác định rõ ràng cho mình những mục tiêu cụ thể và to lớn

Sau đây là một vài bí quyết mà bạn có thể tham khảo và thực hiện, chúng sẽ giúp đỡ bạn trên con đường lập kế hoạch học tập hiệu quả  

1. Vạch ra mục tiêu (ngắn hạn/dài hạn)

  • Chia mục tiêu lớn này thành những mục tiêu nhỏ để dễ hoàn thành vì có mục tiêu dài hạn và ngắn hạn.
  • Phân chia mục tiêu theo đúng lô-gíc
  • Mục tiêu của bạn rõ ràng và khả thi

Để thành công, một mục tiêu càng cụ thể và càng chi tiết càng hiệu quả vì rõ ràng, dễ thực hiện, dễ kiểm soát đánh giá. Vì thế mục tiêu cần được mô tả theo hướng có thể lượng hóa, ví dụ, “Tôi sẽ nghiên cứu tại thư viện 3 lần/tuần”, hoặc “Tôi sẽ bỏ tiết không quá 1 lần/học kì”. Mục tiêu phải có tính thách thức nhưng không được quá khó để thực hiện, tức là phải thực tế. Ví dụ, xác định và xây dựng áp phích mục tiêu trong học tập, cho sức khỏe.

Xác định mục tiêu là điều quan trọng trước hết, nhưng điều đó không đảm bảo rằng cá nhân sẽ thành công. Nếu mục tiêu không được hỗ trợ bằng những hành động vững chắc thì mục tiêu chỉ dừng lại ở ước mơ. Do đó, cần phải hành động mới đạt được mục tiêu; và để hành động, cá nhân cần tự thúc đẩy bản thân.

2. Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

+ Thử trả lời những câu hỏi để xác định ưu khuyết điểm của bản thân

+ Tham khảo ý kiến, đánh giá của bạn bè, người thân, các hoạt động xã hội, học tập để biết rõ bản thân hơn  3. Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu

+ Xác định tầm quan trọng từng công việc để ưu tiên thực hiện

+ Địa điểm thực hiện công việc

+ Thời gian thực hiện công việc

+ Thực hiện công việc với ai

+ Phương tiện/ dụng cụ thực hiện công việc

Mỗi người đều chỉ có 24 giờ/ngày, vì thế cần ưu tiên những việc giúp ta tiến đến gần mục tiêu hơn.

Mỗi ngày chúng ta đều phải thực hiện nhiều hoạt động khác nhau, trong đó có những hoạt động hướng đến mục tiêu (làm bài tập về nhà, chuẩn bị kiểm tra, hoàn thành những dự án khẩn cấp, tập thể dục, đọc sách trước giờ học, chuẩn bị học thi…) và những hoạt động không hướng đến mục tiêu (trả lời tin nhắn, xem tivi, trả lời thư điện tử, đi chơi, nấu cháo điện thoại, làm biếng…). Một số hoạt động không hướng đến mục tiêu cũng cần thiết để cá nhân giảm bớt căng thẳng trong công việc, thư giãn. Song, nếu dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động không hướng đến mục tiêu là sự lãng phí rất lớn. Việc phân phối quỹ thời gian một cách hợp lí cho các hoạt động ưu tiên là rất quan trọng để đạt tới thành công.

 Phân chia thời gian cho từng loại việc sao cho hợp lí là hết sức cần thiết. Những học sinh trung bình thường có khuynh hướng tập trung vào những việc khẩn cấp rất nhiều vì có quá nhiều việc loại này do tính lười biếng và thích trì hoãn. Kết quả là họ luôn cảm thấy quá bận rộn, đầu óc luôn căng thẳng, học tập kém hiệu quả và luôn nhận được kết quả kém. Cách làm là: cố gắng lên kế hoạch dành thật nhiều thời gian cho những công việc không khẩn cấp và phải tự động viên thực hiện hàng ngày.

4. Phương pháp thực hiện

+ Sách tham khảo, tài liệu, thư viện?

+ Chèn hình minh họa vào bài làm

+ Phương pháp đọc và ghi nhớ hiệu quả

+ Tóm tắt

5. Kiểm tra, điều chỉnh:

Nhìn lại kế hoạch, công việc xem có hợp lý chưa, đã xảy ra vấn đề

Thời gian biểu phải được cập nhật thường xuyên và dùng nó để phát triển những mục tiêu hàng ngày, có tính ưu tiên.

Nhưng, việc quan trọng tiếp theo là phải kiểm tra kế hoạch ngày mai vào mỗi buổi tối, gồm:

  • Định thời gian cụ thể cho từng việc trong ngày mai;
  • Bám sát thời gian biểu một cách kiên trì và có kỉ luật;
  • Điều chỉnh lại kế hoạch làm việc. Lên kế hoạch bằng bút chì, gạch bỏ những việc đã hoàn tất để tạo cảm giác thỏa mãn cho bản thân khi hoàn tất công việc dự định – ý nghĩa tác động tâm lí rất lớn.
  • Gạch bỏ những việc đã hoàn tất.

Tác giả: ThS.BS. Nguyễn Hồ Huy Hoàng

Advertisement

Giới thiệu nguyenhohuyhoang

Check Also

[VYPO] Chọn chuyên ngành gì? Vì sao mình chọn Nhi khoa?

Thực tế rất nhiều em sinh viên trong quá trình học và kể cả tốt …