[CHUYỆN NGÀNH Y] Nội trú ký sự

Rate this post

NỘI TRÚ KÝ SỰ

BS. Hung Truong

Tình cờ đọc được bài này trên Medscape hôm nay, tự nhiên liên tưởng vài chuyện cũ. Theo bài này, mỗi một năm trên nước Mỹ có khoảng 40000-80000 người chết vì chẩn đoán sai lầm của bác sĩ. Rõ ràng là bs ở đâu cũng là con người, mà con người là có sai lầm. Cho nên không phải bs Mỹ là phải giỏi, phải đúng. Không thể phủ nhận nền y tế của Mỹ tiến bộ vượt bậc, khoa học kỹ thuật tối tân, trường y chọn lựa khắt khe, sinh viên y khoa được đào tạo bài bản, kỹ lưỡng, nhân tài đầy dẫy. Nhưng chuyện gì cũng có mặt trái của nó, máy móc quá nhiều, xét nghiệm quá đầy đủ khiến người bs dễ dàng phụ thuộc vào nó mà quên đi những điều rất cơ bản và dễ làm nhất. Không dưới một lần tôi đã chứng kiến những bé sơ sinh phải nhập viện làm đủ xét nghiệm do đi cầu ra máu vì bác sĩ quên khám hậu môn nên không phát hiện được vết nứt nhỏ là thủ phạm của máu trong phân của bé.
Y khoa tiến bộ như vậy, làm cho bs đã lâu không gặp những trường hợp nặng hoặc phức tạp trở nên lúng túng thậm chí sai lầm khi gặp phải những ca khó nhai. Sẵn đây kể một ca như vậy cho anh chị em giải sầu.
Xin nói trước, những chuyện tui kể không phải có ý chê bai bs bên đây hay tự khen mình. Đây là những chuyện thật tui đã gặp phải nên mới dám kể, chứ không dám nói chuyện người khác. Có sao nói vậy thôi.

Một đêm nọ khi tui đang trực đêm trong bv, bên đây trực bao giờ cũng có một nội trú đàn anh năm 2-3 (là tui) cùng với một nội trú năm 1 đi theo đàn anh. Chuyện này buồn cười cái là lỡ gặp thằng đàn em nào cứng cựa là đàn anh lép vế như chơi. Gần nữa đêm thì cấp cứu gọi lên kêu hội chuần một ca sốt tiêu chảy, theo dõi nhiễm trùng huyết. Hai anh em lon ton đi xuống phòng cc, bé trai 2.5 tuổi sốt 3 ngày, tiêu chảy nhẹ và đau bụng, đã được khám hai lần ở phòng khám của Texas Tech University và chẩn đoán tiêu chảy siêu vi, hôm hay sốt cao và không bớt nên cho nhập viện. Hoàn cảnh bệnh nhân này khá thương tâm, ba ở tù, mẹ tâm thần nên ở với bà ngoại, bà ngoại già người Mễ không nói tiếng Anh nên phải dùng thông dịch. Thằng bé sốt cao, nằm lừ đừ, vẻ mặt nhiễm trùng nhiễm độc, khám bụng thì chướng, ấn bụng thì nhăn mặt. Tui khám trước rồi kêu thằng đàn em khám, xong tui hỏi nó mày nghĩ sao, nó lúng túng khoảng vài giây rồi nói tao nghĩ nó viêm họng. Tui cố gắng nín cười nhưng cuối cùng cũng phải phì cười, tôi kêu nó nhớ kỹ cái mặt này và cái bụng này, cái mặt này nhiễm trùng nhiễm độc, cái bụng này là bụng viêm phúc mạc, ở tuổi này thường gặp nhất là viêm ruột thừa vỡ. Tay mơ thì như vậy cũng thường thôi, mà tới ông bs cc mới dễ nóng. Ông bs cc bước vô chào hỏi xong, tui nói ca này đâu phải tiêu chảy gì, nó viêm phúc mạc nhiễm trùng huyết mà, chắc vỡ ruột thừa, tui đề nghị chụp CT khẩn và hội chuần ngoại khoa gấp. Ổng nói tỉnh bơ: vậy hả, tao chưa khám nó nữa. Tui nói thiệt lúc đó nóng máu mà phải nhịn vì mới là bs nội trú còn người ta là lính cựu rồi. Hai anh em viết vài dòng rồi trở lên khoa, đọc sách chút rồi nằm ngủ vì tối đó ế.
Đâu khoảng 4 giờ sáng, y tá gọi vô nói bác ơi có bệnh chuyển lên từ cc. Tui ngạc nhiên hỏi thì mới biết bệnh mình hội chuẩn hồi đầu hôm. Lật dật mở computer lên coi kết quả CT thì là viêm phúc mạc toàn ổ bụng với nhiều ổ mủ do viêm ruột thừa vỡ. Tui lầm bẩm chửi thề cha bs cấp cứu tại sao đưa ca này lên cho tui, ẩu tả. Tui chạy ra coi thử thằng nhỏ sốt cao 106F, lơ mơ, mạch 220 nhẹ, vô sốc rồi còn gì. Tui kêu y tá gọi hồi sức với phòng mổ để chuyển xuống, phòng mổ gọi lên nói bs ngoại nói 9 giờ mới vô. BS ngoại tối hôm đó là bs Meyer, sếp bộ môn ngoại nhi. Tui dòm đồng hồ mới có 5 giờ, tiếp tục lầm bầm chửi thề nữa. Cả đám bs y tá xúm lại lấy thêm đường truyền, bolus dịch, bơm kháng sinh, hạ sốt ì xèo. Tui dòm thằng nhỏ coi bộ để vầy không êm. Tui hỏi nhỏ y tá, em biết cách nào cho toàn bộ cái phòng mổ, hồi sức, bs ngoại nó chạy lên đây liền không? Y tá nói bác khởi động đội phản ứng nhanh đi (Rapid Response Team). Tôi gật đầu, chơi liền.
Đúng là phản ứng nhanh, 5 phút sau, phòng mổ, hồi sức, cc, y tá trưởng chạy lên ầm ầm. Thấy bệnh nặng, mọi người chạy ào ào, nữa tiếng sau nó vô phòng mổ, hai tiếng sau mổ xong. Sáng hôm sau, bs bộ môn gặp tui vỗ vai nói: tao nghe nói tối qua mày làm BS Meyer phải chạy vô nên ổng quạu lắm. Tui cười cười, nói thầm trong bụng: kệ tía ổng chứ.
Nó nằm hồi sức gần tuần lễ rồi trở lên khoa tui nằm lại đúng phòng cũ, ổ bụng nó mũ nhiều quá phải để hở đặt ống dẫn lưu. Nó nằm khoa tui 3 tuần nữa mới về. Mấy bữa sau mổ tui đi round với bs bộ môn, bà ngoại nó nói chuyện với bs bộ môn bằng tiếng Mễ, bs bộ môn quay sang bảo tui là bà ngoại nó cám ơn mày cứu mạng cháu của bà ấy. Tui ngạc nhiên vì tui toàn nói chuyện với bs bằng tiếng Anh chứ thực sự chưa có nói chuyện với bà vì mọi chuyện quá nhanh, ai dè bà hiểu được, làm tư nhiên cũng thấy vui vui.
Chút chuyện nghề ở xứ giãy chết, hy vọng không làm chán ace fb. Nhớ là ở đâu cũng đừng sợ hãi.

Advertisement

Having the wrong diagnosis is literally killing some 40,000 to 80,000 Americans a year, and that’s just in the hospital, according to a new coalition that is aiming to alert clinicians, patients, and health systems to their errors and to encourage them to find ways to be accurate and timely in determining what ails an individual.
“If you don’t have an accurate diagnosis, everything that happens afterwards is potentially wasted money, it’s potentially harmful — unnecessary side effects, unnecessary procedures — and meanwhile, the underlying problem is getting worse because it’s not being treated,” said Paul Epner, MBA, MEd, CEO and co-founder of the Society to Improve Diagnosis in Medicine (SIDM), which is spearheading the effort.

 

Giới thiệu Donny

Check Also

[Vypo] Từ tiếng anh chuyên ngành quay lại cơ bản

Tiếng Anh: từ chuyên ngành quay lại … cơ bản TS. Phạm Đức Hùng Nhiều …