[Chuyện ngành y] Tại sao Y học càng phát triển, chúng ta càng phải đối mặt với nhiều căn bệnh chết người

Rate this post
[Youtube] Tại sao Y học ngày càng phát triển, chúng ta càng phải đối mặt với nhiều căn bệnh chết người hơn?
————————-

Tôi là một bác sĩ. Ngày đầu tiên khi bước vào Viện Y Học, thầy giáo đã nói với tôi nghe một lý luận. Ông nói: “Y học chính là khoa học đi ngược lại quy luật tự nhiên, là chống lại sự tồn tại của nhân loại”. Tôi thế nào lại dấn thân vào cái công việc chống lại nhân loại thế này chứ. Mọi người đều đã biết thuyết tiến hóa của Darwin: “Không phải loài mạnh nhất sẽ sống sót, mà là loài thích ứng nhanh nhất với sự thay đổi”.

Dưới ảnh hưởng của tự nhiên, các loài sinh vật sẽ đào thải các cá thể già yếu bệnh tật và không thể sinh sôi nảy nở một cách bình thường trong quần thể, và chọn ra các gen ưu tú nhất, thích hợp để sinh tồn, nhưng y học lại làm những điều ngược lại. Già yếu, bệnh tật, chúng ta giúp họ hồi phục sức khỏe; không thể sinh sản, chúng ta giúp họ tạo ra một đứa con, và còn những người sinh ra đã tàn tật, chúng ta cũng cố gắng hết sức giúp họ chữa trị. Bởi vậy nên thầy giáo tôi nói rằng y học chính là khoa học đi ngược lại quy luật tự nhiên, phá vỡ sự cân bằng sinh vật, là hành động “làm trái ý trời” không đếm xỉa tới sự phát triển di truyền.

Nhưng quả thực là như vậy sao? Sự khác biệt lớn nhất giữa con người và các loại sinh vật khác chính là con người ngoài những lựa chọn tự nhiên ra thì chúng ta có tri thức, chúng ta có quyền chủ động lựa chọn. Sự tiến hóa của nhân loại không chỉ là thích ứng với môi trường mà nhiều hơn nữa là chúng ta có thể thay đổi môi trường. Lấy một ví dụ đơn giản nhất về nhiệt độ môi trường, nếu lạnh chúng ta mở máy sưởi, nếu nóng chúng ta bật điều hòa. Khám bệnh cũng như thế, ho thì chúng ta uống thuốc chữa ho, sốt thì uống thuốc hạ sốt. Vậy nên y học chỉ là một trong rất nhiều những công cụ để thay đổi hoàn cảnh mà thôi chứ làm gì có chuyện chống lại nhân loại được? Thế nhưng hiện tại có một sự thật rằng y học ngày càng phát triển, chúng ta càng phải đối mặt với nhiều bệnh tật, nhiều căn bệnh chết người hơn. Công cụ đáng lẽ phải giúp chúng ta tạo nên một môi trường không còn bệnh tật chứ? Tại sao ngược lại lại đem đến càng nhiều bệnh tật hơn?

Muốn trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần xem lại bản chất của y học. Trong xã hội nguyên thủy đầu tiên không có bác sĩ cũng chẳng có y học, vậy bị bệnh thì ai là người phụ trách? Thầy mo trong bộ lạc? Bởi vậy trong nhận thức của con người thời đó, nỗi thống khổ do bệnh tật gây ra là do ông trời ban xuống để trừng phạt bản thân mình. Muốn thoát khỏi sự thống khổ này chỉ có cách cầu mong sự giúp đỡ từ các vị thần hoặc những người có khả năng truyền đạt đến đến những vị thần ấy. Bất kể là thầy mo của phương Đông hay giáo hội của phương Tây, họ đều cho người bệnh thuốc hoặc làm các nghi lễ bái tế để thoát khỏi sự đau đớn của bệnh tật, đồng thời nhất định cũng sẽ làm một việc rất quan trọng đó là khiến con người suy ngẫm lại những tội lỗi của bản thân và sám hối. Bởi vậy tổng kết lại, muốn thoát khỏi sự thống khổ do bệnh tật gây ra thì cần phải tiết chế hành vi của mình.

Cùng với sự phát triển của xã hội, sự phát triển to lớn của khoa học tự nhiên đã giúp đỡ chúng ta có nhiều công cụ và phương pháp khi phải đối mặt với nhiều căn bệnh. Nhưng cũng chính do những công cụ bảo hộ tương đối hoàn thiện ấy lại khiến chúng ta trở thành “con ếch nằm trong suối nước nóng”, bởi vì chúng ta không còn đi hỏi tại sao chúng ta lại mặc phải căn bệnh ấy nữa. Chúng ta chỉ biết, bị bệnh thì đi tìm bác sĩ, họ nhất định giúp chúng ta chữa khỏi.

Tôi có một bệnh nhân đến nội soi đại tràng, phát hiện bị Polyp Trực tràng. Đây là một khối lành tính có khả năng chuyển biến thành ác tính. Thực tế vấn đề không lớn lắm, chỉ cần ăn uống lành mạnh, hạn chế rượu, thuốc lá, kiểm tra định kì sau khi cắt bỏ khối u thì sẽ không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng anh ta lại không nghĩ như vậy. Bệnh nhân của tôi nghĩ rằng hiện nay y học phát triển như vậy, một “cục thịt” nhỏ xíu như thế nhất định sẽ chữa được. Thế là anh ta tiếp tục thói quen sống không lành mạnh của mình. Một năm… chỉ trong vòng một năm liền chuyển biến xấu thành ung thư trực tràng, tiếp đó di căn lên gan, rất nhanh sau đó người không còn nữa. Tôi muốn nói, nếu hiện nay y học vẫn ở trong cái thời kì lạc hậu đến một khối u trực tràng lành tính của có thể lấy mạng người thì liệu anh ta còn dám làm khổ chính bản thân mình như vậy nữa không?

Khi chúng ta phát minh ra thuốc kháng sinh, toàn nhân loại đều vì thế mà vui mừng đến phát điên. Bởi vì quá nhiều bệnh truyền nhiễm không thể khống chế đều được chúng ta chữa khỏi rồi. Nhưng chỉ sau vài thập kỉ ngắn ngủi, chúng ta lại phải dùng đến luật pháp để quy định lại việc sử dụng loại thuốc này, ngăn chặn việc lạm dụng sử dụng kháng sinh để khôi phục khả năng tự miễn dịch của con người. Bởi vậy nên mới nói y học chống đối lại nhân loại. Vậy thì trong sự phát triển nhanh chóng của y học, chúng ta đã làm mất đi sự tôn trọng nên có đối với sinh mạng và sự kiềm chế lại những tham vọng của bản thân. Tôi là một bác sĩ ung bướu, tôi có rất nhiều bệnh nhân ung thư phổi, bọn họ không dễ dàng gì mới vượt qua kì 3 năm sống sót, và sau đó lại cầm điếu thuốc lá lên… Họ nghĩ rằng không sao rồi, họ lại có thể tiếp tục làm tổn hại cơ thể của mình rồi. Nhưng bạn biết không, đợi đến khi khối u của họ tái phát và bệnh tình chuyển biến xấu, đến khi ấy, bác sĩ dù có giỏi đến cỡ nào cũng chỉ có thể nói với họ rằng:*** “Xin lỗi, chúng tôi đã cố hết sức rồi”.***

Advertisement

Bác sĩ, Y học chỉ có thể tạm thời giúp bạn đỡ đau đớn, các thiết bị, thuốc nhập khẩu cũng không thể trở thành “chiếc ô bảo hộ” cho bạn được, chỉ khi tôn trọng sinh mạng của mình, kiềm chế tham vọng của bản thân mới có thể khiến cho sinh mệnh của bạn an toàn và có giá trị hơn.

————————

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=6QuXEtxs4e4
Trans: Dịch Tiếng Trung Dạo


Nguồn: Cập nhật kiến thức Y khoa

 

Giới thiệu khanhlinh29

Mình là Khánh Linh, sinh viên Y khoa. Hi vọng những bài đăng của mình có thể giúp ích cho mọi người!

Check Also

[Vypo] Từ tiếng anh chuyên ngành quay lại cơ bản

Tiếng Anh: từ chuyên ngành quay lại … cơ bản TS. Phạm Đức Hùng Nhiều …