[COVID-19] Vaccine sẽ không khan hiếm

Rate this post
VACCINE SẼ KHÔNG KHAN HIẾM
Vaccine Covid-19 Việt Nam dưới 500.000 đồng một liều
Vaccine có nhiều thành phần rất phức tạp, đòi hỏi công nghệ rất cao, phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu; đại dịch càng làm cho năng suất vaccine không thể tăng nhanh.
🙏 🙏 🙏
Khi đại dịch COVID-19 xảy ra trên toàn cầu, một chiến dịch nghiên cứu vaccine thần tốc đến mức không tưởng và đã đạt được, tiếp đó là chiến dịch sản xuất vaccine với quy mô và tốc độ chưa từng có.
Nhưng sản xuất vaccine không giống như chế tạo ô tô.
Để sản xuất một chiếc ô tô, từng bộ phận được gia công theo mô hình, sau đó lắp ráp lại là xong. Nhưng vaccine thì không như vậy. Các thành phần của vaccine rất tinh vi và phức tạp, nó đòi hỏi phải sử dụng công nghệ rất cao, không có hãng dược phẩm nào đủ sức tạo ra toàn bộ nguyên liệu, mà đều phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu; chỉ cần một mắt xích trục trặc là cả dây chuyền bị ảnh hưởng.
Viện Huyết thanh Ấn Độ, là nhà sản xuất vaccine số 1 thế giới, nhưng đến thời điểm này vẫn đang rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu. Lí do, chính phủ Hoa Kỳ sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, Biden đã cấm xuất khẩu nguyên liệu để tăng năng lực sản xuất vaccine cho hãng Pfizer. Ấn Độ không thể nhập khẩu túi và bộ lọc từ Mỹ, dây chuyền sản xuất vaccine bị đình trệ nghiêm trọng.
Ngay như hãng Pfizer của Mỹ, kế hoạch ban đầu sản xuất 100 triệu liều vaccine trong năm 2020, nhưng vì thiếu nguyên liệu nên chỉ hoàn thành được một nửa.
Theo công bố của hãng AstraZeneca, quá trình sản xuất vaccine cần 20 đối tác cung ứng thuộc 15 quốc gia. Stephane Bancel, giám đốc điều hành Moderna từng nói rằng, trong dây chuyền vận hành chỉ cần thiếu hụt bất kì nguyên liệu nào, thì việc sản xuất vaccine sẽ bị đình trệ không thể cứu vãn. Pfizer, Moderna và Novavax đã từng bị rơi vào tình trạng thiếu túi nhựa để trộn thuốc. Các nhà sản xuất túi nhựa MilliporeSigma đã cố gắng hết sức để nâng cao năng lực sản xuất, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Ngay cả lọ đựng thuốc cũng thiếu. Moderna phải tăng 10 liều lên thành 14 liều mỗi lọ, Pfizer phải tăng 6 liều.
Vaccine khác với các vật tư y tế như khẩu trang, găng tay, máy thở cũng đã từng xảy ra tình trạng thiếu hụt, khó có thể tăng năng lực bằng cách sửa đổi dây chuyền. Sản xuất vaccine đòi hỏi một số lượng lớn các thiết bị chuyên nghiệp đắt tiền. Đại dịch bùng phát dữ dội, càng khó khăn hơn trong chuỗi cung ứng, tình trạng thiếu nguyên liệu sẽ không thể tránh khỏi.
✍ SẢN XUẤT VACCINE NHƯ THẾ NÀO?
Vaccine COVID-19 hiện nay được sản xuất theo 3 công nghệ: mRNA, vector adenovirus, virus bất hoạt.
👉 Vaccine công nghệ mRNA.
Dựa trên nguyên tắc mRNA mang thông tin di truyền của virus SARS-CoV-2, khi tiêm vào cơ thể đóng vai trò như kháng nguyên, mRNA xâm nhập tế bào, từ đó tổng hợp nên các kháng thể miễn dịch.
Đầu tiên, các nhà khoa học sử dụng trình tự gen của virus để tổng hợp nên mRNA nhân tạo, sau đó bọc nó lại bằng màng lipid theo công nghệ nano. Vaccine mRNA hoàn toàn tổng hợp. Khó khăn lớn nhất, đó là tực hiện các chuỗi phản ứng hoá học giữa vật liệu di truyền và enzym, việc tăng năng xuất sẽ không dễ dàng.
Công nghệ mRNA lần đầu tiên được ứng dụng sản xuất vaccine trên thế giới, nên kinh nghiệm chưa có, công nghệ tinh vi nên đòi hỏi công nhân phải nắm rất vững kiến thức. Để mở rộng quy mô sản xuất không dễ. Giáo sư Drew Weissman, người đồng hành cùng bà Kariko Katalin, cho biết việc sản xuất một lượng nhỏ mRNA trong phòng thí nghiệm không khó, nhưng chưa ai sản xuất ra hàng trăm triệu mRNA trước đó, chưa nói đến nhu cầu hàng tỉ.
Pfizer của Mỹ, BioNTech của Đức, Moderna của Canada là ba hãng duy nhất sản xuất vaccine theo công nghệ mRNA.
👉 Vaccine vector adenovirus.
Vector adenovirus tinh tinh tái tổ hợp và mất khả năng sao chép mã hóa glycoprotein Spike (S) của virus SARS-CoV-2, được sản xuất trong tế bào HEK293 đã biến đổi gen.
Adenovirus cô đặc bảo quản tạm thời trong môi trường đông lạnh âm 65 độ C, sau đó rã đông, pha loãng, đóng chai, thử nghiệm trước khi đưa ra thị trường; tổng thời gian mất khoảng 12 tuần, nên việc tăng năng suất cũng không dễ dàng.
Johnson & Johnson của Mỹ, AstraZeneca của Anh và Thuỵ Điển, Sputnik V của Nga, Cansino của Trung Quốc theo đuổi sản xuất vaccine theo công nghệ vector adenovirus.
Việt Nam cũng đang nghiên cứu vaccine theo công nghệ này.
👉 Vaccine bất hoạt virus.
Chỉ có Sinopharm của Trung Quốc sản xuất vaccine COVID-19 theo công nghệ virus SARS-CoV-2 bất hoạt.
Advertisement
Nguyên tắc virus sống nuôi cấy trong ống nghiệm, sau đó làm mất khả năng gây bệnh bằng tác nhân hoá học hay vật lí. Thời gian bất hoạt tương đối dài. Vấn đề an toàn sinh học trong quá trình sản xuất phải rất nghiêm ngặt, hơn nữa virus bất hoạt khả năng sinh kháng thể rất thấp, nên cần phải hỗ trợ bởi nhiều tá dược.
✍ ÁNH SÁNG CUỐI ĐƯỜNG HẦM
Thật may, Mỹ và châu Âu đang đẩy lùi dịch bệnh, bắt đầu thực hiện mở cửa. Chuỗi cung ứng toàn cầu, theo đó, khắc phục được tình trạng thiếu hụt nguyên liệu.
Pfizer đặt ra kế hoạch, đến tháng 12 năm 2020 sẽ cung cấp 100 triệu liều vaccine, năm 2021 sản xuất 1,3 tỉ liều. Nhưng khi dịch bùng phát dữ dội, nguồn cung nguyên liệu bị thiếu trầm trọng, năm 2020 Pfizer hoàn thành được một nửa với 50 triệu liều. Cả tháng 1 năm 2021 Pfizer chỉ sản xuất được 15 triệu liều. Nhưng tốc độ đã tăng kinh ngạc, Pfizer tự tin năm 2021 sẽ hoàn thành 2,5 tỉ liều vaccine, đủ cung cấp ra toàn cầu.
BioNTech mới đưa ra tuyên bố sẽ vượt chỉ tiêu, năm 2021 hãng này dự tính cung ứng 3 tỉ liều vaccine, so với 2,5 tỉ liều theo kế hoạch ban đầu.
Nếu sau mùa thu này, khi thời tiết trở lạnh và khô mà dịch bệnh không bùng phát ở Mỹ và châu Âu, thì có thể khẳng định thế giới sớm có đủ vaccine tiêm cho người dân.
Sẽ đến lúc Việt Nam chỉ cần xuống tiền là mua được vaccine!

Giới thiệu Thuha

Check Also

[Chia sẻ] Sỏi mật: Từ phòng ➠ Chữa bệnh

Sự hình thành sỏi mật liên quan mật thiết đến gan, túi mật, ống mật, …