ĐAU CƠ XƯƠNG TĂNG TRƯỞNG Ở TRẺ EM VÀ NHỮNG LƯU Ý

Rate this post

ĐAU CƠ XƯƠNG TĂNG TRƯỞNG Ở TRẺ EM VÀ NHỮNG LƯU Ý

     Các cơn đau nhức, đau mỏi ở tay chân ở trẻ em. Theo thống kê khoảng 40% trẻ em trong quá trình phát triển có những cơn đau này. Các cơn đau thường ảnh hưởng đến cả hai chân và xảy ra vào ban đêm. Độ tuổi thường xảy ra ở trẻ em bắt đầu từ 3 tuổi và kéo dài đến độ tuổi dậy thì từ 3 đến 12 tuổi. Những cơn đau này xảy ra như nhau ở cả hai giới. Khi trẻ qua tuổi dậy thì những cơn đau này sẽ tự hết. Cho đến này khoa học chưa chứng minh được nguyên nhân gây ra chứng đau tăng trưởng này và cũng chưa có chứng mình về việc sự lớn lên gây là chứng đau này.
     CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Những dấu hiệu và triệu chứng của đau cơ xương tăng trưởng?
     Triệu chứng chủ yếu xảy ra ở chân của trẻ (ống chân, bắp chân, đùi hoặc phần sau đầu gối) và ảnh hưởng đến cả hai bên cơ thể trẻ. Cơn đau xuất hiện vào cuối ngày hoặc ban đêm, thường làm trẻ thức giấc. Đến sáng trẻ trở lại bình thường và không có di chứng gì để lại. Cơn đau thường sẽ xuất hiện vào những ngày tăng cường hoạt động thể chất.
Những đau cơ xương tăng trưởng được cảm thấy như thế nào?
     Mỗi đứa trẻ sẽ cảm thấy các triệu chứng cơn đau tăng trưởng khác nhau. Thông thường, trẻ sẽ cảm thấy đau chuột rút, mỏi tê hoặc đau nhức ở 2 chân. Mức độ đau có thể nhẹ đến rất nặng. Một số trẻ cảm thấy đau ngày càng tăng trong vài phút và những trẻ khác cảm thấy đau trong vài giờ. Các cơn đau cơ xương tăng trưởng có thể không liên tục, khoảng thời gian không đau từ vài ngày đến vài tháng. Ở một số trẻ, cơn đau có thể xảy ra hàng ngày.
Nguyên nhân nào gây ra các cơn đau cơ xương tăng trưởng?
     Như đã nói ở trên đến nay nguyên nhân gây ra cơn đau cơ xương tăng trưởng và chưa có chứng minh cho thấy sự lớn lên của trẻ gây ra các triệu chứng này. Có một số giả thuyết được đưa ra:
+ Các nhà nghiên cứu tin rằng hoạt động thể chất tăng lên tăng hoạt động cơ bắp của trẻ là nguyên nhân dẫn tới những cơn đau này.
+ Một số nghiên cứu cho thấy trẻ em bị đau cơ xương tăng trưởng có ngưỡng chịu đau thấp hơn. Những đứa trẻ này cũng dễ bị đau đầu và đau bụng hơn.
+ Nhiều trẻ em bị đau cơ xương tăng trưởng có các khớp rất linh hoạt (tăng khả năng vận động) hoặc chứng bàn chân bẹt và việc vận động có thể gây ra các cơn đau ngày càng tăng.
+ Một nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em bị đau cơ xương tăng trưởng do có sức khỏe xương kém do thiếu vitamin D.
CHẨN ĐOÁN
Làm thế nào để chẩn đoán đau cơ xương tăng trưởng?
     Không có xét nghiệm nào để chẩn đoán chứng đau cơ xương tăng trưởng. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào hỏi phụ huynh và trẻ những triệu chứng, cơn đau bắt đầu khi nào và trẻ đã làm gì vào ngày cơn đau bắt đầu. Nếu trẻ hoạt động nhiều trong ngày – chơi thể thao, tập thể dục, chạy hoặc nhảy – nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ có thể chẩn đoán những cơn đau cơ xương tăng trưởng. Hoạt động thể chất nhiều vào ban ngày có thể gây ra các cơn đau ngày càng tăng vào ban đêm.
     Các cơn đau phát triển thường xảy ra ở cả hai bên cơ thể của trẻ và biến mất vào buổi sáng. Nếu cơn đau của trẻ chỉ ở một bên cơ thể và/hoặc trẻ thức dậy với cơn đau hoặc cứng có thể các lý do khác gây ra.
Advertisement
     Có thể làm các xét nghiệm các chất dinh dưỡng ở trẻ như canxi, vitamin D, kẽm, Magie, sắt…và chụp tuổi xương để hỗ trợ chẩn đoán.
ĐIỀU TRỊ
Đau cơ xương tăng trưởng được điều trị như thế nào?
     Bác sĩ sẽ cho lời khuyên cho những cách phụ huynh có thể giúp trẻ kiểm soát cơn đau. Các lựa chọn điều trị có thể đề xuất bao gồm:
+ Nhẹ nhàng xoa bóp các khu vực bị đau.
+ Kéo căng cơ ở những vùng bị đau.
+ Chường nóng lên vùng bị đau.
+ Tăng cường hoạt động thể chất.
+ Mang nẹp chỉnh hình (lót giày) nếu trẻ có chứng bàn chân bẹt.
+ Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt protein, vitamin khoáng chất như canxi, vitamin D, Kẽm, Magie…
     Mặc dù mạng lại phiền toái cho trẻ, chứng đau cơ xương tăng trưởng không gây nguy hiểm. Hầu hết các trẻ sẽ hết các triệu chứng đau khi trẻ lớn.
Bác sĩ Phan Quốc Anh – Chuyên khoa Dinh Dưỡng.
Phone/Zalo 0786723258 Bác sĩ Dinh Dưỡng.
Có thể là hình ảnh về 1 người, trẻ em và đang ngồi
Tác giả: BS Phan Quốc Anh
Xin gửi lời cảm ơn đến BS Phan Quốc Anh đã đồng ý đăng tải bài viết lên Diễn đàn Y khoa.

 

Giới thiệu Vạn Việt Trường

Check Also

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 𝚃𝙷𝙴𝙾 𝟻 𝙲𝙷Ữ 𝙲Á𝙸

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 …