SGK ở Pháp dạy toán cho trẻ con thế này:
Hình 1: Bố mình là nhà vô địch. Bố mình ỉa rất nhanh. Mình đếm số bãi cứt mỗi lần bố đi ỉa: lần một là 2 bãi, lần hai là 3 bãi, lần ba là 5 bãi.
Hình 2: Thầy giáo đang đi về nhà. Trên đường, thầy đột nhiên buồn ỉa. Vì thầy không nhịn được, thầy lôi ra cái túi nilon. Trong túi đã có 9 bãi từ trước đó.
Thầy giáo lần này ỉa thêm 4 bãi mới.
Câu 1: Bây giờ trong túi có bao nhiêu bãi cứt?
Hình 3: Trên bãi cát có sẵn 5 bãi cứt. Thầy hiệu trưởng ỉa thêm 3 bãi. Và bây giờ có tổng cộng bao nhiêu bãi?
Hình ảnh minh hoạ tôi để ở cmts đầu tiên.
Buổi chiều đi làm về, thấy con trai rất buồn, ngồi thu lu trong bóng tối. Cô giáo nhắn tin một điểm thi học kì của con không đạt như ý. Tôi đã hiểu lí do, nên bữa ăn động viên con, rằng xưa nay chưa bao giờ bố đánh con, mắng con cũng không, ngay cả khi con bị điểm thấp; vậy tại sao con phải buồn chán như vậy?
Con trai trả lời: Thà bố cứ cầm roi đánh con mấy cái, chắc là con không sợ, vì con đã học võ nên chịu được đòn. Nhưng con sợ nhất một câu nói của bố…
“HĐ làm thế bố rất buồn!”
Từ bé đến giờ, mỗi lần con tôi phạm lỗi, chỉ đúng một câu này thôi, nó là câu thần chú mà những đứa con tôi rất sợ; chứ tôi đâu cần đòn roi.
Để giúp con thoát khỏi tâm trạng buồn chán, tôi đưa con xem ba hình ảnh SGK ở Pháp dạy học sinh làm toán, cô nhà báo Phạm Nữ Xử đăng lên Facebook. Con xem xong, thấy buồn cười, vui vẻ hào hứng hẳn lên. Con nói rằng, SGK ở Việt Nam mà viết như thế này, thì người ta xiên lên rồi nướng vào bếp lửa, giống như con cá dự đoán tỉ số các trận bóng đá AFF Cup trên ti vi.
Câu chuyện cô Nữ Xử rất đáng suy nghĩ.
Ở các nước, dạy lớp 1 toàn giáo sư, các lớp bé của bậc tiểu học thường là các giáo sư hoặc những thầy cô giáo già mới được dạy.
Tôi đã dự bài học đầu tiên của lớp 1 ở Thuỵ Điển.
Cô giáo là một giáo sư có tuổi, kinh nghiệm nhiều năm, cô được phân công dạy buổi đầu tiên cho lớp 1.
Vào lớp, cô giải thích rằng, hôm nay các em bắt đầu bước vào một chu kì học tập thực sự, cô nghĩ rằng sẽ có rất nhiều điều thú vị chờ các em ở phía trước.
Buổi học này cô muốn các em cùng khám phá một câu chuyện.
Có một con chuột suốt ngày ở trong hang, một lần nó thò đầu ra khỏi hang, thì có một bãi cứt rơi vào đầu nó.
Con chuột rất tò mò.
Nó muốn biết con vật nào đã ỉa vào đầu nó, nên chuột quyết định đi tìm, phải tìm cho ra con vật ỉa vào đầu mình.
Gặp bác bò chuột hỏi: “Bác bò ơi, bác có ỉa vào đầu cháu không, phân của bác thế nào?”
Bác bò nói cho chuột hiểu, rằng khi nằm trong bụng mẹ, bác sĩ đến tiêm vaccine phòng các bệnh truyền nhiễm đủ ba mũi. Bác sĩ khám thai có siêu âm ba lần, lại còn xét nghiệm máu nữa, khám sức khoẻ toàn thân cho bò mẹ, kết quả bình thường.
Lúc bò mẹ sinh, có bác sĩ đỡ đẻ, có sổ y bạ, có căn cước công dân của loài bò, thêm vào cả bìa hộ khẩu gia đình nhà bò nữa.
Ông chủ rất tốt bụng, làm theo đúng yêu cầu của chính quyền, đó là bố trí chuồng trại sạch sẽ thoáng mát cho bò ở, có bãi cỏ đảm bảo an toàn vệ sinh để bò ăn, có nước vô trùng cho bò uống, có khu vui chơi giải trí và có hồ nước tắm đầy đủ.
Mỗi lần bò ốm, được bác sĩ đến khám cẩn thận, kệ đơn thuốc, ghi đầy đủ vào sổ y bạ.
Vì bò ăn cỏ và nhai rơm, nên cứt bò rất to, mùi hăng hắc chứ không thối khẳn như cứt người. Ấn Độ nền văn hoá coi bò là vị thần. Vì thế mà cứt bò quý lắm, người ta hít hà, trẫm mình trong một hố cứt bò là niềm hạnh phúc tột cùng với niềm tin mãnh liệt. Những quốc gia phương Đông như Trung Quốc hay Việt Nam, người nông dân dùng cứt bò bón ruộng, nhưng họ cũng dùng cứt bò xây tường nhà rất tốt, nhà làm bằng cứt bò mát về mùa hè và ấm về mùa đông, chống được ruồi muỗi và côn trùng.
Tóm lại bác bò không ỉa vào đầu chuột.
Cứ thế, chuột đi gặp bác chó, bác mèo, bác heo, bác hươu nai các kiểu, ai cũng giải thích cho hiểu tường tận về cứt của mình.
Kể xong cô hỏi học sinh có thích không?
Học sinh hào hứng, nói rằng rất thích, câu chuyện rất hay, rất có ý nghĩa. Từ cuối lớp, cô giáo cầm viên phấn trắng, tiến lên phía trước và viết chữ CỨT lên bảng đen, cô cẩn thận nắn nót, viết thật đẹp rồi quay xuống lớp giảng giả.
Hôm nay các em được học chữ CỨT.
Rồi cô giáo giải thích, việc học của các em cũng vậy, chúng ta cùng tìm hiểu từ những điều đơn giản nhất, cho đến những thứ cao siêu nhất như vũ trụ bao la. Vậy bây giờ, chúng ta sẽ đóng vai chú chuột, ra khỏi lớp học này và tìm đến thế giới tự nhiên, cùng khám phá rất nhiều những điều bí ẩn trong đó.
Cô chia học sinh thành các nhóm ba em, quá trình đi tìm hiểu, mỗi em ghi nhận một điều, sau đó thảo luận trong nhóm. Buổi chiều các nhóm thay nhau thuyết trình về chủ đề mình ghi nhận được, các nhóm khác phát biểu ý kiến, tranh luận, bổ sung cho nhau xung quanh chữ CỨT.
Tóm lại tư bản dạy học sinh rất buồn cười!
Tôi đã từng xin phép được dự xem những lớp học mẫu giáo, tiểu học, trung học và đại học ở các nước. Tôi đến nhà họ ở, xem các em học sinh học, đọc sách giáo khoa của các em.
Điều tôi cảm nhận thấy là chúng ta và họ dạy học cách nhau quá xa.
Lần hội trường cấp 3, lớp tôi có nhiều người là giáo viên, nên nhận làm thư viện cho trường. Khi đó tôi có ý kiến rằng, bằng cách nào đó mua được những bộ sách giáo khoa của học sinh phổ thông ở Hà Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Thuỵ Sỹ, Singapore, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Thư viện có những cuốn sách đó, tôi tin chắc rằng quan điểm của các thầy cô, của học sinh, sẽ thay đổi căn bản.
Nhưng ý kiến của tôi không một ai quan tâm.
Mọi người đi ra Tràng Tiền, mua đủ các sách ngoại ngữ, sách học thêm, sách hướng dẫn làm văn mẫu, sách mẹo giải toán, sách hướng dẫn các thủ thuật kĩ năng làm bài thi đạt điểm cao, sách dạy các dạng bài để có phương pháp giải.
Tôi đi một số quốc gia châu Âu, lùng sục tất cả các hiệu sách lớn nhỏ trong những thành phố tôi đến, chẳng ở đâu có những cuốn sách học thêm, hoàn toàn không có. Tôi hỏi nhiều học sinh, các em rất ngạc nhiên với những kiểu sách văn mẫu, sách dạy mẹo giải toán lí hoá, ở đó không hề có.
Nhưng khối lượng kiến thức học sinh phương Tây học thì rất nhiều, các em học như chơi nhưng lượng kiến thức khổng lồ và rất sâu, chúng ta không sao so nổi. Họ không có những lớp luyện thi học sinh giỏi, mà các em có năng khiếu và thích thì tự học, thầy sẽ chỉ cho con đường để học. Chính vì thế, nền tảng kiến thức của học sinh phương Tây cực kì vững vàng, trong khi học sinh chúng ta chỉ học để thi lấy điểm, xong rồi quên luôn chẳng ứng dụng được điều gì.
Ngay như quốc gia gần chúng ta là Singapore, học sinh cuối cấp 2, các em đã làm được robot ứng dụng thực tiễn, viết được phần mềm bán kiếm tiền. Muốn lập trình được như vậy thì kiến thức toán học các em phải rất giỏi. Trong khi các phần mềm ở ta, như phần mềm ứng dụng trong y tế, tôi sử dụng chưa thấy phần mềm nào đạt yêu cầu, nó không thông minh, bởi vì người viết phần mềm không có kiến thức toán học nên không thể tạo ra những thuật toán tối ưu.
Nghề y cũng vậy thôi, bác sĩ khám chữa bệnh hay chống dịch, nếu không sử dụng toán lí hoá sinh văn học và sử vào khám chữa bệnh, thì bác sĩ đó rất khó để thành thầy thuốc thực sự, để làm thầy thuốc giỏi thì càng khó.
Theo tôi giáo dục là chìa khoá để cải cách xã hội!