Đẻ không đau – có thực sự hiệu quả ?

Rate this post

Giảm đau trong chuyển dạ

💥“Đau như đau đẻ” là câu nói dân gian mà ông bà ta hay dùng để nói về quá trình chuyển dạ sinh.

💥Bạn có biết giai đoạn đầu của chuyển dạ, các cơn co thắt tử cung tạo nên các kích thích từ đoạn dưới tử cung và cổ tử cung, theo nơ-ron thần kinh hướng tâm về thân tế bào thần kinh nằm trong các hạch cạnh gốc từ D10-L1, gây ra cảm giác đau cấp của phủ tạng từ tử cung và cổ tử cung, lan tự nhiên và khó định vị . Giai đoạn hai của chuyển dạ, cảm giác đau từ cổ tử cung bị giãn, từ phần trên âm đạo được dẫn truyền qua các sợi hướng tâm của thần kinh tạng-chậu hông về S2-S3-S4. Cảm giác đau từ phần dưới âm đạo và đáy chậu truyền theo sợi hướng tâm của thần kinh thẹn về S2-S3-S4. Cảm giác đau ở giai đoạn này rõ ràng hơn được thể hiện bằng cơn đau giữa rốn và xương vệ, đi ra sau lưng, ở phía trên xương cùng, đạt cường độ tối đa khi thai nhi di chuyển vào xương chậu của người mẹ, đa số sản phụ cảm thấy đau dữ dội hoặc không thể chịu đựng nổi.


✍️Đau như vậy làm sao để sản phụ chịu đựng quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn?

👉Và kỹ thuật “giảm đau trong chuyển dạ” bằng phương pháp “gây tê ngoài màng cứng” đã ra đời, giúp cho sản phụ giảm đau hiệu quả trong quá trình chuyển dạ, được thực hiện và theo dõi sát sao bởi bác sĩ gây mê hồi sức có kinh nghiệm.

👉Áp dụng cho những sản phụ có chỉ định đẻ thường, để giảm đau cho sản phụ trong chuyển dạ khi có nhu cầu.

💥Vậy “giảm đau trong chuyển dạ” thực hiện khi nào?
• Các nghiên cứu so sánh giữa tê ngoài màng cứng trước (sớm) và sau (muộn) khi cổ tử cung mở 4cm, cho thấy không có khác biệt về tỷ lệ mổ lấy thai, tỷ lệ lấy thai bằng dụng cụ hay kết quả chung của cuộc chuyển dạ. Có thể đặt catheter NMC vào bất cứ thời điểm nào sau khi đã có chuyển dạ thực sự, theo yêu cầu của sản phụ, không căn cứ vào mức độ mở cổ tử cung .

• Các sản phụ có tình trạng bệnh lý kèm theo nên đặt sớm hơn.

• Nếu cổ tử cung đã mở lớn >6-8cm, đặc biệt là con dạ, cần tham vấn ý kiến của bác sĩ sản khoa. Nếu tiên lượng sản phụ sẽ sổ thai trong vòng 30 phút, nên cân nhắc không gây tê NMC, nếu có thể thì chỉ nên gây tê TTS liều thấp tiêm liều duy nhất .

👉Gây tê ngoài màng cứng thực hiện bởi bác sỹ Gây mê hồi sức sẽ đặt một ống thông catheter rất nhỏ vào khoang bao bọc xung quanh tủy sống, gọi là khoang ngoài màng cứng ở cột sống lưng. Ống thông catheter này sau đó được dán cố định bằng băng keo dọc theo lưng về phía vai của sản phụ. Sản phụ sẽ được tiêm thuốc tê vào khoang. Thuốc gây tê sẽ được truyền liên tục qua ống thông này để ức chế dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn cơn đau.

👉 Dưới tác dụng của thuốc gây tê ngoài màng cứng, sản phụ sẽ giảm được khoảng 70% – 80% cơn đau.

👉 Giảm đau trong quá trình khâu phục hồi tầng sinh môn.

🌟Dễ nhận thấy rằng giảm đau trong đẻ không chỉ xoa dịu về thể xác mà còn nâng đỡ về tinh thần giúp sản phụ lấy lại cân bằng tâm, sinh lý, hợp tác tốt với nhân viên y tế trong quá trình chuyển dạ, thậm chí không còn cảm thấy ám ảnh về mặt tâm lý để sẵn sàng cho những lần sinh nở tiếp theo.

📌Tài liệu tham khảo:
Hướng dẫn thực hành gây tê ngoài màng cứng để giảm đau cho chuyển dạ của Hội Gây mê-Hồi sức Việt nam (VSA) năm 2019.

📌Câu hỏi:
1.Gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng đến thai nhi không/
2. Sau gây tê ngoài màng cứng, sản phụ thường đau lưng có phải do gây tê NMC không?

Advertisement

Giới thiệu LÊ THỊ KIỀU TRINH

Bác sĩ đa khoa tốt nghiệp trường Đại học Tây Nguyên. Hiện là một bác sĩ Sản khoa, luôn cố gắng đem những điều tốt nhất đến cho mẹ bầu và em bé.

Xem các bài tương tự

Hướng dẫn cách chăm sóc da sau peel

I. Khi nào nên lựa chọn peel da? Bạn nên lựa chọn peel da nếu đang đối …