[Điều Trị] Thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng

Rate this post

I. ĐẠI CƯƠNG:

Loét dạ dày – hành tá tràng là bệnh phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới. Ổ loét là do sự phá hủy một vùng có giới hạn nhỏ làm mất lớp niêm mạc dạ dày – hành tá tràng, có thể lan xuống lớp dưới niêm mạc, lớp cơ thậm trí đến lớp thanh mạc và có thể gây thủng. Thuật ngữ Peptic ulcer disease (PUD) được hiểu là loét dạ dày hoặc tá tràng hoặc cả hai. Vết loét ở dạ dày xảy ra nhiều gấp 4 lần ở tá tràng.

 

II. NGUYÊN NHÂN:

1.Mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố hủy hoại

Yếu tố hủy hoại                                                                                                      

  • HCl, pepsin, gastrin
  • Rượu, thuốc lá, cafe, chất cay
  • Thiếu máu niêm mạc dạ dày
  • Helicobacter pylori
  • Hồi lưu dạ dày- ruột
  • Kéo dài thời gian làm rỗng dạ dày
  • Thuốc: NSAID, corticoid, aspirin
  • Stress, chấn thương

Yếu tố bảo vệ

  •  Dịch nhầy,  HCO3-,
  • Lưu lượng máu đến nuôi dưỡng dạ dày.
  • Prostagladin ức chế trực tiếp lên tế bào thành làm giảm bài tiết HCl.
  • Yếu tố tăng trưởng biểu mô niêm mạc dạ dày

2.Hepicobacter pylori

  • Vi khuẩn tiết ra một loại enzyme là urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày nên có thể sinh sống và phát triển trong dạ dày người.

III. TRIỆU CHỨNG

IV. ĐIỀU TRỊ

– Mục tiêu của điều trị PUD là làm liền ổ loét, giảm đau và ngăn ngừa biến chứng do loét bao gồm
loại trừ các yếu tố nguy cơ gây loét và dùng thuốc chống loét.
– Nguyên tắc điều trị: không dùng phối hợp các thuốc cùng cơ chế, không dùng nhóm acid cùng lúc
với các thuốc khác. Điều trị nội khoa (chống loét, điều trị triệu chứng) là chủ yếu. Hiện tại, chỉ phẫu thuật
khi điều trị nội khoa mà không có kết quả.
– Nếu ổ loét nghi ung thư hoá: sau 1 tháng nội soi sinh thiết lại, nếu ổ loét không đỡ nên điều trị
ngoại khoa.
– Thời gian điều trị: 4 – 8 tuần/đợt điều trị. Có thể kéo dài tùy theo kết quả điều trị.
– Kiểm tra nội soi lại sau điều trị.
– Sau 8 tuần nếu không đỡ trên nội soi, nên nội soi nhuộm màu, siêu âm nội soi. Nếu nghi ngờ ung
thư hoặc ung thư nên phẫu thuật.

Các nhóm thuốc điều trị hiện nay:

1.Thuốc kháng acid (antacid)

  • Là các thuốc có chứa nhôm hoặc calci, magnesi hydroxit, nhóm này có tác dụng trung hoà acid
    không ảnh hưởng đến bài tiết dịch vị cũng như pepsin, 1-3 giờ sau bữa ăn và đi ngủ. Ví dụ: Maalox, Phosphalugel, Gastropulgite, Mylanta, ….

2. Thuốc kháng tiết Acid dịch vị

a. Nhóm ức chế thụ thể histamin H2

  • Ức chế tiết HCl bởi : histamin, gastrin, thức ăn,..
  • Làm giảm tiết [H+] dịch vị khoảng 50-70%
  • Hấp thu tốt
  • Đào thải qua nước tiểu ở dạng không chuyển hóa
  • Tương đối an toàn khi dùng lâu dài
  • Phản ứng hồi ứng –> tăng gastrin/ máu

Thuốc sử dụng hiện nay : Cimetidin, Ranitidin, Nizatidin, Famotidin,…

b.  Nhóm ức chế bơm proton (Proton Pump Inhibitors – PPI)

Thuốc ức chế H+/K+ – ATPase: dẫn chất benzimidazol

  • Dung nạp tốt
  • Giảm thải trừ phenyltoin, disulfiram
  • Giảm tiết acid –> giảm hấp thu : ketoconazol, ampicillin, ester, muối sắt.
  • Trị liệu dài hạn–> giảm hấp thu calci–> nguy cơ gây xương hông
  • Tăng gastrin máu

Thuốc sử dụng hiện nay: Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Rabeprazol ,Esomeprazol

c. Nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày :

  •  Sucrafat: bảo vệ tế bào bao bọc ổ loét, ngăn sự khuyếch tán ngược của ion H+, ức chế pepsin và
    hấp phụ muối mật: có tác dụng phòng loét cấp tính và làm lành loét mạn tính mà không ảnh hưởng tới
    bài tiết dịch vị và pepsin. Nên uống từ 30 phút đến 60 phút trước ăn.
  • Bismuth: vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng vừa có tác dụng diệt H.pylori.
  • Misoprostol: là đồng đẳng với prostaglandin E1
    có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày vì làm tăng bài
    tiết chất nhầy và bicarbonat đồng thời làm tăng dòng máu tới niêm mạc dạ dày – tá tràng. Hiện ít dùng do tác dụng phụ

d.   Các kháng sinh diệt H.pylori:

  • Amoxicillin: kháng thuốc ít
  • Metronidazol/tinidazol  hiện nay thuốc này bị kháng rất nhiều, sau khi uống bệnh nhân
    thường mệt.
  • Clarithromycin
  • Bismuth
  • Furazolidon: nitrofuran
  • Fluoroquinolones: Levofloxacin

Phác đồ khuyến cáo điều trị diệt tận gốc Helicobacter Pylori

  • Phác đồ điều trị kết hợp :Amoxicillin (1g) + clarithromycin (500 mg) + tinidazole (500mg)/metronidazole (500 mg) + PPI (mỗi liều PPI
    tương đương omeprazole40 mg) tất cả được uống 2lần/ngày trong 14 ngày
  • Phác đồ điều trị liên tiếp:
    Advertisement
     Amoxicillin (1 g) + PPI uống 2l /ngày trong 7 ngày, sau đó clarithromycin (500 mg)+ tinidazole (500 mg)/metronidazole (500 mg) + PPI (một liều PPI tương đương omeprazole40 mg) tất cả uống 2 lần/ngày trong 7 ngày (tổng cộng 14 ngày điều trị)
  • Phác đồ điều trị kết hợp và liên tiếp: Amoxicillin (1 g) + PPI 2l/ngày (một liều PPI tương
    đương omeprazole 40 mg) trong 7 ngày, tiếp theo là amoxicillin(1 g) + clarithromycin (500 mg) + tinidazole (500mg)/metronidazole (500 mg) cho thêm 7 ngày (tổng cộng 14 ngày)
  • Phác đồ 4 thuốc có kết hợp Bismuth: Bismuth lần 2 viên+ tetracyclin hydroclorid (500mg) uống 4 lần/ngày sau bữa ăn và trước khi đi ngủ (3 bữa ăn + 1 lần đi ngủ), uống thêm metronidazole / tinidazole (500 mg) 3lần/ ngày sau bữa ăn và PPI 2l/ngày trong 14 ngày
  • Phác đồ 4 thuốc có kết hợp Bismuth dạng KIT: PYLERA trong 14 ngày, thêm một b.i.d. PPI (một liều thuốc PPI tương đương omeprazole40mg)
  • Phác đồ 3 thuốc HP nhạy cảm với clarithromycin: Amoxicillin (1g) + clarithromycin (500 mg) + tinidazole (500 mg)/metronidazole (500 mg) +PPI tất cả được uống 2l/ngày trong 14 ngày(một liều PPI tương đương omeprazole 40 mg)
  • Phác đồ 3 thuốc HP nhạy cảm với fluoroquinolones: Levofloxacin 500 mg uống 1l/ngày + PPI +amoxicillin 1 g 2l/ngày trong 14 ngày (40 mg omeprazole equivalent per dose)

e. Kit thuốc điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng:

Bd. HAPYLMỗi vỉ có:

  • Clarithromycin 250 mg 2 viên
  • Secnidazole 500 mg 2 viên
  • Lansoprazol 30 mg 2 viên
  • Hộp 7 vỉ, mỗi ngày uống 1 vỉ

Bd. TROXIPE: H. pylori kit . Mỗi vỉ có:

  • Clarithromycin 250 mg 2 viên
  • Tinidazole 500 mg 2 viên
  • Pantoprazole 40 mg 2 viên
  • Hộp 7 vỉ, mỗi ngày uống 1 vỉ.

Nguồn: Hóa dược học

Giới thiệu Haunguyen

Check Also

[Nội tiết] Thuốc điều trị đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường là gì? Theo Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) 2017 “ …