[Giải phẫu số 15] Các động mạch cảnh

Rate this post

Mỗi bên cổ có một động mạch cảnh chung, chia đôi thành động mạch cảnh ngoài và động mạch cảnh trong : Động mạch cảnh trong cung cấp máu cho hầu hết các thành phần đựng trong | hộp sọ và ổ mắt. Động mạch cảnh ngoài cung cấp máu cho các phần còn lại của đầu và cổ.

ĐỘNG MẠCH CẢNH CHUNG

(a. carotis communis)

1. NGUYÊN ỦY VÀ TẬN CÙNG Động mạch cảnh chung trái phát xuất từ cung động mạch chủ. Động mạch cảnh chung

phải từ thân tay đầu (truncus brachiocephalicus) ở phía sau khớp ức đòn (H.16.3). Do đó, động mạch bên trái có thêm một đoạn ở ngực. Khi vào trong cổ, đường đi của hai động mạch giống nhau.

Động mạch cảnh chung phân đội ở ngang bờ trên sụn giáp (90,1%) ở người Việt Nam (tương đương đốt sống cổ C4), thành động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài (H.16.6). Ở người Việt Nam chiều dài động mạch cảnh chung phải là 93 mm và đường kính là 6,44 mm; chiều dài của động mạch cảnh chung trái là 123,5 mm và đường kính là 6,92 mm.

2. LIÊN QUAN Ở ĐOẠN CỔ (chung cho hai động mạch phải là trái).

Động mạch cảnh chung nằm trong một rãnh tạo bởi phía trong là cột sống cổ và các cơ cạnh sống, hầu, thực quản, thanh quản, khí quản. Phía ngoài là cơ ức đòn chũm và một vài cơ trên móng và dưới móng. Cơ ức đòn chũm là cơ tùy hành của động mạch cảnh chung vì bờ trước của cơ là mốc tìm động mạch (H.16.1).

Ở trong rãnh, động mạch cùng với tĩnh mạch cảnh trong và thần kinh lang thang nằm trong bao cảnh. Động mạch ở phía trong, tĩnh mạch nằm ngoài, thần kinh nằm ở góc nhị diện sau tạo bởi động mạch và tĩnh mạch. Thân giao cảm đi dọc phía sau động mạch nhưng nằm ngoài bao cảnh.

2.1. LIÊN QUAN TRONG (H.16.6).

Động mạch tựa vào thành bên của ống tiêu hóa và đường thở. Thực quản rộng khoảng 3 cm ngăn cách động mạch cảnh chung phải và trái ở nền cổ.

Hầu rộng gấp đôi thực quản ngăn cách động mạch cảnh trong phải và trái ở nơi các động mạch này đi vào ống cảnh ở nền sọ. Cho nên, các động mạch này càng lên cao càng xa nhau.

Bờ sau tuyến giáp thường len lỏi vào giữa động mạch cảnh chung và thực quản, khí quản hoặc thần kinh quặt ngược thanh quản, và đẩy động mạch ra phía ngoài.

Thần kinh thanh quản trên và hai nhánh tận của nó : nhánh ngoài và nhánh trong, nằm tựa vào thành hầu.

2.2. LIÊN QUAN SAU

Động mạch đi trước mỏm ngang các đốt sống cổ và đặc biệt là củ cảnh (tuberculum caroticum) của đốt sống cổ C6.

Bên dưới củ cảnh, động mạch liên quan với đoạn đầu của động mạch dưới đòn, động mạch và tĩnh mạch đốt sống. Động mạch giáp dưới và ống ngực (ductus thoracicus) hoặc ống bạch huyết phải (ductus lymphaticus dexter) (H.16.5) đi qua giữa bao cảnh và động mạch đốt sống. Bên phải, còn có thần kinh quặt ngược thanh quản phải (H.16.3).

2.3. LIÊN QUAN NGOÀI

Bên ngoài là tĩnh mạch cảnh trong, thần kinh lang thang, các nhánh tim của thần kinh lang thang, thân giao cảm và quai cổ.

3. LIÊN QUAN RIÊNG CỦA ĐỘNG MẠCH CẢNH CHUNG TRÁI Ở TRONG NGỰC (H.16.4).

Động mạch cảnh chung trái phát xuất từ cung động mạch chủ (arcus Cortae) ở phía sau thân tay đầu nên có thêm một đoạn ở trong ngực cần được mô tả ở đây. Động mạch đi lên phía sau tĩnh mạch tay đầu trái, tiếp xúc với phổi và màng phổi trái, thần kinh lang thang và thần kinh hoành. Tiếp theo, động mạch nghiêng về bên trái khí quản, đi phía trước ngoài thực quản và ống ngực, phía trước trong động mạch dưới đòn trái rồi đến phía sau khớp ức đòn trái.

4. CÁC NGÀNH

Động mạch cảnh chung không cho một nhánh bên nào trừ hai nhánh cùng là động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài.

ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG

(a. carotis inerna)

1. NGUYÊN ỦY VÀ TẬN CÙNG

Động mạch cảnh trong là một trong hai nhánh tận của động mạch cảnh chung bắt đầu từ bờ trên sụn giáp đi phía trên vùng cổ chui vào lỗ động mạch cảnh ở phía dưới xương đá rồi vào ống động mạch cảnh (canalis caroticus) ở trong xương đá và cuối cùng chui khỏi xương đá ở đỉnh xương để vào trong hộp sọ đi trong xoang tĩnh mạch hang và tận hết ở mỏm yên trước bằng cách chia thành bốn ngành cùng để cấp huyết cho não (H.16.7).

2. LIÊN QUAN

Vì đường đi như vậy, nên động mạch có ba đoạn liên quan : đoạn ngoài sọ (khoang hàm hầu), đoạn trong xương đá (ống cảnh) và đoạn trong sọ (xoang tĩnh mạch hang).

Ở đoạn ngoài sọ, động mạch ở phía trên cổ đi trong khoang hàm hầu, trước các cơ trước sống và các mỏm ngang đốt sống cổ và bốn dây thần kinh sọ cuối cùng, trong tĩnh mạch cảnh trong (H.16.8).

Trong ống cảnh (canalis caroticus), động mạch cảnh trong ngăn cách với hạch sinh ba ganglion trigeminale) bởi một lớp xơ của màng cứng. Động mạch chui vào trong sọ từ đỉnh xương đã đến lỗ rách (không xuyên qua mà lướt qua lỗ rách) và uốn cong lên trên đi vào hố sọ giữa, trong xoang tĩnh mạch hang. Ở đây động mạch đi vào một rãnh ở thành bên xương bướm, tạo nên một chỗ quặt thẳng góc và đi ngang hướng về mỏm yên trước. Tại đó động mạch rời khỏi xoang tĩnh mạch hang, hướng lên trên vào trong và ra sau tạo thành một góc nhọn ở bên dưới mỏm yên trước và thần kinh thị giác, rồi chia thành các nhánh tận. Trong xoang tĩnh mạch hang, động mạch liên hệ mật thiết với các thần kinh vận nhãn, thần kinh ròng rọc và thần kinh vận nhãn ngoài (H.27.5).

3. NHÁNH BÊN

Ở cổ, động mạch không cho nhánh bên. Ở trong xương đá động mạch cho các nhánh cảnh nhĩ (rami caroticotympanici) vào hòm nhĩ qua một lỗ nhỏ ở thành sau ống cảnh và cấp máu cho màng nhĩ.

Ở trong sọ, động mạch cho nhanh động mạch mắt a. opthalmica).

4. NHÁNH CÙNG

Động mạch cảnh trong cho bốn nhánh cùng là : Động mạch não trước (a. cerebri anterior), động mạch não giữa (a. cerebri media), động mạch thông sau (a. communicans posterior), và

động mạch mạch mạc trước (a. choroidea anterior), để tham gia vào việc tạo nên vòng động mạch não (circulus arteriosus cerebri).

ĐỘNG MẠCH CẢNH NGOÀI

(arteria carotis externa)

1. NGUYÊN ỦY VÀ TẬN CÙNG.

Động mạch cảnh ngoài đi từ bờ trên sụn giáp đến sau cổ hàm và tận hết ở đó bằng cách chia làm hai ngành cùng là động mạch hàm và động mạch thái dương nông (H.16.10).

2. LIÊN QUAN.

Ở chỗ xuất phát, động mạch cảnh ngoài nằm ở phía trước trong của động mạch cảnh trong, nhưng ngay sau đó hướng ra phía ngoài để đi vào tuyến mang tai. Động mạch đi trong hai vùng : vùng cổ và vùng mang tai. Hai vùng ngăn cách nhau bởi bụng sau cơ nhị thân. Ở vùng cổ động mạch đi trong tam giác cảnh và ngăn cách với động mạch cảnh trong bởi mỏm trâm, cơ trầm hầu, cơ trâm lưỡi, thần kinh lưỡi hầu, các nhánh hầu của thần kinh lang thang và một phần của tuyến mang tai. Bên ngoài hai động mạch này là bụng sau cơ hai thân, cơ trâm móng, thần kinh hạ thiệt, các tĩnh mạch lưỡi và tĩnh mạch mặt. Khi vào tuyến mang tai, động mạch cảnh ngoài đi qua phần sâu của tuyến, phía sau bờ sau ngành hàm, ở sâu hơn tĩnh mạch sau hàm và thần kinh mặt. Đến sau cổ hàm, động mạch cảnh ngoài cho hai nhánh cùng là động mạch thái dương năng và động mạch hàm.

3. NHÁNH BÊN (H.19.10)

Động mạch cảnh ngoài cho sáu nhánh bên là động mạch giáp trên, động mạch lưỡi, động mạch mặt, động mạch hầu lên, động mạch chẩm và động mạch tại sau (H.16.10).

3.1. ĐỘNG MẠCH GIÁP TRÊN (a. thyroidea superior). Phát sinh từ mặt trước động mạch cảnh ngoài, tựa vào cơ khít hầu dưới đến cực trên tuyến giáp, đi kèm với thần kinh thanh quản trên. Động mạch giáp trên cho nhanh dưới móng (ramus infrahysideus), nhánh ức đòn chũm (ramus sternocleidomastoideus), động mạch thanh quản trên (a. laryngea superior), nhánh nhẫn giáp (ramus cricothyroideus), và hai nhánh tận đến cực trên tuyến giáp là nhánh trước (ramus anterior) và nhánh sau (ramus posterior).

3.2. ĐỘNG MẠCH LƯỠI (a. lingualis) (H.16.10).

Phát sinh từ mặt trước động mạch cảnh ngoài tựa vào cơ khít hầu giữa, lộ trình uốn hình sin hướng lên trên và ra trước. Trong tam giác cổ, dây hạ thiệt chạy xuống dưới bắt chéo động mạch lưỡi lần đầu, ở sâu hơn bụng sau cơ hai thân và cơ trầm móng rồi đi vào tam giác dưới hàm (trigonum submandibulare) dưới cơ móng lưỡi. Nơi đây động mạch lưỡi lại bị dây hạ thiệt bắt chéo thêm lần nữa.

Động mạch lưỡi cho nhanh trên móng (ramus suprahysideus), động mạch dưới lưỡi (a. sublingualis), các nhánh lưng lưỡi (rami dorsales linguae) và động mạch lưỡi sâu (a. profunda linguae).

3.3. ĐỘNG MẠCH MẶT (a.facialis) (H.16.11).

Phát xuất từ mặt trước động mạch cảnh ngoài, tựa vào cơ khít hầu giữa và trên, sau đó hướng ra ngoài giữa bụng sau cơ hai thân, cơ trầm móng và tuyến nước bọt dưới hàm ở trong và cơ chân bướm trong ở ngoài. Tiếp theo, động mạch uốn theo bờ dưới thân xương hàm dưới để lên mặt tạo thành đường đi giống như chữ S nằm ngang. Động mạch mặt có thể chung thân với động mạch lưỡi, tạo thành thân lưỡi mặt (truncus linguofacialis) (26,4% ở người Việt Nam). Động mạch mặt cho các nhánh động mạch khẩu cái lên (a.palatina asecendens), nhánh hạnh nhân (ramus tonsillaris), động mạch dưới cằm (a. submentalis), các nhánh tuyến (rami glandulares), động mạch môi dưới (a.labialis inferior), động mạch môi trên (a. labialis superior) và tận cùng bằng động mạch góc (a.angularis) ở đầu trong mắt.

3.4. ĐỘNG MẠCH HẤU LÊN .(a. pharyngea ascendens).

Phát sinh từ chỗ phân đội của động mạch cảnh chung, đi lên nền sọ, tựa vào các cơ khít hầu dưới, giữa và trên. Bên ngoài động mạch hầu lên là động mạch cảnh trong.

Động mạch hầu lên cho các nhánh động mạch màng não sau (a.meningea posterior), các nhánh hầu (rami pharyngei) và động mạch nhĩ dưới (a. tympanica inferior).

3.5. ĐỘNG MẠCH CHẤM (a. occipitalis). Phát sinh từ mặt sau động mạch cảnh ngoài, hướng về phía mỏm chũm.

Động mạch chẩm cho các nhánh chũm (ramus mastoideus), nhánh tại (ramus auricularis), các nhánh ức đòn chũm (rami sternocleidomastoides), các nhánh chẩm (rami occipitales) và | nhánh xuống (ramus descendens).

3.6. ĐỘNG MẠCH TẠI SAU (a.auricularis posterior).

Phát sinh từ mặt sau động mạch cảnh ngoài, thường ngang với bờ trên bụng sau cơ hai thân, và đi theo bờ này lên mỏm chũm, qua sau tại đến da đầu. Động mạch đi kèm với thần kinh tại sau (n.auricularis posterior), nhánh của thần kinh mặt. 

Động mạch tại sao cho các nhánh động mạch trâm chũm (a. stylomastoidea), động mạch nhĩ sau (autympanica posterior), nhánh tại (ramus auricularis) và nhanh chẩm (ramus occipitalis)

4. CÁC NHÁNH CÙNG

Động mạch cảnh ngoài cho hai nhánh cùng là động mạch thái dương năng và động mạch hàm.

4.1. ĐỘNG MẠCH THÁI DƯƠNG NÔNG (a.temporalis superficialis).

Nằm bên trong tuyến mang tai, đi lên ngang qua rễ của mỏm gò má. Ở đây có thể bắt được nhịp đập của động mạch ngay trước tai.

Động mạch thái dương năng cho các nhánh mang tai (rami parotidei), động mạch ngang mặt (a.transversa faciei), các nhánh tại trước (rami auriculares anteriores), động mạch gò má ổ mắt (a.zygomaticoorbitalis), động mạch thái dương giữa (a. temporalis media), nhánh trán (ramus frontalis) và nhánh đỉnh (ramus parietalis).

4.2. ĐỘNG MẠCH HÀM (a. maxillaris) (H.16.12)

Phát xuất ở phía sau cổ hàm, động mạch hàm đi về phía trước, tiếp xúc với mặt trong cổ hàm. Tiếp theo, động mạch đi theo một đường đi khúc khuỷu ngang qua mặt ngoài (đôi khi mặt trong) cơ chân bướm ngoài, rồi đi vào hố chân bướm khẩu cái. Dựa vào cơ chân bướm ngoài, ta chia động mạch hàm làm ba đoạn : đoạn thứ nhất trước khi bắt ngang, đoạn thứ nhì bắt ngang, và đoạn thứ ba là đoạn sau khi bắt ngang qua cơ này. Các nhánh bên của đoạn thú nhất và đoạn thứ nhì đi cùng với thần kinh hàm dưới phân phối cho hàm dưới. Các nhánh bên của đoạn thứ ba cùng với thần kinh hàm trên cung cấp cho hàm trên.

Động mạch hàm cho các nhánh bên sau đây :

– Ở đoạn thứ nhất có động mạch tại sâu (a.auricularis profunda), động mạch nhĩ trước (a. tympanica anterior), động mạch huyệt răng dưới (a.alceolaris inferior), động mạch màng não giữa (a.meningea media) và nhánh màng não phụ (ramus meningeus accessorius).

– Ở đoạn thứ hai có động mạch cơ cắn (a.masseterica), các động mạch thái dương sâu (aa.temporales profundae), các nhánh chân bướm (rami pterygoidei), động mạch má (a.buccalis).

| – Ở đoạn thứ ba có động mạch huyệt răng trên sau (a.alceolaris superior posterior), động mạch huyệt răng trên trước a.alueolaris superior anterior), động mạch dưới ổ mắt (a.infraorbitalis), động mạch ống chân bướm (a.canalis pterygoidei), động mạch khẩu cái xuống (a.palating descendens), động mạch bướm khẩu cái (a.sphenopalatina), các động mạch mũi sau, mũi ngoài và vách mũi (aa.nasales posteriores, laterales et septi).

CÁC NGÀNH NỐI CỦA HỆ ĐỘNG MẠCH CẢNH

Trong ba động mạch của hệ cảnh thì có thể thắt được mạch cảnh chung và đặc biệt là động mạch cảnh ngoài. Còn động mạch cảnh trong thì không thắt được vì rất nguy hiểm cho sự cấp huyết của não.

Khi thắt động mạch cảnh chung, tuần hoàn phụ thành lập qua các nhánh sau :

Advertisement

– Ngoài sọ : giữa động mạch giáp trên (thuộc động mạch cảnh ngoài) và động mạch giáp dưới (thuộc động mạch dưới đòn).

– Trong sọ : động mạch đốt sống. . Khi thắt động mạch cảnh ngoài, tuần hoàn phụ thành lập qua các nhánh lớn của động mạch cảnh ngoài (các động mạch giáp trên, lưỡi, mặt và chẩm) nối với các nhánh tương đương của bên đối diện.

Động mạch cảnh ngoài thường được thắt ở bên trên động mạch giáp trên, chỗ động mạch cảnh chung phân đội ngay trên sụn giáp. Ở đây, động mạch cảnh ngoài phân biệt được với động mạch cảnh trong nhờ vào ba đặc điểm : ở trước hơn, ở trong hơn và có nhánh bên (đặc điểm này quan trọng nhất).

Hai trường hợp dị dạng đặc biệt được ghi nhận ở người Việt Nam là không có thân động mạch cảnh ngoài riêng biệt. Động mạch cảnh chung cho các nhánh bên như các nhánh của động mạch cảnh ngoài và sau đó có nhánh vào sọ làm nhiệm vụ của động mạch cảnh trong. Quan niệm thực hành cho rằng động mạch cảnh ngoài là động mạch có nhánh bên sẽ không còn đúng trong dị dạng này.

XOANG CẢNH VÀ TIỂU THỂ CẢNH

Ở tận cùng chỗ phân đội, động mạch cảnh chung có hai cấu trúc đặc biệt là xoang cảnh và tiểu thể cảnh (H.16.13).

1. XOANG CẢNH (sinus caroticus).

Phần cuối của động mạch cảnh chung phình ra khoảng 1 cm đường kính, gọi là xoang cảnh. Xoang cảnh đóng góp một phần trong cơ chế điều hòa huyết áp, Thành xoang co giãn nhiều, được phân phối bởi nhánh xoang cảnh của thần kinh thiệt hầu, dẫn truyền các xung động của các áp thụ cảm.

2. TIỂU THỂ CẢNH (glomus caroticum).

Là một nốt mỏng hình bầu dục hoặc tam giác, dài 5 – 7mm, rộng 2,5 – 4mm, thường nằm tại chỗ hoặc gần chỗ phân đội của động mạch cảnh chung, kế bên xoang cảnh. Tiểu thể cảnh màu xám nhạt hoặc nâu nhạt, được bọc trong một bao xơ hoặc bao ngoài của động mạch, chứa một mạng lưới nhỏ dạng xoang, phát xuất từ động mạch cảnh chung hoặc các nhánh của nó. Có từ hai đến năm sợi thần kinh đi vào cực trên của tiểu thể cảnh, thường là từ hạch cổ trên và thần kinh thiệt hầu, có thể có thần kinh lang thang và thần kinh hạ thiệt. Tiểu thể cảnh tác dụng như một hóa thụ cảm : các sợi cảm giác của thần kinh thiệt hầu đáp ứng với sự thay đổi nồng độ oxygen trong máu.

GIẢI PHẪU HỌC BỀ MẶT VÀ MỘT SỐ MỐC CỦA CÁC ĐỘNG MẠCH CẢNH

Đường đi của các động mạch ứng với đoạn thẳng xác định trên da bằng hai điểm. Một điểm là khớp ức đòn, một điểm khác ở giữa đỉnh mỏm chũm và góc hàm. Điểm này ngang với

Đường đi của các động mạch ứng với đoạn thẳng xác định trên da bằng hai điểm. Một | điểm là khớp ức đòn, một điểm khác ở giữa đỉnh mỏm chũm và góc hàm. Điểm này ngang với mỏm ngang đốt đội, ngay bên trong của dái tai. Đoạn thẳng nối hai điểm đi dọc theo bờ trước cơ ức đòn chũm.

Phần trên cùng của động mạch cảnh ngoài và động mạch cảnh trong đi đến một điểm phía sau cổ hàm. Động mạch cảnh chung bắt chéo cơ vai móng ngang mức sụn nhẫn và đốt sống cổ C5. Đây là vị trí để chèn động mạch nhằm mục đích cầm máu. Động mạch cảnh chung thường tách đôi ngang bờ trên sụn giáp, ở một điểm cách bờ dưới xương hàm dưới 3cm. Nhịp đập của động mạch cảnh chung và động mạch cảnh ngoài bắt được dọc theo bờ trước cơ ức đòn chũm. Động mạch giáp trên phát xuất bên dưới đầu sừng lớn xương móng. Các động mạch lưỡi và động mạch mặt phát xuất ở ngang mức hoặc ngay trên mức xương móng.

BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 – NGUYỄN QUANG QUYỀN

 

 

Giới thiệu BinhPhan

Check Also

[GIẢI PHẪU SỐ 22] THANH QUẢN

1. ĐẠI CƯƠNG Thanh quản (Carynx) là một cơ quan hình ống nối hầu (pharynx) …