[Guideline] Cơn đau quặn thận (renal colic pain): Tóm tắt và điều trị

Rate this post

CƠN ĐAU QUẶN THẬN: TÓM TẮT VÀ ĐIỀU TRỊ

Cơn đau quặn thận là triệu chứng hay gặp trong tiết niệu và cấp cứu nói chung. Triệu chứng là cơn đau đột ngột dữ dội vùng mạn sườn, thắt lưng và lan xuống vùng hạ vị. Nguyên nhân là tắc nghẽn niệu quản do sỏi hoặc hẹp niệu quản sau mổ, xạ trị, chèn ép từ tạng xung quanh. Trên lâm sàng, nhiều bệnh nhân được điều trị bằng thuốc giãn cơ như papaverin, buscopan … hoặc tự hết. Hôm nay chúng ta cùng review nhanh về cơ chế của cơn đau và cách quản lý nó nhé.
1. Cơ chế
Đau do sự căng và co thắt của thận và niệu quản do tắc nghẽn cấp tính. Một số trường hợp tắc nghẽn mạn tính và giãn lớn thì hầu như đau ít hoặc không đau. Tại sao lại vậy?
Cơn đau quặn thận gây ra do sự tăng áp lực ở đoạn niệu quản trên và đài bể thận dẫn đến: tăng co thắt và nhu động niệu quản, viêm tại chỗ, phù, kích thích. Hậu quả là các hoạt hoá các receptor nhận biết đau qua hoá chất (chemoreceptor) và căng giãn các đầu tận thần kinh ở lớp dưới niệu mạc. Đặc biệt quá trình này tăng tiết Prostaglandine E2 là chất gây đau. Do đó việc điều trị cơn đau quặn thận, thuốc đầu tay là NSAIDs.
Sỏi di chuyển thường gây tắc nghẽn không hoàn toàn và gây đau hơn sỏi tắc nghẽn không hoàn toàn. Lý do là tắc nghẽn hoàn toàn kích hoạt các cơ chế phản xạ, tự điều hoà, phù thận kẽ, trào ngược nước tiểu vào bạch huyết hoặc tĩnh mạch=> giảm áp lực bể thận=> ít đau hơn. Chụp CT lúc này có thể thấy hình ảnh viêm kẽ hoặc viêm quanh thận.
Trong 90 phút đầu tiên sau tắc nghẽn hoàn toàn niệu quản, tiểu động mạch đến giãn làm tăng lượng máu đến thận=> tăng bài niệu=> tăng áp lực đài bể thận=> càng đau mạnh.
TỪ 90 phút đến 5 tiếng sau tắc nghẽn, lượng máu đến thận giảm trong khi áp lực đài bể thận vẫn tăng. Sau 5 tiếng thì cả lượng máu đến thận và áp lực đài bể thận đều giảm nên bệnh nhân đỡ đau hơn. Điều này lý giải tại sau có những bệnh nhân không điều trị cơn đau cũng tự hết. Sau 72 tiếng thì thì lưu lượng máu tới thận giảm 50%, sau đó còn 30% sau 1 tuần, 20% sau 2 tuần, và chỉ còn 12% sau 8 tuần (thí nghiệm trên động vật). trong khi đó, áp lực đài bể thận ở mức bình thường và bể thận bắt đầu giãn. Việc giãn đài bể thận giúp giảm áp lực dù nược lượng tiểu tích tụ trên chỗ tắc tăng lên. Đó là lý do vì sao bệnh nhân thận giãn to mà không đau mấy. Đó cũng là lý do tại sao những trường hợp sỏi tắc nghẽn hoàn toàn dùng lợi tiểu đông y nếu sỏi không ra thì thận giãn rất nhanh. Khi cơ thế bảo vệ của cơ thể là giảm lợi tiểu để giảm tốc độ giãn thận thì việc lợi tiểu trong tắc nghẽn hoàn toàn lại càng làm giãn thận nhanh hơn (nếu sỏi không bị tống ra).
2. Điều trị cơn đau quặn thận
Điều trị đầu tay là giảm đau chống viêm nonsteroid vì nó làm giảm Prostaglandine E2. Diclofenac là 1 lựa chọn tốt, có tác dụng giảm đau nhanh trong vòng 30 phút nhưng thường không kéo dài.
Paracetamol tĩnh mạch: nếu chống chỉ đinh với NSAIDs hoặc NSAIDs không hiệu quả.
Opiods (morphine) chỉ nên dùng khi 2 thuốc trên không hiệu quả hoặc chống chỉ định
Các thuốc giãn cơ là không cần thiết.
Một số nghiên cứu nhỏ cho thấy dùng phối hợp Paracematol tĩnh mạch và NSAIDs cho hiệu quả tốt hơn dùng 1 thuốc.
https://www.medscape.com/…/what-is-the-pathophysiology…
https://www.nice.org.uk/…/ng118/documents/draft-guideline
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30146838/
Link bài viết: https://www.facebook.com/groups/ylamsang/permalink/1188583721587584/

Cảm ơn tác giả Đỗ Bảo Ngọc đã chia sẻ bài viết cho Diễn đàn Y Khoa!

Advertisement

Giới thiệu Quỳnh Mai

Check Also

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 𝚃𝙷𝙴𝙾 𝟻 𝙲𝙷Ữ 𝙲Á𝙸

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 …