I. Thận (chức năng tạo nước tiểu và chuyển hóa,nội tiết)
1.Chức năng tạo nước tiểu ở thận
– Bài tiết nước tiểu xảy ra ở nephron (mỗi nephron gồm 1 bó bao mạch bao bởi bao Bawman, ống thận)
– Một thận có khoảng 1 triệu nephron.
– Bài tiết nước tiểu gồm 2 quá trình: siêu lọc và tái hấp thu
a.Sự lọc của cầu thận
– Nhờ áp lực hiệu dụng (Pf).
P(f)= P(g) – ( Po + Pc)
Trong đó:
+ P(g) : áp lực thủy tĩnh trong cầu thận
+ P(o): áp suất keo
+ P(c ): áp lực thủy tĩnh trong bao bawman
– Mao mạch cầu thận cho nước và các phân tử nhỏ trong máu qua lại dễ dàng
– Màng mạch cầu thận gồm 3 lớp:
+ Tế bào nội mạc mao mạch cầu thận( Endothelium of capillary)
+ Lớp màng đáy ( Basement membrane)
+ Lớp TB có chân giả ( Epithethial cells)
– Sự lọc cầu thận đối với những phân tử lớn xảy ra ở màng đáy và khe lọc của lớp TB chân giả.
– Trên bề mặt và trong lớp màng cơ bản có 2 loại điện tích âm: glycoprotein và proteoglycan là lực cản lớn nhất đối với các ptotein mang điện tích âm.
– Sự lọc phụ thuộc vào quá trình lọc : lưu lượng máu ở cầu thận,gradient áp suất chuyển màng,nồng độ protein trong máu,hệ số siêu lọc của cầu thận.
– Vai trò hình dáng phân tử: những phân tử hình dáng mềm dẻo trong dung dịch sự lọc cầu thận diễn ra dễ dàng hơn.
b. Sự tái hấp thu ở cầu thận
Chất không được hấp thu: inulin,manitol,natri hyposulfit.
Đo độ thanh thải của các chất này để đánh giá mức độ tổn thương của cầu thận
- Tái hấp thu hoàn toàn : Glucose.
– Trong nước tiểu bình thường 6mg/24h glucose.Quá trình tái hấp thu diễn ra ở ống lượn,là một quá trình vận chuyển tích cực cần NL ATP và chất vận chuyển là Co-transport,sự vận chuyển này kèm theo hấp thu Na
- Tái hấp thu 99% : Nước.
– Nước được hấp thu ở:
+ Ống lượn gần: tái hấp thu 80%,cùng Na,Cl và nước ở đây làm cho nước tiểu không bị cô đặc hoặc hòa loãng
+ Lượn xa và quai helle : hấp thu lại 90% và phụ thuộc vào hocmon ADH
+ Ống góp
- Tái hấp thu phần lớn : ( Na,Cl,Ure).
– Ống lượn gần: hấp thu 70% muối,yếu tố gây tái hấp thu là ASTT,áp lực thủy tĩnh trong mao mạch ống thận
*Na.
– Ống lượn gần tái hấp thu : 16.800mEq/24h.
– Ống lượn xa tái hấp thu : 10%.
=> Quá trình tái hấp thu ở ống lượn là quá trình tích cực đòi hỏi năng lượng lớn( 24g glocose/24H).
– Quai helle :tái hấp thu thụ động theo gradient điện thế gây bởi Cl.
– Ống góp : tái hấp thu chịu ảnh hưởng của aldosteron.
- Cl
– Tái hấp thu Cl diễn ra song song với Na
- Ure
– Tái hấp thu thụ động phụ thuộc vào nồng độ ure máu.
- Chất được bài tiết ở cầu thận:
– Axit uric
+ Được lọc khoảng 6mg/phút và được tái hấp thu 95-98% ở ống thận,được đào thải 0,33mg/phút.
– Creatinin
+ Được lọc qua cầu thận và được tái hấp thu ở ống thận.
+ Creatinin là một dấu hiệu để theo dõi chức năng thận
– Tái hấp thu protein
+ 99% pr được tái hấp thu ở ống lượn gần.
+ Các xét nghiệm hầu hết không thấy protein.
2.Chức năng chuyển hóa
– Chuyển hóa Glucid :nhờ con đường đường phân
+ Dẫn xuất phosphoryl: hesxosephosphase,triose photphase được khử nhờ phosphatse và bài xuất ra acid photphoric
– Chuyển hóa Lipid: licethin được khử photphat nhờ glycerophotphase,sản phẩm bài tiết là: cetonic được thoái hóa hoàn toàn
– Chuyển hóa protid: nhờ hệ enzym từ thận,tạo ra acid cetonic giải phóng NH3 dưới dạng NH4+ ở cầu thận
3. Thận trong vai trò thăng bằng acid bazo
Thông qua 3 cơ chế: hấp thu bicacbonat,tạo ion bicacbonat,bài tiết H+ dưới dạng muối amoni nhằm duy trì lượng cacbonat trong khuc ực ngoài tế bào.
a. Tái hấp thu bicacbonat
– 90% bicacbonat được tái hấp thu ở ống lượn gần.
Quá trình chuyển hóa ở ống thận tạo H2O và CO2,dưới tác dụng của cacbonic anhydrase tạo thành H2CO3,H2CO3 phân ly thành H+ và HCO3-,H+ được bài tiết ra khỏi tế bào ống thận,còn HCO3 với Na+ được tái hấp thu lại máu
b. Tái tạo ion bicacbonat
– Ở ống lượn xa,H+ thế chỗ cho Na+ ,Na+ từ photsphatdinatri chuyển thành photsphat mononatri => nước tiểu giảm
– Bài tiết H+ dưới dạng muối amoni
– Ở ống lượn xa: amonic được tạo ra bởi thủy phân glutamin nhờ glutaminase,amoniac khuyeech tán ra nước tiểu cùng H+ và được đào thải dưới dạng muối amon
4.Chức năng nội tiết
– Điều hòa nội tiết qua hằng định nội môi,thăng bằng nước,điện giải và huyết áp thông qua hệ thống renin-angiotesin-aldosteron
– Renin ở cầu thận thủy phân angiotensionogen tạo angionosin I không có tác dụng sinh học.Một enzym khác của máu cắt 2 a.a ở đầu C tận tạo angionen II mới có tác dụng sinh học
+ Co mạch và tăng huyết áp.
+ Co cơ trơn.
+ Tăng bài tiết alsosteron của vỏ thượng thận.
– Thận tạo hồng cầu erythroprotein- Ep kích hồng cầu tiền bối thành hồng cầu trường trưởng thành.
II. NƯỚC TIỂU
Là dịch quan trọng chứa phần lớn chất cặn bã.
1. Tính chất chung
– Thể tích trung bình/24h ở người lớn :1000-1400ml.Ở trẻ em thì lớn hơn.Thay đổi tùy theo sinh lý và bệnh lý và điều kiện môi trường,khả năng vận động.
– TH bệnh lý:
+ >2500ml/24h => đái tháo đường,đái nhạt.
+ < 750ml/24h => thiểu niệu,vô niệu trong viêm cầu thận,viêm ống thận cấp.
2.Tính chất vật lý
- Màu sắc:
– BT: vàng nhạt đến hổ phách
– Bệnh lý: bệnh gan mật => nâu vàng của bilirubin
– Có máu => màu hồng
– Có dưỡng chấp => đục như nước vo gạo
- Độ sánh:
– Bình thường sẽ sánh hơn khi có bệnh lý
- Mùi:
– BT: để ngoài không khí sẽ có mùi khai.
– Bệnh lý: mùi ceton,mùi hôi => sốt cao,ung thư thận,ung thư bàng quang.
- Sức căng bề mặt:
– BT: sức căng nhỏ hơn nước
– Bệnh lý: Viêm gan,tắc mật,nước tiểu có muối => sức căng bề mặt giảm
- Tỷ trọng:
– Luôn thay đổi trong ngày.
– BT:ở 15oC 1,005-1,030.
– Bệnh lý: đái đường (1,03-1,04),bệnh đái nhạt tỷ trọng thấp hơn.
- pH:
– Độ pH nước tiểu hơi acid(5-6) trung bình 5,8 do sự có mặt của acid( acetoacetic,acid uric,phosphat acid và muối amoni).
– pH thay đổi theo chế độ ăn,nhiều rau=> acid giảm,có khi trung tính hoặc hơi kiềm.Ăn nhiều thịt độ acid tăng.Lao đông mạnh,thể dục thể thao cũng làm tăng độ acid nước tiểu.
– Đái tháo đường nặng cũng làm tăng độ acid do xuất hiện các thể cetonic.
3. Thành phần hóa học của nước tiểu( hữu cơ và vô cơ)
- Hữu cơ:
=> Ure: nồng độ ure tỷ lệ thuận với chế độ ăn giàu đạm.Sốt cao,đái tháo đường,u nang tuyến thượng thận,nhiễm độc acenic,phospho làm giảm nồng độ ure do tổn thương biểu mô ống thận
=> creatinin: bài xuất BT ở nam giới 20-25mg/kg.Teo cơ,thoái hóa,ưu năng tuyến cận giáp thì creatinin tăng
=> acid uric: ăn nhiều đạm => lượng acid uric tăng
=> acid amin: nước tiểu chứa tất cả các a.a,tuy nhiên hàm lượng glycerin và histidin nhiều hơn
=> hormon,VTM,enzym: amylase,VTM B1,PP,C, hormon sinh dục nam và hoocmon vỏ thượng thận dưới dạng gluco liên hợp
- Các chất vô cơ:
– Clorua: nồng độ clo phụ thuộc chế độ ăn,trong viêm thận,nhiễm trùng => Cl giảm
– Phosphat: bài xuất photphat tăng gặp trong bệnh nhuyễn xương,ưu năng tuyến giáp,thiểu năng cận giáp
- Các chất bất thường trong nước tiểu:
– Glucid
+ Khó phát hiện glucid bằng phản ứng Fheling do nước tiểu có tính khử yếu.
+ Trong bệnh đái tháo đường: nồng độ glucose máu tăng >1,7g/l sẽ bị đào thải qua nước tiểu.
+ Một trường hợp khác,nồng độ glucose máu không cao,nhưng khả năng tái hấp thu ở ống thận giảm ,sẽ dẫn đến xuất hiện glucose trong nước tiểu.
– Protein
+ Nước tiểu bình thường có lượng nhỏ protein 50-100mg/24h.Không phát hiện được pr bằng các xét nghiệm nên được coi là không có pro trong nước tiểu.
– Nồng độ pr > 150mg/24h được coi là bệnh lý
+ Sốt cao: 0,5-1g/24h.
+ Đái tháo đường: cso 1 lượng pr nhỏ.
+ Bệnh viêm đa động mạch,sơ cứng bì :1g/24h.
– Sắc tố mật,muối mật
+ Sắc tố mật là bilirubin liên hợp.
+ Xuất hiện trong trường hợp tổn thương gan và đường mật nhất là trong vàng da và tắc mật.
– Hồng cầu và hemoglobin
+ Nước tiểu có hồng cầu => viêm thận cấp,lao thận,ung thư thận.
+ Có hemoglobin => sốt rét,hoàng đoản do tiêu huyết,bỏng nặng.
– Porphylin: Có 2 loại
+ Pophylin liệu vô căn: Nguyên nhân do di truyền thiếu 1 enzym tổng hợp hem.
+ Porphylin niệu thứ phát: do nhiễm chất độc ức chế tổng hợp hem.
– Dưỡng chấp
+ Xuất hiện trong trường hợp giun chỉ.
– Nitrit
+ Có mặt của nitrit là biểu hiện nhiễm trùng đường tiết niệu.
Tài liệu tham khảo: Giáo trình hóa sinh Học Viện y dược cổ truyền Việt Nam.