Chia sẻ
Rate this post
KHÍ QUẢN
1. ĐẠI CƯƠNG
Khí quản (trachea) là một ống dẫn khí nằm ở cổ và ngực, bao gồm từ 16 đến 20 sụn khí quản (cartilagines tracheales) hình chữ C nối nhau bởi một loạt dây chằng vòng (Cigamenta anularia), được đóng kín phía sau bởi một lớp cơ trơn tạo nên thành màng (paries membranaceus). Mặt trong khí quản được lót bởi lớp niêm mạc (tunica mucosa). Ở người sống, khí quản dài 15,0cm, đường kính ở người lớn khoảng 12,0mm, và ở trẻ sơ sinh khoảng 1-7,0mm.
2. VỊ TRÍ (H.23.1).
Khí quản nằm trên đường giữa, từ đốt sống cổ C6, xuống dưới và ra sau theo đường cong của cột sống, hơi lệch sang phải (do cung động mạch chủ đẩy), đến đốt sống ngực N4 hoặc N5 thì chia làm hai phế quản chính phải và trái (bronchus principalis dexter et sinister). Nhìn vào lòng khí quản ở chỗ phân đôi người ta thấy được một gờ dọc giữa hai lỗ dẫn vào hai phế quản gọi là cựa khí quản (carina tracheae). Hai phế quản chính hợp thành một góc 70°. Phế quản chính phải to hơn, chếch hơn và ngắn hơn phế quản chính trái. Do đó, dị vật thường rơi vào phế quản chính phải.
3. LIÊN QUAN
3.1. LIÊN QUAN Ở CỔ (H.23.2, H.23.3, H.23.4, H.23.5).
Phía trước, eo tuyến giáp dính chắc vào khí quản ở các vòng sụn 2,3,4. Ở nông hơn là các cơ, mạc vùng cổ. Ở dưới khí quản liên hệ với các tĩnh mạch giáp dưới, đôi khi là động mạch giáp dưới cùng (a. thyroidea ima), và đặc biệt ở trẻ con là tuyến ức (thymus). Tĩnh mạch tay đầu trái đôi khi bằng chếch qua khí quản ở nền cổ. Người ta thường mở khí quản từ phía trước ngay trên hõm ức. Phía sau khí quản là thực quản (hơi lệch bên trái khí quản), cho nên thành sau khí quản là cơ thay vì là sụn để khi thức ăn qua thực quản, thực quản phồng lên và thành màng khí quản phía trước phải lõm vào để thức ăn đi xuống. Hai bên là mạch máu lớn và thần kinh của cổ. Thần kinh quặt ngược thanh quản nằm trong sách giữa thực quản và khí quản.
3.2. LIÊN QUAN Ở NGỰC (H.23.1), (H.23.3).
Tuy không thuộc phần cổ, nhưng vẫn được mô tả ở đây để tránh cắt xén.
Ở ngực, khí quản nằm trong trung thất và được cố định vào trung tâm gân cơ hoành (centrum tendineum) bằng các dải xơ chắc. Phía trước là thân động mạch tay đầu và động mạch cảnh chung trái lúc đầu ở trước, sau đó ra ngoài khi đi dần lên. Phía trước nữa là tĩnh mạch tay đầu trái và tuyến ức. Cung động mạch chủ tiếp xúc mặt trước khí quản ở gần chỗ phân đôi. Bên phải là thần kinh lang thang, cung tĩnh mạch đơn, tĩnh mạch chủ trên và màng phổi trung thất. Bên trái là cung động mạch chủ, động mạch dưới đòn trái và thần kinh quặt ngược thanh quản trái. Thực quản nằm sau khí quản và lệch trái. Bên dưới chỗ phân chia khí quản là một nhóm bạch huyết khí-phế quản dưới (nodi lymphatici tracheobronchiales inferiores).
Ở ngực, khí quản nằm trong trung thất và được cố định vào trung tâm gân cơ hoành (centrum tendineum) bằng các dải xơ chắc. Phía trước là thân động mạch tay đầu và động mạch cảnh chung trái lúc đầu ở trước, sau đó ra ngoài khi đi dần lên. Phía trước nữa là tĩnh mạch tay đầu trái và tuyến ức. Cung động mạch chủ tiếp xúc mặt trước khí quản ở gần chỗ phân đôi. Bên phải là thần kinh lang thang, cung tĩnh mạch đơn, tĩnh mạch chủ trên và màng phổi trung thất. Bên trái là cung động mạch chủ, động mạch dưới đòn trái và thần kinh quặt ngược thanh quản trái. Thực quản nằm sau khí quản và lệch trái. Bên dưới chỗ phân chia khí quản là một nhóm bạch huyết khí-phế quản dưới (nodi lymphatici tracheobronchiales inferiores).
4. MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH
– Động mạch : Khí quản nhận máu từ các nhánh khí quản (rami tracheales) của động mạch giáp dưới, nhất là của thân giáp cổ thuộc động mạch dưới đòn. Ngoài ra, khí quản còn nhận máu của các nhánh khí quản từ động mạch giáp trên và động mạch phế quản.
– Tĩnh mạch : Các cuống tĩnh mạch của khí quản đổ vào tĩnh mạch ở hai bên khí quản, dẫn về các đám rối tĩnh mạch kế cận các tĩnh mạch tuyến giáp.
– Thần kinh : Khí quản nhận các nhánh từ các hạch giao cảm cổ và các thần kinh quặt ngược thanh quản.
– Tĩnh mạch : Các cuống tĩnh mạch của khí quản đổ vào tĩnh mạch ở hai bên khí quản, dẫn về các đám rối tĩnh mạch kế cận các tĩnh mạch tuyến giáp.
– Thần kinh : Khí quản nhận các nhánh từ các hạch giao cảm cổ và các thần kinh quặt ngược thanh quản.
TUYẾN GIÁP
1. ĐẠI CƯƠNG
Tuyến giáp (glandula thyroidea) (H.23.4) là một tuyến nội tiết nằm trước phần cổ khí quản. Tuyến giáp gồm hai thùy phải và trái (lobus dexter et sinister), trải dài từ vòng sụn thứ 5 lên hai bên sụn giáp. Hai thùy nối nhau bởi eo tuyến giáp (isthmus gla thyroidea), bắt ngang từ sụn khí quản thứ 1 đến 4. Đôi khi có một phần tuyến giáp hình tam giác gọi là thùy tháp đobus pyramidalis) kéo dài từ bờ trên eo tuyến giáp lên trên. Thùy nằm lệch sang trái so với đường giữa, và nối với xương móng bằng một dải xơ, là dấu vết của ống giáp lưỡi (ductus thyroglossus).
Mỗi thùy bên tuyến giáp dài 5-8,0cm, rộng 2-4,0cm, dày 1-2,5cm. Tuyến giáp bình thường cân nặng 40-42,0gam. Địa lý và chủng tộc ảnh hưởng đến trọng lượng tuyến giáp. Tuyến giáp phụ nữ lúc hành kinh hay lúc có thai và cho con bú lớn hơn nam giới. Khi tuyến giáp phì đại tạo nên bướu giáp.
Mỗi thùy bên tuyến giáp dài 5-8,0cm, rộng 2-4,0cm, dày 1-2,5cm. Tuyến giáp bình thường cân nặng 40-42,0gam. Địa lý và chủng tộc ảnh hưởng đến trọng lượng tuyến giáp. Tuyến giáp phụ nữ lúc hành kinh hay lúc có thai và cho con bú lớn hơn nam giới. Khi tuyến giáp phì đại tạo nên bướu giáp.
2. LIÊN QUAN (H.23.2, H.23.4 và H.23.6)
Phía trước eo tuyến giáp từ nông vào sâu là da, các mạc cổ và các cơ dưới móng, sau eo tuyến giáp là sụn khí quản.
Mỗi thùy tuyến giáp tiếp xúc bên trong với sụn giáp, cơ nhẫn giáp, sụn nhẫn, phần ngoài các sụn khí quản, cơ khít hầu dưới, thực quản (cho nên khi tuyến giáp phì đại gây khó nuốt), thần kinh thanh quản quặt ngược và nhánh ngoài thần kinh thanh quản trên (khi mổ cắt thùy tuyến giáp, phải tránh gây tổn thương cho các dây thần kinh này). Phía trước ngoài là cơ ức giáp, cơ vai móng và cơ ức móng nằm trong lá trước khí quản mạc cổ. Phía trước dưới là phần trước trong của cơ ức đòn chũm. Phía sau ngoài là bao cảnh và các thành phần của nó.
Mỗi thùy tuyến giáp tiếp xúc bên trong với sụn giáp, cơ nhẫn giáp, sụn nhẫn, phần ngoài các sụn khí quản, cơ khít hầu dưới, thực quản (cho nên khi tuyến giáp phì đại gây khó nuốt), thần kinh thanh quản quặt ngược và nhánh ngoài thần kinh thanh quản trên (khi mổ cắt thùy tuyến giáp, phải tránh gây tổn thương cho các dây thần kinh này). Phía trước ngoài là cơ ức giáp, cơ vai móng và cơ ức móng nằm trong lá trước khí quản mạc cổ. Phía trước dưới là phần trước trong của cơ ức đòn chũm. Phía sau ngoài là bao cảnh và các thành phần của nó.
3. PHƯƠNG TIỆN CỐ ĐỊNH
Tuyến giáp được bọc bởi bao xơ (capsula fibrosa) (H.23.5), tạo nên do sự cô đặc của các mô – liên kết ngoại biên tuyến giáp. Bao xơ gắn vào mạc tạng bằng một lớp lỏng lẻo, rất dễ bóc tách, có mạch máu và thần kinh đi bên trong. Đặc điểm này được ứng dụng trong phẫu thuật tuyến giáp. Ngoài ra tuyến giáp còn được cố định vào các sụn kế cận bằng các dây chằng : Dây chằng giữa đi từ mặt trước sụn giáp đến mặt sau eo tuyến giáp. Dây chằng bên, đi từ mặt trong mỗi thùy đến khí quản và sụn nhẫn. Dây chằng thứ tư nối thùy tháp với sụn giáp hoặc xương móng.
Do các dây chằng này, tuyến giáp cùng di động với thanh, khí quản khi nuốt. Điều này giúp chẩn đoán phân biệt bướu giáp với các bướu cổ khác.
4. MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH
4.1. ĐỘNG MẠCH (H.23.4, H.23.6).
Tuyến giáp nhận nhiều máu từ bốn động mạch chính (hai cặp).
– Động mạch giáp trên (athyroidea superior) phát xuất từ động mạch cảnh ngoài, đến cực trên mỗi thùy chia ba nhánh vào mặt trước ngoài, bờ trước và bờ trong mỗi thùy bên.
– Động mạch giáp dưới (a. thyroidea inferior) là nhánh của động mạch thân giáp cổ từ động mạch dưới đòn, vào mặt sau mỗi thùy, chia làm hai nhánh. Một nhánh đi vào bờ dưới mỗi thùy và sau eo tuyến giáp, một nhánh đi vào phần sau trong của mỗi thùy bên. Cả hai nhánh đều có thể nối nhau ở đường giữa. Thần kinh quặt ngược thanh quản có thể ở giữa, trước hoặc sau hai nhánh này, nên khi kẹp động mạch này trong phẫu thuật cắt thủy tuyến giáp phải chú ý đến thần kinh này.
– Ngoài ra có thể có động mạch giáp dưới cùng (a.thyroidea ima) từ thân động mạch tay đầu hoặc cung mạch chủ đi lên phía trước khí quản vào eo tuyến giáp.
– Ngoài ra có thể có động mạch giáp dưới cùng (a.thyroidea ima) từ thân động mạch tay đầu hoặc cung mạch chủ đi lên phía trước khí quản vào eo tuyến giáp.
4.2. TĨNH MẠCH
Các tĩnh mạch của tuyến giáp tạo nên một đám rối ở mặt trước ngoài mỗi thùy. Từ đó phát xuất các tĩnh mạch giáp trên và tĩnh mạch giáp giữa, đổ vào tĩnh mạch cảnh trong, và tĩnh mạch giáp dưới đổ vào tĩnh mạch tay đầu hoặc tĩnh mạch cảnh trong.
Tĩnh mạch giáp dưới cùng khi hiện diện thường đổ vào tĩnh mạch tay đầu trái.
Các tĩnh mạch của tuyến giáp tạo nên một đám rối ở mặt trước ngoài mỗi thùy. Từ đó phát xuất các tĩnh mạch giáp trên và tĩnh mạch giáp giữa, đổ vào tĩnh mạch cảnh trong, và tĩnh mạch giáp dưới đổ vào tĩnh mạch tay đầu hoặc tĩnh mạch cảnh trong.
Tĩnh mạch giáp dưới cùng khi hiện diện thường đổ vào tĩnh mạch tay đầu trái.
4.3. BẠCH HUYẾT
Phần lớn bạch huyết tuyến giáp đổ vào các hạch bạch huyết cổ sâu trên và dưới.
4.4. THẦN KINH
Tuyến giáp nhận các nhánh thần kinh từ hạch giao cảm cổ trên giao cảm) và thần kinh lang thang (đối giao cảm) qua thần kinh thanh quản trên.
TUYẾN CẬN GIÁP
Tuyến cận giáp (H.23.6) là hai cặp tuyến nội tiết màu vàng nâu nhỏ bằng hạt thóc nằm ở mặt sau thùy bên tuyến giáp, trong lớp mô lỏng lẻo giữa bao xơ và mạc tạng. Tuyến cận giáp trên glandula parathyroidea superior) nằm ngang mức sụn nhẫn, ở chỗ nối 1/3 giữa và 1/3 trên mỗi thùy bên. Tuyến cận giáp dưới (glandula parathyroidea inferior) nằm cách cực dưới thùy bên khoảng 1,5cm về phía trên. Khi tuyến giáp ở vị trí bình thường, một nhánh nối của hai động mạch giáp trên và giáp dưới ở phía sau mỗi thùy tuyến cận giáp là mốc để tìm tuyến cận giáp. Các tuyến cận giáp được cấp máu chủ yếu bởi động mạch giáp dưới. Một mốc khác để tìm các tuyến cận giáp là dựa vào các nhánh mao mạch giáp dưới đi vào các tuyến đó (H.23.5).
Nguồn: Bài giảng Giải phẫu học – Chủ biên: Nguyễn Quang Quyền
Xem tất cả các bài giải phẫu tại: https://ykhoa.org/category/chuyen-nganh-y-2/y-học-co-so/giai-phau