[Mô phôi số 15]Thị giác quan

Rate this post

cảm quang iodopsin khác nhau, nhạy cảm với ánh sáng đỏ, xanh da trời hoặc xanh lá cây. Ở hố trung tâm, hình ảnh được nhìn rõ nhất, càng xa hố trung tấm hình ảnh càng không rõ.

Nếu thiếu tế bào nón nhạy cảm với bước sóng ánh sáng nào đó, người ta mắc chứng mù màu tương ứng.

Tế bào dẫn truyền:

Là loại tế bào 2 cực nhỏ, thân hình bầu dục, có 1 nhân; xếp thành nhiều hàng chiếm phần lớn của lớp hạt trong. Sợi nhánh của tế bào đi ra lớp 5 để tạo synap với sợi trục của tế bào cảm quang. Sợi trục đi vào lớp 7 để tạo synap với tế bào da cực hoặc tế bào liên hiệp (Hình 15-6).

Tế bào đa cực (tế bào hạch):

Thân tế bào nằm trong lớp 8; các sợi nhánh đi ra lớp 7 để tạo synap với sợi trục của tế bào 2 cực và tế bào liên hiệp. Sợi trục đi vào lớp 9, hướng về phía điểm mù, tạo ra dây thần kinh thị giác.

Tế bào liên hiệp:

Có 2 loại:

Tế bào ngang: Thân tế bào bào đa cực (tế bào hạch). nằm thành 1 hoặc 2 hàng vùng ngoài cùng của lớp 6. Từ thân tế bào có các nhánh đi ra lớp 5 để tạo synap với tận cùng sợi trục của tế bào cảm quang. Những nhánh này có thể truyền xung động theo 2 chiều vì vậy tế bào cảm quang có thể liên hệ với nhau qua tế bào ngang. Tế bào không sợi nhánh: Thân tế bào nằm ở phần trong cùng của lớp 6, sát với lớp 7. Từ thân tế bào có những sợi trục chia nhánh vào lớp 7. f. Tế bào tế bào Muller:

Là loại tế bào thần kinh đệm biệt hoá cao, Thân tế bào (chứa nhân) nằm lớp hạt trong (lớp 6). Từ thân tế bào có những nhánh bào tường chạy thẳng góc gần hết chiều dày của võng mạc rồi tạo ra đường ranh giới ngoài, đường ranh giới trong. Trên đường đi, những nhánh bào tương đó lại chia các nhánh ngang và hệ thống lưới sợi bao bọc thân của các tế bào khác.

Tế bào Muller làm nhiệm vụ chống đỡ, dinh dưỡng cho các nơron của võng mạc thị giác.

2.3.1.3. Những vùng đặc biệt của võng mạc thị giác 

– Hố trung tâm: Võng mạc mỏng và trong suốt. Tại đây chỉ có tế bào nón với chiều cao lớn hơn tế bào nón ở những nơi khác, không có tế bào que. Một tế bào non chỉ liên hệ với 1 tế bào 2 cực và 1 tế bào đa cực. Hố trung tâm có khả năng thị giác cao nhất. 

– Ora serrata: Võng mạc mỏng. Chiều cao và mật độ tế bào nón, tế bào que giảm. Ở thời kỳ phôi thai và trẻ em, đây là nơi sinh sản của võng mạc. 

– Điểm mù: Là nơi đi ra của dây thần kinh thị giác và là nơi đi vào, đi ra của các mạch máu. Điểm mù không có các tế bào của võng mạc nên không có cảm giác với ánh sáng.

 2.3.2. Võng mạc thể mi

 Võng mạc thể mi chính là biểu mô lợp thể mi và tua mi (xem mục 2.2.2). 

2.3.3. Võng mạc mống mắt

Võng mạc mống mắt chính là biểu mô lợp mặt sau của nền mống mắt (xem mục 2.2.3).

  1. NHỮNG MÔI TRƯỜNG CHIẾT QUANG CỦA NHÃN CẦU 

3.1. Nhấn mắt

Nhấn mắt có hình thấu kính, trong suốt, lỗi hai mặt với đường kính 7-10mm, dày 3,5-4mm và chỉ số chiết quang là 1,36-1,4 (Hình 15-7).

Cấu tạo nhân mắt gồm: Bao nhấn mắt, biểu mô dưới bao, sợi nhấn mắt.

3.1.1. Bao nhấn mắt

Bọc toàn bộ nhân mắt, dày 11-18um; được cấu tạo chủ yếu là những lá tạo keo móng, thuận nhất, trong suốt và đàn hồi.

3.1.2. Biểu mô dưới bao

Là loại biểu mô vuông đơn, chỉ có ở mặt trước của nhân mặt. Các tế bào biểu mô ở rìa của nhân mắt phát triển dẹt dần và dài ra trở thành các sợi nhân mắt.

3.1.3. Sợi nhấn mắt

Sợi nhấn mắt được biệt hoá từ tế bào biểu mô dưới bao, sợi nhấn mắt là những sợi hình cung. mảnh, dài, xếp theo hướng vĩ tuyến. Những sợi nhân mắt vùng xích đạo tạo nên nhân của nhân mắt, đó là vùng cứng của nhân mắt. Vùng vỏ của nhân mắt mềm hơn, có tính đàn hồi.

Advertisement

Trong nhân mắt không có mạch máu và thần kinh. Nhấn mắt được cố định ở một vị trí nhờ hệ thống sợi gọi là đây Zinn.

Bệnh đục nhãn mắt gây mù loà và có thể được khắc phục bằng cách thay nhấn mắt nhân tạo phù hợp.

3.2. Dịch kính

Dịch kính là một khối gelatin trong suốt, có chỉ số chiết quang là 1,334; có thể trạng thái gel (đặc) hoặc sol (lỏng).

Dịch kính có chức năng truyền ánh sáng, cố định nhấn mắt tại chỗ và giữ cho lớp trong cùng của võng mạc luôn đính vào lớp sắc tố của võng mạc. Bệnh dục dịch kính gây hiện tượng ruổi bay trước mắt.

3.3. Thuỷ dịch

Thuỷ địch là dịch trong suốt, chỉ số chiết quang là 1,33; giàu acid hyaluronic, Thuỷ dịch do võng mạc thể mi tiết ra, lưu thông trong hậu phòng và tiền phòng rồi được tiêu đi bởi tĩnh mạch ở củng mạc qua ống Schlemm nhờ đó áp lực thủy địch. (nhãn áp) luôn hằng định. Nếu nghẽn tắc sự lưu thông thuỷ dịch sẽ gây bệnh tăng nhãn áp (glaucoma hay thiên đầu thống).

 4. NHỮNG BỘ PHẬN PHỤ THUỘC NHÃN CẨU 

4.1. Mi mắt

Từ trước ra sau, mi mắt gồm có:

4.1.1. Da

Da mi mắt có cấu tạo giống cấu tạo chung, cũng có các tuyến bã và tuyến mồ hôi nhưng không có mô mỡ. Bà tự do của mi mắt có 2-3 hàng lông mi hướng chéo ra trước (Hình 15-8).

4.1.2. Lớp cơ

Những bó sợi cơ vẫn tạo ra cơ vòng mi và cơ nâng mi.

4.1.3. Sụn mi

Là lớp mô liên kết xơ đặc, nằm sau lớp cơ, tạo ra bộ khung của mi mắt.

Trong sụn mi có tuyến bã lớn gọi là tuyến Meibomius mà ống bài xuất mở ra bờ tự do của mi mắt ở phía sau hàng lông mi.

4.1.4. Niêm mạc mi

Còn gọi là kết mạc mi.

 4.2. Kết mạc

Kết mạc mi lợp mặt trong của mi mắt. Biểu mô kết mạc mi thuộc loại biểu mô trụ tầng, giàu tế bào hình đài tiết nhày.

 Kết mạc nhãn cầu là niêm mạc lớp mặt trước của nhãn cầu (trừ diện giác mạc). Biểu mô của kết mạc nhãn cầu thuộc loại biểu mô lát tầng không sừng hoá, giàu tế bào hình đài tiết nhầy. Lớp dưới biểu mô là mô liên kết thưa có nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và tận cùng thần kinh.

Kết mạc cùng đồ tiếp nối kết mạc nhãn cầu với kết mạc mi. Biểu mô kết mạc có nhiều tế bào hình đài. Lớp dưới biểu mô là mô liên kết có nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và tế bào lympho.

4.3. Tuyến lệ và đường dẫn lệ 

4.3.1.Tuyến lệ

Tuyến lệ nằm trong một hố ở góc trước ngoài, thành trên của ổ mắt. Tuyến lệ là tuyến tiết nước kiểu ống-túi. Tế bào chế tiết có hình hình trụ, chứa nhiều hạt chế tiết và các hạt mỡ, Bên ngoài lớp tế bào chế tiết có 1 lớp tế bào cơ-biểu mô và ngoài cùng là màng đáy. 4.3.2. Đường dẫn lệ (Hình 15-9)

Gồm có 2 ống lệ trên và lệ dưới mở thông với hồ lệ ở góc trong của mắt. Túi lệ thống với 2 ống lệ và tiếp theo là đường mùi-lệ mở vào hốc mũi, Biểu mô lợp thành các ống lệ và túi lệ là biểu mô trị gia tăng.

Mi mắt giúp bảo vệ nhãn cầu.

Các tuyến tiết ra các chất bôi trơn bề mặt nhãn cầu và giúp cho nước mắt không trào ra khỏi bờ mi,

Nước mắt làm ẩm giác mạc-kết mạc, rửa trôi dị vật và góp phần định dưỡng cho giác mạc.

TỰ LƯỢNG GIÁ

  1. Hãy mô tả cấu tạo đại cương của nhãn cầu.
  2. Hãy mô tả cấu tạo của củng mạc; so sánh với cấu tạo của giác mạc. 
  3. Hãy mô tả cấu tạo của giác mạc và liên hệ với mô sinh lý học của nó.
  4. Hãy mô tả cấu tạo của hắc mạc.
  5. Hãy mô tả cấu tạo của thể mi. 
  6. Hãy mô tả cấu tạo của mống mắt.
  7. Hãy mô tả cấu tạo chung của võng mạc thị giác. 
  8. Hãy mô tả cấu tạo vi thể, siêu vi và mô sinh lý học của các tế bào cảm quang.
  9. Phân biệt tế bào nón và tế bào que. 
  10. Hãy mô tả cấu tạo và chức năng của biểu mô sắc tố ở võng mạc thị giác.
  11. Hãy nêu các loại synap và đặc điểm dẫn truyền xung động của chúng trong võng mạc thị giác. 
  12. Hãy mô tả đặc điểm cấu tạo và nếu chức năng của các loại tế bào thần kinh trong võng mạc thị giác. 
  13. Hãy mô tả cấu tạo và mô sinh lý học của nhân mắt. 
  14. Hãy nêu đặc điểm cấu tạo và mô sinh lý học của địch kính và thuỷ địch. 
  15. Hãy nêu đặc điểm cấu tạo của mi mắt. 
  16. Hãy nêu đặc điểm cấu tạo của kết mạc, tuyến lệ và đường dẫn lệ                          NGUỒN: MÔ – PHÔI PHẦN MÔ HỌC- SÁCH ĐÀO TẠO BÁC SĨ ĐA KHOA – NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI – 2007 Chủ biên: GS.TS. TRỊNH BÌNHXem tất cả mô phôi tại: https://ykhoa.org/category/mo-phoi/

     

     

Giới thiệu nghuyen

Check Also

[GIẢI PHẪU SỐ 21] HẦU

1. ĐẠI CƯƠNG Hầu (pharynx) là ngã tư của đường hô hấp và đường tiêu …