[Mô phôi số 3] Mô Cơ

5/5 - (1 vote)

Mô cơ là mô cấu tạo bởi những tế bào đã biệt hoá để đảm nhiệm chức năng co duỗi

 

 1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

1.1. Cấu tạo hình thái

Các tế bào mô cơ thường dài nên còn được gọi là sợi cơ. Trong bào tương của sợi cơ có những sợi nhỏ xếp dọc theo chiều dài sợi cơ gọi là các tơ cơ. Các tơ cơ này đảm nhiệm chức năng co duỗi và quan sát được bằng kính hiển vi quang học. Các tơ cơ do những xơ cơ tạo thành

1.2. Cấu tạo hoá học

Mô cơ được coi là nơi dự trữ protein lớn nhất cơ thể. Protein trong cơ rất phong phú, bao gồm những protein cấu tạo nên các cơ co rút như myosin, actin, troponin, tropomyosin, a-actinin, 8-actinin, tin. Ngoài ra, trong cơ còn có myoalbumin, myogen, myoglobin. Chính myoglobin làm cho cơ có màu đỏ. Trong cơ, glucide được dự trữ nhiều dưới dạng glycogen, lipid tổn tại dưới dạng mở trung tính hoặc lipoprotein. Các chất vô cơ trong cơ bao gồm: nước chiếm 75-80%; các muối khoảng Na, Ca, Mg, K, P; các nucleotide như ADP, ATP. phosphagen (CP-creatin phosphate).

 2. PHÂN LOẠI CƠ

Căn cứ vào cấu tạo hình thái, vị trí trong cơ thể, tính chất co duỗi và sự phân bổ thần kinh, người ta chia mô cơ thành 3 loại: Cơ vân, cơ tim và cơ trơn. Cả 3 loại cơ đều có nguồn gốc từ trung mộ.

Trong cơ thể, ngoài 3 loại cơ trên còn có những tế bào có khả năng có duỗi, đó là tế bào cơ-biểu mô, tế bào quanh mạch và nguyên bào sợi-cơ.

– Tế bào cơ- biểu mô có ở phần chế tiết của tuyến nước bọt, tuyến sữa và | tuyến mồ hôi. Đây là những tế bào hình sao đẹt, bào tương có nhánh nổi với nhau. Các tế bào cơ- biểu mô nằm chen giữa màng đáy và tế bào chế

tiết của phần chế tiết những tuyến này. – Tế bào quanh mạch là những tế bào hình thoi nằm xung quanh các mao

mạch máu chen giữa màng đáy và tế bào nội mô, – Nguyên bào sợi-cơ có hình thoi. Trong mô bình thường, nguyên bào sợi-cơ

khó nhận biết và không hoạt động. Nhưng khi mô bị tổn thương, các nguyên bào sợi-cơ tăng sinh và tăng tổng hợp collagen để khôi phục chất nền vùng tổn thương. Khi các nguyên bào sợi-cơ co rút, làm kích thước của vùng tổn thương thu hẹp lại đân.

 3.CƠ VÂN

Cơ vẫn là các cơ bám xương, cơ bảm đa đầu, cơ mặt, cơ lưỡi, cơ ở phần trên thực quản, cơ thắt hậu môn, cơ vận nhãn.

3.1. Sợi cơ bản

Mỗi sợi cơ vẫn là một khối hình lăng trụ, hai đầu tù hoặc hơi thon nhỏ lại. Chiều dài trung bình của sợi cơ vẫn là 4cm, nhưng cũng có thể dài tới 20cm. Đường kính thay đổi từ 10-100km tuỳ bắp cơ. Trên tiêu bản soi tươi cũng như tiêu bản nhuộm màu, nhìn toàn bộ sợi cơ thấy có những vấn ngang Hình 3.1. Cấu tạo vi thể của sợi cơ vận [5]. sáng, tối xen kẽ nhau. Mỗi sợi cơ vẫn là một hợp bào chứa nhiều nhân và được bọc ngoài bằng màng sợi cơ (Hình 3-1).

3.1.1. Nhân

Nhân sợi cơ thường có hình trứng hoặc hơi dài, ít chất nhiễm sắc, chứa 1-2 hạt nhân. Nhân nằm ở ngoại vi khỏi cơ tượng, sát dưới màng sợi cơ. Mỗi sợi cơ có nhiều nhân (trung bình khoảng 7000 nhân).

3.1.2. Cơ tương

3.1.2.1. Tổ cơ vân

– Cấu tạo vi thể:

Quan sát dưới kính hiển vị phân cực, tơ cơ là những sợi dài, đường kính 0,5-2km, nằm song song với trục dài sợi cơ và họp với nhau thành từng bỏ ngăn cách nhau bởi một lớp cơ tương dày. Đọc trên mỗi tơ cơ có những đoạn sáng và tối nối tiếp nhau theo chu kỳ, cứ một đoạn sáng lại một đoạn tối.Trong một sợi cơ vân, những đoạn sáng của các Hình 3.2. Sơ đồ cấu tạo vị thể (trên) và siêu vi thể tơ cơ xếp thành hàng ngang và những đoạn tôi cũng vậy. Vì thế, nhìn toàn bộ sợi cơ thấy có những vấn ngang.

Đoạn sáng dài khoảng 0,8um, có tính dâng hướng đối với ánh sáng phân cực, được gọi là đĩa I (isotrope). Đoạn tối dài 1,5km, có tính dị hướng đối với ánh sáng phân cực, dược gọi là đĩa A (anisotrope). Chính giữa đĩa I có một vạch nhỏ, thẫm màu gọi là vạch Z (zwischenscheibe-vach giữa) chia đĩa I làm hai bằng sáng bằng nhau.Giữa đĩa A có một vạch sáng màu, gọi là vạch H (Hensen). Giữa vạch H

Giữa đĩa A có một vạch sáng màu, gọi là vạch H (Hensen). Giữa vạch H còn có một vạch nhỏ gọi là vạch M  (Mittenstreifen-lằn giữa). Đoạn tơ cơ giữa hai vạch Z kế tiếp nhau, đài khoảng 1,5-2,2km, gọi là một đơn vị có cơ (sarcomere hay lồng Krause). Thứ tự các băng và các vạch trong một đơn vị có cơ là Z-I-A-H-MI-HA-I-Z

– Cấu tạo siêu vi:

Kính hiển vi điện tử cho thấy, tơ cơ được tạo thành bởi những sợi rất nhỏ, nằm dọc theo chiều dài sợi cơ, được gọi là những xơ cơ. Loại manh (theo cấu tạo hoá học được gọi xơ actin) có đường kính khoang 6m, dài lum: có mặt ca

trong đĩa A và đĩa I nhưng gián đoạn ở vạch H. Loại xơ dày (theo cấu tạo hoá học được gọi là xơ myosin), đường kính 10nm, đài 1,5ụm; chỉ có trong đĩa A, không có trong đĩa I. Hai loại xơ này xếp song song và lồng vào nhau theo kiểu cài răng lược. Cách sắp xếp này của các xơ cơ giải thích mức độ sáng tối của các đĩa và các vạch trong một đơn vị có cơ. Đĩa I là nơi chỉ có xơ actin. Đĩa A có cả hai loại xơ (trừ vạch H chỉ có xơ myosin). Trên thiết đồ ngang qua các đĩa và các vạch của đơn vị có cơ, có thể thấy vị trí không gian của hai loại xơ này. Ở đĩa A, mỗi xơ myosin nằm ở tầm của hình tam giác đều mà mỗi đỉnh là một xơ actin. Ở vạch H, những xơ myosin đứng ở đỉnh của những hình tam giác đều. Ở đĩa 1,những xơ actin đứng ở đỉnh của những hình lục giác đều (Hình 3- 2).

Vạch Z là nơi đính nối các xơ actin thuộc hại đơn vị co cơ kế tiếp nhau. Tại đây mỗi xơ actin liên kết với 4 xơ của vạch Z có bản chất là độ actin khác nhau. Trên mặt cắt đọc, các cơ của vạch Z nối với các xơ actin theo hình ziczac. Khi cắt ngang qua vạch Z, tận cùng của các xơ actin và các cơ q- actinin liên kết với nhau theo hình tưới vuông (Hình 3-3).

Khi cơ bị giãn ra hết mức, có thể nhìn thấy được một loại sợi rất mảnh trong các khe tạo nên giữa tận cùng của xơ myozin và xơ actin. Những sợi này do một loại protein là titin tạo nên. Xơ titin có đường kính khoảng 4nm, đài từ vạch Z đến vạch M, có mặt trong đĩa I và đĩa A. Xơ gồm 2 đoạn: đoạn thẳng nằm trong đĩa A, đoạn chun nằm trong đĩa I và nối xơ myozin với vạch Z (Hình 3-4), Titin là thành phần chun giữ cho đĩa A nằm ở vị trí trung tâm của lồng Krause.

3.1.2.2. Những bào quan khác và chất lùi

– Bộ Golgi thường ở gần phía hai cực của nhân tế bào.

– Ti thể rất phong phú, đứng xen kẽ với các tơ cơ.

– Lưới nội bào không hạt rất phát triển và có cấu trúc đặc biệt.

Trong mỗi đơn vị có cơ, các thành phần của lưới nội bào không hạt nối với nhau hình thành một hệ thống túi và ống bao quanh tơ cơ, đó là: những túi tần ở mức ranh giới giữa đĩa A và đĩa I, tủi H ở Ngang mức vạch H, ống liên hệ giữa túi H và tủi tận cùng được gọi là ống nổi.

Lưới nội bào không hạt là nơi tích trữ Cao (những ion Ca được tích trữ dưới dạng gắn kết với protein calciquestrin có phân tử lượng 55.000).

– Hệ thống ống ngang còn gọi là hệ thống vị quản T (transverse), là hệ thống những ống nhỏ vầy quanh các tơ cơ, ở ngang múc ranh giới giữa đĩa A và đĩa I. Ông ngang có lỗ mở ở màng bào tương, thông với khoảng gian bào của sợi cơ (Hình 3-5).

Các ống ngang tiếp xúc mật thiết với các túi tận cùng thuộc lưới nội bào trong cùng một đơn vị có cơ nằm ở hai bên ống ngang đó bởi các mối liên kết khe. Đường kính của mỗi khe là 15nm, do 4 tiểu phần tạo thành. Mỗi tiểu phần có đường kính 14nm (Hình 3-6).

Mỗi sợi cơ có rất nhiều ống ngang, hình thành một hệ thống. Tập hợp những thành phần gồm ống ngang và những ống tủi thuộc lưới nội bào nằm ở hai bên ống ngang đó được gọi là bộ ba (triad). Ở các sợi cơ vẫn thuộc loại có rất nhanh, hệ thống ống ngang và triad rất phát triển. Vai trò chính của hệ thống ống ngang là đảm bảo sự có đồng thời cua toàn bộ sợi cơ khi có kích thích tới ngưỡng. Tại triad, hiện tượng khử cực từ ống ngang mau chóng truyền sang lưới nội bào, ion Ca” được giải phóng vào cơ tương, bắt đầu quá trình co cơ.

Những hạt glycogen trong cơ tương khá phong phú, nằm xen với các tơ cơ.

Myoglobin là sắc tố cơ, làm cho sợi cơ có màu đỏ. Myoglobin là protein kết hợp với sắc tố sắt, gần giống hemoglobin, có khả năng hấp thu oxy để cung cấp cho chu trình hô hấp trong ti thể của tế bào cơ.

3.1.3. Màng sợi cơ

Sợi cơ được bao bọc bởi hai màng là màng bào tương và màng đáy. Khoảng cách giữa hai màng là khoảng trên đây, ở đây có những tế bào vệ tinh có khả năng phân chia khi cơ bị tổn thương. Mặt ngoài màng đáy có những sợi tạo keo và sợi võng nhỏ, có tác dụng gắn các sợi cơ với nhau.

3.2. Phân loại sợi cơ vân

Khi cơ vẫn còn tươi, bằng mắt thường có thể phân biệt được màu sắc khác nhau của cơ vân. Trong một bắp cơ, các sợi cơ không có sự đồng nhất về kích thước. Ở cơ vân màu đỏ, những sợi cơ nhỏ, có màu đỏ thẫm (nhiều myoglobin) chiếm đa số. Ở cơ vân màu hồng nhạt, những sợi cơ lớn có màu trắng (rất ít myoglobin) chiếm đa số. Trong phần lớn các cơ vẫn bám xương ởngười, có những sợi co rút nhanh và có những sợi co rút chậm. Trong tơ có  enzym ATPase, có loại sợi cơ giàu ATPase và có loại sợi cơ ít ATPase (Hình 3-7).

Căn cứ vào một số đặc điểm hình thái và chức năng, có thể phân loại sợi cơ vấn như sau:

– Loại sợi I (nghèo ATPase). Đó là loại sợi cơ vẫn có màu đỏ, kích thước nhỏ, trong bào tương nhiều myoglobin và nhiều ti thể. Loại sợi này co rút chậm, nhưng mạnh và kéo dài. Trong khối cơ lưng ở người, có nhiều loại sợi cơ này.

– Loại sợi II (giàu ATPase). Đó là loại sợi cơ vẫn có màu trắng, kích thước lớn. Trong bào tương rất ít myoglobin và ti thể, nhưng giàu tơ cơ hơn loại I. Loại sợi II có rất nhanh nhưng không đeo dai. Ở cơ vận động nhân cầu nhiều loại sợi này.

– Loại sợi III (sợi trung gian, giàu ATP ase). Đó là loại sợi mang một số đặc điểm của cả hai loại sợi trên. Loại sợi cơ trung gian cũng có màu đỏ, nhưng trong bào tương ít ti thể hơn loại sợi I. Chúng co rút mạnh nhưng không kéo dài. Hầu hết các cơ vận trong cơ thể đều có sự pha trộn của ba loại sợi kể trên, nhưng tỉ lệ giữa chúng khác nhau tuỳ mỗi cơ. Những cơ co rút thông thường, sợi loại I chiếm tỉ lệ cao hơn; những cơ có rất nhanh và mạnh, sợi loại II và sợi trung gian có tỉ lệ cao hơn. Nhưng chỉ có những sợi loại II mới có khả năng phục hồi nhanh khi tốc độ co rút nhanh và trong trường hợp có co rút tối đa.

3.3. Mô cơ vân

3.3.1. Cấu tạo một bắp cơ bản

Mô liên kết hay mô nội cơ (gồm chủ yếu là những sợi liên kết và một ít nguyên bào sợi) nằm phía ngoài màng đáy của mỗi sợi cơ, vừa bọc sợi cơ vân, vừa gắn chúng thành những bộ nhỏ. Nhiều bó nhỏ họp thành bó nhỡ, nhiều bó nhở họp thành bó lớn, nhiều bỏ lớn họp thành bắp cơ. Trong các vách liên kết giữa các bó nhỏ, bỏ nhỡ và bó lớn có các mạch máu, mao mạch bạch huyết và những dây thần kinh. Ngoài cùng là cân, bọc khắp cả  bắp cơ (Hình 3-8).

Các bỏ dù nhỏ, nhỡ hay lớn đều không dài suốt từ đầu nọ đến đầu kia của bắp cơ. Chúng là những khối hình thoi liên kết chặt chẽ với nhau bởi các vách liên kết. Mô liên kết của bắp cơ nối tiếp với gần hoặc với màng xương. Nhờ có gân, cơ dính vào xương, hình thành cơ quan vận động chuyển dịch dễ dàng, đồng thời đóng vai trò truyền lực của cơ tới các vùng xung quanh khi cơ co (tác dụng truyền lực này rất có ý nghĩa, vì mỗi sợi cơ không thể chiếm hết chiều dài của một bắp cơ). Phần đầu hoặc phần cuối của một bắp cơ là đoạn chuyển tiếp sang gân. Kính hiển vi điện tử cho thấy tại đây, các sợi collagen của gân lồng sâu và gắn với màng đây của sợi cơ (kiểu các ngón tay lồng vào bao tay). Những sợi võng ở bề mặt của sợi cơ gắn với bề mặt của sợi gần (Hình 3-9).

3.3.2. Sự phân bố mạch và thần kinh

Các mạch (động mạch, tĩnh mạch, bạch mạch) cùng dây thần kinh thường vào bắp cơ ở một vị trí, sau đó toả nhanh tiến sâu vào trong bắp cơ.

Sự tuần hoàn máu trong cơ đặc biệt phát triển. Từ lưới tiểu động mạch, máu được dẫn tới khắp mộ cơ bằng lưới mao mạch rất phong phú. Mao mạch của cơ thuộc loại mao mạch kín. Những mao mạch bạch huyết không phân bố tới tận các sợi cơ như mô cơ tim. Vì vậy, ở mô liên kết bao quanh các bó nhỏ, không thấy mạch bạch huyết.

Cơ vẫn được chi phối bởi một lưới sợi thần kinh rất phong phú. Điều dáng chú ý ở đây là những sợi thần kinh có myelin đến tận cùng ở các sợi cơ hay gần đã hình thành những cấu trúc đặc biệt. Đó là thời thần kinh-cơ và tiểu thể thần kinh-gân (cấu trúc tạo nên bởi đầu tận cũng cảm giác với sợi cơ hay sợi gân), bản vận động (xem chương hệ thần kinh). Ở hầu hết các cơ, mỗi sợi cơ thường có một bản vận động. Ngoài những sợi thần kinh có myelin đến cơ, còn có những sợi thần kinh giao cảm đến chi phối hoạt động của các mạch.

3.4. Những thay đổi hình thái khi có cơ

Khi co cơ, những tơ cơ ngăn lại làm chiều dài sợi cơ cũng thu lại. Dưới kính hiển vi quang học, các thành phần của đơn vị có cơ cũng thay đổi. Những đoạn sảng (đĩa 1 và vạch H) hẹp lại. Những đoạn tổi (đĩa A) không thay đổi. Về mặt hình thái siêu vi thể, xơ actin và xơ myosin không thay đổi chiều dài. Những thay đổi ở mức vị thế của đơn vị có cơ nêu trên là do sự trượt sầu của các xơ actin về phía vạch M. Hai vạch Z (của một đơn vị co cơ) chuyển dịch lại gần nhau. Đầu tự do của các cơ actin cũng tiến lại gần nhau, vì vậy đĩa I và vạch H thu hẹp lại. Đĩa A không thay đổi. Nếu cơ co rút mạnh, đĩa I và vạch H biến mất. Khi cơ giãn mạnh,vạch H và đĩa I rộng ra,độ dày của đĩa A không thay đổi (Hình 3-10).

  4.CƠ TIM

Cơ tim tạo thành một lớp cơ dày ở thành quả tim, mặt ngoài được phủ bởi màng ngoài tim, mặt trong được phủ bởi màng trong tim. Cơ tim là một

loại cơ vân vì cũng có các vấn ngang do sự sắp xếp của các xơ actin và xơ myogin tạo thành đơn vị có cơ. Tuy nhiên cơ tim là một loại cơ vân đặc biệt

4.1. Sợi cơ tim 

4.1.1. Cấu tạo vi thể

 Mỗi sợi cơ tim là một tế bào, có chiều dài khoảng 50um, đường kính khoảng 15um. Mỗi tế bào cơ tim chỉ nhan có một hay hai nhân, nhân hình trứng nằm ở trung tâm tế bào, trong nhân có những khối chất nhiễm sắc đậm, đường kính của nhân 6-9/m. Trong tế bào cơ tim, tơ cơ cũng hợp thành bó. Giống như ở cơ vân, sợi cơ tim cũng cố các vấn ngang, nhưng các văn ngang mảnh và mờ hơn ở cơ vân. Khi cắt dọc sợi cơ, có những vạch bỏng vắt ngang qua sợi cơ nhưng không trên cùng một hàng mà cách đều đặn, gọi là vạch bậc thang. Các sợi cơ tim thường nối với nhau thành lưỡi (Hình 3-11).

4.1.2. Cấu tạo siêu vi

Trong khối cơ tương, xen giữa các tổ cơ là ti thể, lưới nội bào, vị quản T, myoglobin, hạt glycogen, hạt sắc tố mỡ. Ti thể trong tế bào cơ tim khá phong phú, xếp thành hàng dọc theo chiều dài sợi cơ. Ti thể còn tập trung ở vùng cơ tương phía hai cực của nhân tế bào. Các ti thể có nhiều mào, mào có dạng ngoằn ngoèo. Độ dài của các ti thể thường bằng độ dài của lồng Krause (2,5km). Bộ Golgi thường nhỏ, nằm gần nhấn. Xen kẽ giữa các ti thể là những hạt glycogen và lipid, Glycogen nhiều hơn.

cơ vân, thường tập trung thành từng đám rộng 30-40nm chen giữa các tơ cơ. Glycogen có nhiều ở ngang mức đĩa hơn ở đĩa A. Vi quan T (ống ngang) ở cơ tim có đường kính lớn, nhưng số lượng ít hơn so với ở sợi cơ vần. Vi quản T thường thấy ở mức vị trí của vạch Z (ở cơ vân, vị quản T thấy ở vị trí ranh giới giữa đĩa A và đĩa I). Lưới nội bào không hạt trong sợi cơ tim có cấu tạo đơn giản hơn ở cơ vân, gồm một lưới các túi có đường kính 20-35nm vây quanh các bó xơ cơ (chúng không có những túi tận tiếp xúc hoàn toàn với ống ngang như ở sợi cơ vân). Vi quản T ở sợi cơ tim chỉ liên hệ với một số nơi phình ra của lưới nội bào trong vùng ranh giới giữa hai đơn vị có cơ liền sát nhau. Vì vậy, trong phạm vi một đơn vị co cơ, mối liên hệ giữa vị quản T và lưới nội bào ở sợi cơ tim chỉ hình thành bộ đôi (diad), mà không hình thành bộ ba (triad) như ở sợi cơ vân (Hình 3-12).

Cơ co phụ thuộc vào sự giải phóng ion Ca từ lưới nội bào vào cơ tương. Ở cơ tim do chỉ có bộ đôi, hơn nữa số lượng lại không phong phú, nên khi có kích thích ion Ca từ lưới nội bào vào cơ tương hạn chế hơn so với ở cơ vẫn và chỉ là nguồn bổ sung cho các ion Ca ngoài tế bào đi vào cơ tương qua các vị quản T.

Mỗi tế bào cơ tim được bọc ngoài bởi một màng lipoprotein, phía ngoài là màng đáy (trừ ở đầu liên kết giữa hai tế bào không có màng đáy). Ngoài màng đáy là đây là lớp liên kết thưa mỏng có chứa lưới mao mạch.

  Có sự khác nhau về cấu trúc của tế bào cơ tim ở tâm nhĩ và tâm thất. Tế bào cơ tim tâm nhi kích thước nhỏ hơn tế bào cơ tim tâm thất. Hệ thống ống ngang ở tế bào cơ tim tâm thất phát triển phong phú hơn số với ở tế bào cơ tim tâm nhĩ, vì vậy tốc độ truyền thế năng hoạt động ở tâm thất cũng nhanh hơn.

Dưới kính hiển vi điện tử, vạch bậc thang là nơi hai đầu tế bào cơ tim tiếp giáp nhau. Vạch bậc thang gồm có phần ngang và phần đọc theo sợi cơ. Phần ngang thuộc các tơ cơ cạnh nhau trong một sợi cơ, đứng chênh nhau một khoảng đúng bằng chiều dài một lồng Krause (do đó đã tạo thành một hình ảnh bậc thang dưới kính hiển vi quang học). Ở phần ngang của vạch, màng hai sợi cơ kế tiếp nhau liên kết với nhau bởi thể liên kết hoặc vòng dính, ở phần dọc có mối liên kết khe, là nơi truyền xung động giữa 2 tế bào cơ tim (Hình 3-13).

4.2. Mô cơ tim

Những tế bào cơ tim nối tiếp nhau bằng các mối liên kết ở đầu sợi cơ và bằng các nhánh nổi, họp thành lưới sợi cơ. Trong các lỗ lưới giữa các tế bào là

mô liên kết thưa chửa mao mạch máu, mao mạch bạch huyết và những sợi thần kinh. Ngoài ra ở cơ tim còn có những lá xơ và vòng xơ tạo thành một bộ khung, làm chỗ bám cho các sợi cơ tim. Khung mô liên kết ấy chia trái tim

thành hai tầng: Tầng tầm nhĩ và tầng tầm thất, Ở tầng tầm thất, cơ tim tạo nên một thành dày, còn ở tâm nhĩ thì mỏng hơn. Một trong của thành tim được lợp bởi màng trong tim, mặt ngoài được lợp bởi màng ngoài tim.

4.3. Mô nút

Sự co bóp tự động và nhịp nhàng là đặc tính của các tế bào cơ tim phổi thai. Ở cơ tim vẫn tồn tại những tế bào cơ có khả năng đặc biệt ấy. Chúng họp thành mô nút (Hình 3-14). Mô nút giữ vai trò quan trọng trong sự phát sinh và dẫn truyền xung động, khiến tim duy trì sự co bóp tự động và nhịp nhàng. Ở trái tim người trưởng thành mô nút bao gồm các thành phần sau: 4.3.1. Nút xoang (còn gọi là nút xoang-nhi hoặc nút Keith-Flack)

Nút này có chiều dài 10-20mm, rộng 3mm, dày khoảng 1mm. nằm ở bên phải tĩnh mạch chủ trên, sát với tầm nhĩ phải. Đây là nơi xuất phát những xung động gây ra sự co bóp của tim. Thành phần cấu tạo chủ yếu của nút xoang là những tế bào cơ đặc biệt được gọi là tế bào mô nút, hình trụ hoặc hình đa điện, cố nhân lớn, nằm giữa tế bào. Quanh nhân là một vùng bào tương rộng, không có bào quan. Phần bào tương còn lại ở ngoại vi tế bào chứa những tơ cơ có kích thước thay đổi và sắp xếp theo các chiều khác nhau, xen kẽ với các ti thể. Ở vùng ngoại vi của nút xoang còn có một loại tế bào được gọi là tế bào cơ chuyển tiếp. Những tế bào này ngắn và mỏng hơn tế bào cơ tim và dược coi là dạng trung gian biến đổi về tế bào học giữa tế bào cơ kể m biệt hoá và tế bào cơ tim. Những tế bào trong nút xoang liên hệ với nhau và với các tế bào cơ tim bằng những mối liên kết khe.

4.3.2. Nút nhi thất (nút Tauara).

Nút này nhỏ hơn nút xoang, nằm ở phía dưới vách liên nhĩ, ngay sát chấn van ba lá. Nút nhĩ thất chứa ít tế bào mô nút nhưng nhiều tế bào cơ chuyển tiếp.

4.3.3. Bó His

 Gồm những tế bào mở nút chạy song song với nhau thành bố, từ nút nhĩ thất chạy mặt phải thành trong của tâm nhĩ phải, xuống tới vách liên thất, chạy từ sau ra trước rồi chia làm hai nhánh ở hai mặt của vách liên thất.

4.3.4. Lưới sợi Purkinje

Là lưới sợi toả ra từ hai nhánh của bó His, nằm rải rác ở màng trong tim. Những tế bào mô nút tạo thành lưới Purkinje có kích thước lớn (dài khoảng 50um, nhưng đường kính lớn hơn gấp đôi dưỡng kinh tế bào cơ tim). Trong bào tương, Các xơ cơ chỉ chiếm một phần, phần còn lại chứa nhiều hạt glycogen, nhiều ti thể và rải rác CỔ cả ly8080m, lưới nội bào không phát triển. Những tế bào của lưới Purkinje liên hệ với nhau và với các tế bào cơ tim bởi mối liên kết khe.

Advertisement

4.4. Những tế bào nội tiết ở tim

 Tế bào cơ tim nội tiết là loại tế bào cơ đặc biệt, khu trú chủ yếu ở tiểu nhỉ phải và tiểu nhĩ trái, các khu vực khác của tấm nhĩ và dọc theo hệ thống dẫn truyền ở vách liên thất. Về cấu tạo hình thái, chúng giống các tế bào cơ tim đã mô tả, nhưng trong bào tương có những hạt chế tiết. Những hạt chẽ tiết có đường kính 0,3-0,4km, có vỏ bọc, thường tập trung ở hai cực của nhân tế bào và xen giữa các xơ cơ hoặc dưới màng cơ tương. Những hạt chế tiết này chứa những tiến hormon Polypeptid có hoạt tính sinh học gọi là cardia-dilatin (CDD) hoặc atrial natriuric polypeptid (ANP). Tiến hormon là một polypeptid gồm 126 axit amin. Ngay sau khi xuất bào sẽ dược phân cắt thành các đoạn peptid gồm 28 axit amin và dược lưu hành trong máu. Các hormon này có tác dụng làm giãn mạch, hạ huyết áp, giảm lưu lượng máu. Một số tác dụng của nor mon được thực hiện gián tiếp qua việc ức chế sự bài tiết argininV150 pressin của thuỳ sau tuyến yên và aldosterol của vỏ thượng thận 

  5.CƠ TRƠN

Cơ trơn cổ ở thành các tạng rống, ở thành mạch, ở da và một số cơ quan khác. Tế bào cơ trơn không có vấn ngang. Cơ trơn hoạt động không theo ý muốn, chịu sự chi phối của hệ thần kinh thực vật.

5.1. Sợi cơ trơn

5.1.1. Cấu tạo vi thể

Tể bào cơ trơn hay sợi cơ trơn thương có hình thoi. Mọi sợi cơ trơn có một nhân, nằm ở phân phình ra ở giữa sợi cơ, có hình trứng hoặc hình que gẫy khúc tuỳ theo sơị cơ ở trạng thái giãn hoặc có khi cố định làm tiêu bản, vòi nhẫn chưa 1-2 hạt nhân, Chất nhiễm sắc phân bố thành các cụm nhỏ sát màng nhân. Cũng như sợi cơ vân và sợi cơ tim, sợi cơ trơn cũng được phủ bởi hai màng, màng bào tương và màng đáy. Bên ngoài màng đáy cố những sởi tạo keo và sợi võng nhỏ có tác dụng gắn các sợi cơ với nhau.

Chiều dài sợi cơ khác nhau tuỳ mỗi cơ quan. Ở tử cung phụ nữ có thai, soi cơ trơn có thể dài tới 0,5mm. Sợi cơ trơn ở thành ruột dài khoảng 0,2mm, ở thành mạch máu chỉ dài khoảng 20km.

5.1.2. Cấu tạo siêu vi thể

Trong khối cơ tương, ngoài nhân tế bào, còn có ti thế, hạt glycogen, myoglobin, lưới nội bào, bộ Golgi, ribosom, thể dục, tấm dục và các loại xơ cơ.

Những ti thể hình quê ngắn hoặc hình cầu với cấu tạo điển hình như ở các loại tế bào khác, Số lượng tỉ thế nhiều, tập trung ở phía hai cực của nhân. Bộ Golgi nhỏ và nằm gần nhấn, Lưới nội bào kém phát triển, phân tán quanh nhân, dọc theo si cơ và ở gắn màng cơ tượng. Thế đặc là những cấu trúc nhỏ hình thoi đã m màu, năm rải rác trong cơ tương. Tâm đặc là những cấu trúc nhỏ hình thoi nằm sát màng bảo tượng. Thể đặt và các tấm đặc là nơi định các xơ cơ.

Dưới kính hiển vi điện tử, có thể xác định rõ ba loại xơ xở actin có đường kính 4-8nm, xơ myosin có đường kính khoảng 15nm và xơ trung gian có đường kính khoảng 10nm, Thành phần chủ yếu của xơ trung gian là desmin (nhưng ở sợi cơ thành mạch lại là vimentin). Xơ trung gian xếp với nhau thành bố, chạy theo chiều dài của sợi cơ, dính vào các thể đặc và tẩm đặc, tạo thành một bộ khung vững chắc cho tế bào cơ trơn khi có rút.

Đơn vị có cơ ở sới cơ trơn, có những đặc điểm khác với ở sợi cơ vân. Tỉ lệ giữa xơ actin và xở mypsin ở sới cơ vào khoảng từ 21 đến 14/1 (tỉ lệ này ở sợi cơ vẫn là 2/3 hoặc 4/1). Những xạ actin thường quây kín các xơ myogin nên rất khó làm thể hiện loại xơ này bằng phương pháp làm tiêu bản mô học thông thường. Hướng của các xơ cơ hoặc chạy đọc hoặc xiên 90 với trục dài của sợi cơ. Những xd actin dính vào các thể đặc và tâm đặc tương tự như đối với vạch Z của lông Krause ở sợi cơ vẫn. Do những đặc điểm cấu tạo và sự sắp xếp của ba loại xơ đã mô tả trên, nên ở sợi cơ trơn không có vấn ngang và khi sợi cơ co rút, mặt sợi cơ có nhiều chỗ lồi,giữa hai sợi cơ, tấm lõm không bằng phẳng như sợi cơ giãn (Hinh 3-15).

5.2. Mô cơ trơn

Những sợi cơ trơn họp lại với nhau thành từng bó, hoặc từng lớp bằng cách lồng vào nhau, phân phình to của sợi này nằm cạnh đầu thon nhỏ của sợi bên cạnh. Giữa các sợi cơ là khoảng gian bào, rộng từ 50nm 80nm trong có chứa sợi collagen, sợi võng và chất gian bào, Những thành phần liên kết này gắn các sợi cơ lại với nhau. Ở mặt cắt ngang qua bổ cơ, có thể thấy rõ mặt cắt của các sợi cơ có hình tròn hay hình đa giác, thấy hoặc không thủy nhân tế bào, đường kính chênh nhau từ một đến vài um Hình 3-16).

Ở hầu hết các tạng rỗng, những sợi cơ trơn đã hình thành nên hai lớp cơ: những sợi của lớp trong xếp theo hướng vòng, những sợi của lớp ngoài xếp theo hưởng dọc. Ở dạ dày và đoạn đưới niệu quản còn thêm lớp thứ ba gồm những sợi chạy xiền hoặc theo hướng dọc. Lớp này nằm ở phía trong lớp vòng. Những sợi cơ trơn tạo thành lớp áo giữa của thành mạch máu, chạy xiên theo chiều xoắn ốc mà góc tạo nên hướng đi của sợi cơ với hướng đi của lòng mạch tăng lên khi đường kính lòng mạch nhỏ đẳn. Vì vậy ở các tiểu động mạch, các sợi cơ có hướng vòng ở thành tử cung, cơ trơn chiếm ưu thế. Các bó sợi cơ thường có những nhảnh nổi với nhau. Ở da, cơ dựng lông chỉ là những bỏ sợi cơ nhỏ, Ở tuyến tiền liệt và thành tủi tỉnh, những tế bào cơ trơn đứng rải rác trong mô liên kết.

 Xen giữa các bó sợi cơ trơn là mô liên kết, mạch máu, mạch bạch huyết và thần kinh. Vì hoạt động của cơ trơn đòi hỏi ít năng lượng nền mạch máu ở cơ trơn không phong phú như ở mô cơ vân. Ở thành nhiều mạch máu, mồ cơ được nuôi dưỡng bằng con đường khuyếch tán.

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Hãy nêu những đặc điểm chung của tế bào mô cơ.

2. Hãy mô tả cấu tạo vị thế của sợi cơ vân.

3. Hãy mô tả cấu tạo vi thể của tơ cơ vân.

4. Hãy mô tả siêu cấu trúc của tơ cơ vân.

5. Hãy mô tả cấu tạo của lưới nội bào không hạt và hệ thống vi quản T của cơ vân.

6. Hãy mô tả những thay đổi hình thái của tơ cơ vần khi cơ co duỗi.

7. Hãy mô tả cấu tạo vị thế của sợi cơ tim.

8. Hãy mô tả siêu cấu trúc của vạch bậc thang.

9. Hãy mô tả cấu tạo của hệ thống mở nút trong tim.

10. Hãy mô tả siêu cấu trúc của sợi cơ trơn.

 

NGUỒN: MÔ – PHÔI PHẦN MÔ HỌC – SÁCH ĐÀO TẠO BÁC SĨ ĐA KHOA – NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI – 2007
Chủ biên: GS.TS. TRỊNH BÌNH

Xem tất cả mô phôi tại: https://ykhoa.org/category/mo-phoi/

Giới thiệu nghuyen

Check Also

[GIẢI PHẪU SỐ 21] HẦU

1. ĐẠI CƯƠNG Hầu (pharynx) là ngã tư của đường hô hấp và đường tiêu …