Da là một trong những cơ quan lớn, chiếm tới khoảng 16% trọng lượng cơ thể. Da bao bọc toàn bộ diện tích mặt ngoài cơ thể, gồm ba lớp chính: Lớp biểu mô trên mặt gọi là biểu bì, lớp mô liên kết phía dưới gọi là chân bì, phía dưới lớp chân bì là lớp mô liên kết thưa, lỏng lẻo hơn chân bì gọi là hạ bì. Ở nhiều vùng, lớp này chuyển thành mô mỡ dưới da (Hình 7-1). Hạ bì nổi một cách lỏng lẻo với các màng ở dưới sâu, màng cơ (cần), màng xương. Da cũng có thể tiếp nối với niêm mạc môi, mũi, mi mắt, âm hộ, bao quy đầu, hậu môn.
Ở da còn có các thành phần phụ thuộc da: Lông, các tuyến, móng.
1.DA
1.1. Biểu bì
Biểu bì là loại biểu mô lát tầng sừng hóa, gồm hai dòng tế bào khác nhau tạo thành: Dòng tế bào sừng hóa và dòng tế bào không sừng hóa. Phần lớn tế bào biểu mô sừng hóa, hình thành những lớp trên mặt của da. Các tế bào biểu bì được sinh ra từ ngoại bì lợp mặt ngoài phối. Những tế bào nằm ở lớp sâu của biểu bì không sừng hoá.
Biểu bì có độ dày thay đổi tùy từng vùng cơ thể (từ 0,07 đến 2,5mm). Sự khác nhau về độ dày của biểu bì được giải thích bởi tính chất và sức mạnh của môi trường xung quanh tác động vào da lợp ngoài vùng đó không giống nhau. Lòng bàn tay và lòng bàn chân là những vùng có biểu bì dày nhất. Chiều dày của nó đạt tới 1,5-2mm. Biểu bì có thể gồm hàng chục lớp tế bào tạo thành. Từ trong ra ngoài, biểu bì dược phân thành năm lớp: lớp đáy, lớp sợi, lớp hạt, lớp bóng và lớp sừng.
1.1.1. Lớp đáy (hay lớp sinh sản)
Lớp đáy được tạo thành bởi một hàng tế bào khối vuông hoặc trụ, nằm trên màng đây. Tế bào lớp này có khả năng sinh sản nên lớp này còn được gọi là lớp sinh sản. Những tế bào mới sinh ra sẽ di chuyển dần lên phía trên. Do vậy biểu bì luôn luôn được đổi mới. Tế bào đáy có bào tương ưa base mạnh. Nhân tế bào hình cầu hay hình trứng. chứa nhiều chất nhiễm sắc
Trong lớp hay còn có những hắc tố bào. Khi nhuộm bằng HS các hắc tố bào có màu Bảng, nhân sẫm màu. Khi làm ngấm bạc thấy hắc tố bào có nhiều nhánh dài và có nhiều hạt sắc tố đen. Những hắc tố bào có khả năng tổng hợp sắc tố đen (melanin) cho da (Hình 7-2 và 7-3).
Ngoài ra, trong biểu bì còn có hai loại tế bào khác không thuộc hệ thống tế bào sừng hóa. Đó là những tế bào Langerhans và tế bào Merkel
– Tế bào Langerhans:
Hình 7.2. Cấu tạo vi thể của Trong khắp biểu bì, chủ yếu ở những vùng bên trên của lớp Malpighi, có những tế đặc biệt, được Langerhans mô tả năm 1868. Nhuộm bằng HE, tế bào Langerhans có bào tương sáng rào bao quanh một nhân màu rất đậm, Nếu nhuộm bằng clorua vàng thì tế bào có màu đen, có hình sao hoặc có nhiều nhánh. Các nhảnh tế bào nằm ở khoảng gian bào của các tế bào thuộc lớp sợi,
Dưới kính hiển vi điện tử, tế bào Langerhans có biểu hiện là loại tế bào có hoạt động ẩm bào và thực bào tích cực. Bào tường chứa nhiều tủi nhỏ, những hạt đặc hình cầu, đó là những lysosom và thể thực bào.
Tế bào Langerhans có chức năng phá huỷ và trình diện các kháng nguyên (xâm nhập ở da) cho các lympho bào có mặt trong biểu bì.
Tế bào Langerhans cũng được tìm thấy trong biểu mô niêm mạc miệng, biểu mô niêm mạc âm đạo và trong tuyến ức. Langerhans có nguồn gốc từ các tế bào nguồn trong tuỷ xương.
– Tế bào Merkel:Tế bào Merkel là tế bào biểu mô đã biệt hoá thành thụ thể cảm giác đau. Tế bào Merkel liên kết với những tế bào hóa sừng nằm bên cạnh bởi những thể liên kết, ở đây tế bào tạo synap bởi đầu thần kinh cảm giác bè ra như hình đĩa. Các tế bào Merkel có khuynh hướng tập trung ở da lòng bàn tay, bàn chân.
1.1.2. Lớp sợi (hay lớp Malpighi)
Lớp sợi (hay lớp Malpighi) có 5 – 20 hàng tế bào lớn, hình đa diện, nhân hình cầu nằm giữa tế bào. Giữa các tế bào thuộc lớp này, có thể nhìn thấy rõ những cầu nối bào tương. Dưới kính hiển vi điện tử, thấy những cầu nối liền bào đó chính là những thể liên kết (Hình 7-2 và 7-3). Trong bào tương của những tế bào thuộc lớp sợi và lớp đáy có thể thấy các hạt sắc lớp sợi và lớp đáy có thể thấy các hạt sắc tố đen mà chúng thu nhận từ hắc tố bào tiết ra. Các tế bào thuộc lớp đáy và lớp sợi có khả năng phân chia cao bằng gián phân nên biểu bì được đổi mới rất nhanh (20 – 30 ngày).
1.1.3. Lớp hạt
Lớp hạt gồm 3-5 hàng tế bào đa diện dẹt. Bào tương của các tế bào này chứa nhiều hạt bắt màu base đậm. Đó là những hạt xerath valin, các hạt này có liên quan tới hiện tượng thoái hoá sừng của tế bào biểu bì (Hình 7-2 và 7-3).
1.1.4. Lớp bóng
Các tế bào của lớp bồng có sự biến đổi sâu sắc. Chúng trở thành dệt và dài hơn. Tuy ranh giới giữa chúng vẫn được phân biệt rõ ràng, nhưng tất cả các bào quan và nhân đều biến đi. Vì vậy dưới kính hiển vi quang học thấy những tế bào này có vẻ thuần nhất, mặc dù với độ phóng đại lớn có thể thấy chủng hoàn toàn chứa đầy sợi có đường kính 7-8nm.
1.1.5. Lớp sừng
Tế bào đã biến thành những lá sừng mỏng, không nhân, trong bào tương chứa nhiều chất keratin (chất sừng). Chiều dày lớp sừng phụ thuộc từng vùng của cơ thể. Lớp sừng đảm bảo tính không thấm nước và ngăn cản sự bốc hơi nước qua da.
1.2. Chuẩn bị
Chân bì là mô liên kết xơ vững chắc, Độ dày lớp này thay đổi tùy từng vùng, nơi dày nhất đạt tới 3mm (gan bàn chân). Chân bì được phân làm hai lớp nhưng ranh giới không rõ ràng.
1.2.1. Lớp nhú
Mặt ngoài của chân bì, mặt tiếp xúc với biểu bì, thường không phẳng mà | lồi lõm. Chỗ lồi về phía biểu bì gọi là những nhú chân bì, do đó lớp chân bì ở trên được gọi là lớp nhủ. Nhú chân bì có nhiều ở những vùng phải chịu áp suất lồi lõm, Chỗ lồi về phía biểu bì gọi là những nhủ trần bì, do đó lớp chân bì ở trên được gọi là lớp nhủ. Nhú chân bì có nhiều ở những vùng phải chịu áp suất và cọ sát mạnh. Lớp nhú chân bị được tạo thành bởi mô liên kết thưa, trong đó có những bó sợi collagen nhỏ, những sợi chun. Tế bào trong lớp nhú thường ít hơn trong lớp lưới.
1.2.2. Lớp lưới
Lớp lưới là lớp mô liên kết đặc. Những sợi collagen họp thành từng bó, các bố có hướng song song với mặt da. Những sợi chun tạo thành những lưới sợi phong phú và dày giữa những bó sợi collagen. Xung quanh những nang lông, những tuyến bã, những tuyến mồ hôi, lưới sợi chun dày hơn ở lớp nhú.
Ở vùng sâu của lớp nhú ở quầng vú, dương vật, bìu có nhiều sợi cơ trơn. Da ở những vùng đó bị nhăn khi những sợi cơ co lại. Các cơ dựng lông là những bộ cơ trơn trong chân bị đến dính vào lông. Ở nhiều vùng của da mặt, những sợi cơ vân nằm ngang được tận cùng ở chân bì. Những sợi cơ đó là những cơ biểu lộ sắc mặt.
1.3. Hạ bì
Hạ bì được tạo thành bởi mô liên kết thưa, nối chân bì với các cơ quan bên dưới, giúp cho da trượt được trên các cấu trúc nằm dưới. Tùy từng vùng của cơ thể, tuỳ tình trạng nuôi dưỡng, ở lớp hạ bì có thể có những thuỷ mỡ tạo thành một lớp mỡ dày hay mỏng.
Các chức năng của da:
– Chống lại sự mất nước, sự bốc hơi nước và chống ngấm nước.
– Chống sự cọ sát.
– Ngăn cản các loại vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể.
– Nhận những kích thích từ môi trường ngoài.
– Tham gia vào sự đào thải một số chất ra khỏi cơ thể.
– Tham gia vào sự điều chỉnh thân nhiệt.
– Những tế bào biểu bì tạo ra chất protein sại, chất keratin, là chất chủ yếu làm cho da có chức năng bảo vệ,
Chất sắc tố, một sắc tố của da, ngăn cản tia cực tím xâm nhập vào cơ thế. Màu của da được tạo ra do sự phối hợp của bạn thành phần: màu vàng do màu của caroten tạo ra, chất oxyhemoglobin của hệ mạch nằm dưới da tạo ra màu hơi đỏ và các sắc màu từ hạt dẻ đến màu đen là tuỳ thuộc vào sự thay đổi số lượng sắc tố đen, Ba chất có màu nêu trên chỉ có sắc tố đen melanin được sinh ra ở da.
2.CÁC BỘ PHẬN PHỤ THUỘC DA
Biểu bì là lớp tế bào liên tục lợp bên ngoài toàn bộ cơ thể nhưng ở một số nơi đã biệt hóa để hình thành những bộ phận phụ thuộc da: Lông, móng và các tuyến.
2.1. Lông
Lông là những sợi mảnh sừng hoá, phát triển từ những tế bào biểu bì. Chiều dài và độ dày của lông thay đổi tuỳ thuộc các vùng của cơ thể. Lòng bàn tay, lòng bàn chân và một số nơi khác không có lông.
Mỗi lông được mọc lên từ một vết lõm hình ống của biểu bì gọi là nang lông. Nang lông kéo dài xuống tận lớp chân bì (Hình 7-1).
2.1.1. Lông chính thức
Từ trong ra ngoài có ba phần: Tùy lông, vỏ lông và áo ngoài (Hình 71 và 7-4).
2.1.1.1. Tủy lông
Tuy lông là trục của lông. Những tế bào nguồn của tủy nằm trên đỉnh nhú lông là những tế bào hình đa diện. Phía ngoài trên hành lang, các tế bào của tủy lông biến đổi dần rồi bị sừng hoá.
2.1.1.2.Vỏ lông
Những tế bào nguồn gốc của vỏ lồng cũng nằm trên nhú lồng xung quanh những tế bào sinh tuy lông.
2.1.1.3. Áo ngoài
Áo ngoài là một lớp tế bào sinh ra từ những tế bào nằm trên sườn của nhủ lòng ngay ở ngoài những tế bào sinh vỏ lông.
2.1.2. Nang lông
Nang lông gồm: Bao biểu mô trong, bao biểu mô ngoài và bao xơ (Hình 7-4).
2.1.2.1. Bao biểu mô trong
Có nguồn gốc từ những tế bào biểu bì nằm ở đáy rãnh vòng quanh nhú lông. Những tế bào ấy dần dần được đẩy lên trên rồi bị sừng hoá và thải ra ngoài cùng chất bài xuất của tuyến bã.
2.1.2.2. Bao biểu mô ngoài
Là phần biểu bì lõm xuống chân bì.
2.1.2.3. Bao xơ
Được tạo thành bởi những sợi collagen và sợi chun nối với nhau xung quanh nang lông. Bao xơ phía đáy lồi lên khỏi mô liên kết có tính cách phôi thai và có nhiều mạch, khôi ấy gọi là nhú lông. Những cơ dựng lông, một đầu bám vào bao xơ, đầu kia liên hệ với lớp phủ chân bì (Hình 7-1).
Lông có tác dụng bảo vệ da, nhất là chống rét (đối với súc vật). Lông còn là cơ quan xúc giác gián tiếp vì trong bao biểu mô ngoài và bao xơ có nhiều thần kinh xúc giác.
2.2. Móng
Móng là những miếng sừng dẹt lợp mặt lưng của những đầu ngón tay hay ngón chân.Móng có bốn bờ: Bờ sau và hai bờ bên thì chèn vào trong một cái rãnh hình móng ngựa gọi là rãnh vòng quanh móng. Rãnh này được hình thành do sự gấp của da. Nếp gấp ở bờ sau móng gọi là nếp gấp trên móng, còn nếp gấp ở hai bên gọi là nếp gấp bên; bờ thứ tư ở phía đầu ngón tay, ngón chân móng chổi ra và dài ra tự đo. Phần móng bị nếp gấp trên móng che khuất gọi là rẻ mỏng, phần móng lộ ra gọi là thân móng. Giữa mỏng và khe đầu ngón tay có cái khe gọi là khe dưới mông. Phía trên nếp gấp trên mỏng có một hình bán nguyệt trắng. Dưới cái mỏng là biểu bì tiếp với biểu bì xung quanh bởi nếp gấp trên móng và nếp gấp bền. Phần biểu bì ở dưới thân móng gọi là giường móng, phần biểu bì ở dưới rễ móng gọi là mảm móng (Hình 7-5).
2.2.1. Biểu bì móng
2.2.1.1. Mầm móng
Gồm lớp sinh sản và lớp sợi (lớp Malpighi) khá dày. Những tế bào của mầm móng phát triển từ đáy mầm ra thân móng. Những tế bào của lớp sợi dệt đi, biến thành các lá sừng đắp thêm vào móng do mầm mống đã tạo ra từ trước.
2.2.1.2. Giường móng
Cũng có lớp sinh sản và lớp sợi. Ở đỉnh những nhú chân bì (gọi là mào Henle), lớp sợi rất mỏng. Những tế bào ở phần trên của lớp sợi dẹt dần, biến thành những lá sừng đắp vào mặt dưới của móng. Ở dưới vết trắng hình bán nguyệt, giưỡng móng dày đều vì không có mào Henle.
2.2.2. Chân bì móng
Chân bì mầm mống có ít nhú (mào Henle). Chân bì giường móng có nhiều nhú song song và cao. Trong mỗi nhú có một dãy mao mạch hình quai từ lớp dưới đi lên. Dưới yết trắng hình bán nguyệt không có mao mạch hình quai nên phần móng này có màu trắng.
2.2.3. Móng
Là một miếng sừng, thân dày đều, rễ có hình vát. Móng có hai tầng: Tầng trên tạo bởi mầm mống rất dày, còn tầng dưới rất mỏng.
2.3. Tuyến bã
Tuyến bã là những tuyến chế tiết ra chất mỡ gọi là ba, năm ở chân bị. Tuyến bã có ở hầu khắp diện tích da của cơ thể, trừ ở gan bàn chân và lòng bàn tay.
Tuyến bã thuộc loại tuyến ngoại tiết kiểu túi, đường bài xuất ngàn đổ vào cổ nang lông. Cũng có những tuyến bã độc lập, đường bài xuất mở trực tiếp ra mặt da (tuyến bã ở quy đầu dương vật, ở môi nhỏ, mí mắt).
Thành của túi tuyến được lợp bởi một lớp tế bào dẹt, nhân tròn, nằm trên màng đáy (Hình 7-6).
Những tế bào ở gần ống bài xuất sinh sản. Những tế bào mới sinh di chuyển tới phần chế tiết của tuyến thành những tế bào da diện lớn, trong bào tượng của những tế bào này dần dần xuất hiện những giọt mồ rồi di chuyển về phía trung tâm của tủi tuyến. Nhân của các tế bào này co lại dần rồi biến đi, tế bào trở thành những mảnh vụn mở rồi bị dây ra mặt da qua cổ lông.
Ống bài xuất của tuyến là một đoạn ngắn lợp bởi biểu mô lát tầng.
Chất bã do tuyến bã tiết ra làm cho da và lông mềm mại, nếu tiết nhiều quá thì da nhờn, giảm tiết thì da khô, khi bị ứ đọng thì tạo ra trứng cá hay u nang tuyến bã.
2.4. Tuyến mồ hôi
Tuyến mồ hôi có ở khắp nơi của da, là tuyến ngoại tiết kiểu ống cong queo, nằm trong chân bì. Mỗi tuyến gồm hai phần: Phần chế tiết và phần bài xuất.
2.4.1. Phần chế tiết
Nằm trong trần bì, đôi khi ở hạ bì, là đoạn đầu của tuyến mồ hôi, cong queo thành một khối gọi là tiểu cầu mồ hôi (Hình 7-7).
Thành của đoạn chế tiết nằm trên một màng đáy và gồm hai hàng tế bào: Những tế bào cơ-biểu mô và những tế bào chế tiết.
2.4.1.1. Những tế bào cơ-biểu mô
Những tế bào cơ-biểu mô xếp thành một hàng. Đó là những tế bào hình thoi có nhánh dài. Trục dài của tế bào tiếp tuyến với thành tuyến. Những tế bào này có nhân đài, trong bào tương có những sợi bào tương giống những sợi bào tương cơ trơn.
Tế bào cơ-biểu mô co rút làm cho chất chế tiết của tuyến được bài xuất ra ngoài.
2.4.1.2. Những tế bào chế tiết
Những tế bào chế tiết hình tháp, tạo thành một lớp nằm trên mặt những tế bào cơ-biểu mô. Phía cực đáy có một nhân lớn, hình cầu. Trong bào tương có những ti thể và phía cực ngọn tế bào có
một số không bào, đôi khi có những giọt lipid, những B hạt glycogen, hạt sắc tố. Những tế bào chế tiết gồm có hai loại:– Những tế bào chế tiết sẫm màu :Khó xác định dưới kính hiển vi quang học trong giai đoạn các tế bào chế tiết hoạt động. Dưới kính hiển vi điện tử thấy tế bào sẫm màu có nhiều riboxom, nhiều không báo trên cực ngọn, nhiều lưới nội bào có hạt và những hạt chế tiết chứa glycoprotein (Hình 7-8).
– Những tế bào sáng màu: Trong bào tương có ít ribosome, lưới nội bào có hạt kém phát triển, nhiều hạt glycogen. Màng bào tương ở phía đáy có nhiều nếp gấp. Đó là đặc điểm của những tế bào có hoạt động vận chuyển ion và nước mạnh.
2.4.2. Phần bài xuất
Tiếp với phần chế tiết là ống bài xuất, hơi cong queo, đi lên phía biểu bì. Lòng của ống bài xuất nhỏ hơn ống chế tiết và được chia làm hai đoạn:
– Đoạn ở chân bì: Lòng hẹp, thành được lợp bởi hai hàng tế bào hình khối vuông sẫm màu.
– Đoạn ở biểu bì: Là một cái khe hình xoắn ốc, đoạn này không có thành riêng.
Tuyến mồ hôi bài tiết mồ hôi ra khỏi cơ thể. Sự bài tiết mồ hôi có liên quan tới sự điều hoà thân nhiệt. Bình thường mồ hôi được tiết ra ít và liên tục. Lượng mồ hôi tiết ra trong một ngày có thể trên dưới 500ml. Khi trời nóng bức, lao động nặng, sốt…lượng mồ hôi tăng lên nhiều. Ngoài nước, cơ thể thải qua tuyến mồ hôi những sản phẩm chuyển hoá của protein như ure, acid uric, amoniac… và một số muối vô cơ như NaCl.
3.PHÂN BỐ MẠCH VÀ THẦN KINH
Những tiểu động mạch dinh dưỡng cho da đến từ hai đám rối mạch, một khư trú giữa lớp nhú và lớp lưới và một ở vùng giữa chân bì và hạ bì. Những tiểu động mạch xuất phát từ các đám rối mạch này, tiến lên trên đưa máu vào các mao mạch máu trong nhú chân bì. Mỗi nhú chân bì ngoài các mạch máu, chỉ có một tiểu động mạch đi lên và một tiểu tĩnh mạch đi xuống.
Những tiểu tĩnh mạch dẫn máu ở da tập trung vào ba đám rối tĩnh mạch. Hai đám rối tĩnh mạch ở cùng vị trí như hại đám rối động mạch đã nêu ở trên, đám rối tĩnh mạch thừ ba khu trú ở vùng giữa chân bì.
Trong da thường thấy những nối động tĩnh mạch kiểu búi cuộn cầu.
Những mao mạch bạch huyết kín một đầu xuất phát từ các nhú chân bì, họp lại hình thành hai đám rối, ở cùng vị trí hai đám rối động mạch đã nêu trên.
Một trong những chức năng quan trọng của da là tiếp nhận những kích thích của môi trường, vì vậy sự phân bố thần kinh ở đa rất phong phú. Có thể coi da là cơ quan cảm giác của cơ thể. Trong da, những tận cùng thần kinh trần đến tiếp xúc với các tế bào biểu mô và các tuyến phụ thuộc da; những tiểu thể xúc giác (thụ thể cảm giác) có trong lớp chân bì và hạ bì (xem chương 14). Quanh những nang lông có những lưới tận cùng thần kinh.
TỰ LƯỢNG GIÁ
- Hãy mô tả cấu tạo của biểu bì.
- Hãy mô tả cấu tạo của chân bì.
- Hãy mô tả cấu tạo của hạ bì.
- Hãy nêu các chức năng cơ bản của da.
- Hãy mô tả cấu tạo và nếu chức năng của tuyến mồ hôi.
- Hãy mô tả cấu tạo và nếu chức năng của tuyến bã.
- Hãy kể tên các lớp cấu tạo của lông.
NGUỒN: MÔ – PHÔI PHẦN MÔ Học – SÁCH ĐÀO TẠO BÁC SĨ ĐA KHOA – NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI – 2007 Chủ biên: GS.TS. TRỊNH BÌNH
Xem tất cả mô phôi tại: https://ykhoa.org/category/mo-phoi/