– Về hình thái, hệ hô hấp được chia thành:
+ Hệ thống đường dẫn khí tới phổi gồm: Khoang mũi, các xoang cạnh mũi, khoang mũi-họng, thanh quản, khí quản, phế quản gốc.
+ Phổi: Gồm những đường dẫn khí trong phổi và những cấu trúc tham gia trao đổi khí mà chủ yếu là những phế nang.
- ĐƯỜNG DẪN KHÍ TỚI PHỔI
Được hợp thành bởi nhiều phần có hình dạng khác nhau như khoang mũi, xoang cạnh mũi, khoang mũi-họng, thanh quản, khí quản và phế quản gốc. Tuy nhiên, về cấu tạo lớp biểu mô của lớp niêm mạc có những đặc điểm chung và riêng.
1.1. Khoang mũi
Do xương, sụn, cơ, mô liên kết tạo thành và được chia thành ba vùng. Vùng tiền đình, lớp biểu mô thuộc loại lát tầng không sừng hoá có những lông. tuyến có tác dụng ngăn các hạt bụi lại. Vùng hô hấp, chúng được chuyển thành biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển, có nhiều tế bào hình đài tiết nhầy.
Vùng khứu giác, biểu mô thuộc loại trụ giả tầng gồm 3 loại tế bào: Tế bào chống đỡ, tế bào đáy và tế bào khứu giác (Hình 8- 1A và B). Vùng này có màu vàng nhạt nằm ở điểm cao nhất của hốc mũi, bắt đầu từ cuốn mũi trên và kéo dài ra phía sau khoảng 1cm. Biểu mô của những xoang cạnh mũi chỉ gồm một hàng tế bào trụ có lông chuyển.
1.2. Khoang mũi-họng
Là phần cao nhất của họng, được lót bởi biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển như ở khoang mũi, tiếp với niêm mạc cùng loại , lót ống thính giác. Biểu mo phủ hạnh nhân họng là biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển, xen kẽ từng vùng là biểu mô lát tầng không sừng hóa
1.3. Thanh quản
Biểu mô của niêm mạc dọc theo chiều dài thanh quản không hoàn toàn giống nhau. Mặt trước, nửa trên sau nếp thanh quản và các dây thanh âm đều được lợp bởi biểu mô lát tầng không sừng hoá. Còn các vùng khác của thanh quản (từ đáy nếp thanh quản kéo dài xuống phía dưới thanh quản đến khí quản) được lợp bởi biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển.
1.4. Khí quản
Tiếp theo thanh quản là khí quản có hình trụ, đẹt phía sau, có thể uốn được. Chiều dài khí quản vào khoảng 10cm, đường kính khoảng 2-2,5cm. Có 16-20 tấm sụn hình chữ C trong lớp dưới niêm mạc. Tận cùng của khí quản là nơi mở thông với hai phế quản gốc.
Thành khí quản mỏng, từ trong ra ngoài gồm có: niêm mạc, tầng dưới niêm mạc và áo ngoài.
1.4.1. Niêm mạc
Nằm phía trong cùng của thành khí quản, gồm: lớp biểu mô và lớp đệm.
1.4.1.1. Biểu mô
Thuộc loại biểu mô trụ giả tầng, chủ yếu gồm các tế bào có lông chuyển, xen kẽ có các tế bào hình đài tiết nhầy và những tế bào đáy năm gần màng đây. Những tế bào của biểu mô tụy xếp thành nhiều lớp nhưng đều có chân bám vào màng đáy. Dưới kính hiển vi điện tử có thể phân biệt được 8 loại tế
bào tương tự như ở biểu mô của các đoạn đường dẫn khí khác của hệ hô hấp. Những tế bào trên mặt biểu mô gắn với nhau ở mặt bên bởi những phức hợp liên kết.
Tế bào lông chuyển: Trong bào tương phía trên ngọn tế bào thấy rõ những thể đáy tương ứng với các lông. Bộ Golgi nằm phía trên nhân và lưới nội bào kém phát triển. Đỉnh các lông chuyển được phủ bởi một lớp dịch nhầy do tế bào hình đài tiết ra.
Tế bào tiết nhầy: Ở đây cũng tương tự tế bào. hình đài tiết nhầy ở niêm mạc ống tiêu hoá, bào tương phía trên nhân có lưới nội bào rất phát triển và giàu hạt chế tiết. Tế bào hình đài tiết ra lớp dịch nhầy phủ lên bề mặt tế bào biểu mô (Hình 8-2).
– Tế bào tiết thanh lịch: Có hệ thống lưới nội bào có hạt phát triển và những hạt chế tiết đậm đặc nằm phía dưới nhân. Sản phẩm của các tế | bào này là thanh dịch có độ quánh thấp, có men lysozyme, kháng thể IgA và có thể cả interferon.
– Tế bào mâm khía: Ở ngọn các tế bào này có những vi nhung mào cao khoảng 2km hướng vào lòng khí quản, Trong trục của vi nhung mao có những xơ actin chạy dài, có đoạn đi vào bào tương cực ngọn tế bào. Trong bào tương tế bào mâm khía không thấy có hạt chế tiết, nhưng giàu lưới nội bào không hạt và nhiều đám hạt glycogen. Ở phân bào tương gần các vi nhung mao còn thấy nhiều không bào vi âm. Chức năng của các tế bào mâm khía và mối liên hệ của chúng với các tế bào biểu mô khác chưa được xác định rõ. Đôi khi có thể quan sát thấy những tận cùng thần kinh biểu mô khí quản liên hệ với một số tế bào mâm khía nên có thể chúng là những thụ thể cảm giác, nhưng chưa có sự khẳng định về chức năng.
– Tế bào trung gian: Đây là loại tế bào đang biệt hoá. Chúng có thể biệt hoá thành tế bào có lông chuyển hoặc tế bào chế tiết. Tế bào đáy: Có hình tháp, nhỏ thường thấy ở khoảng cách giữa chân những tế bào trụ kế trên. Nhân của tế bào đáy nằm thấp hơn nhân của các tế bào trụ, vì vậy tạo cho biểu mô có hình ảnh gia tầng. Tế bào đáy còn ít bào quan. Đây là những tế bào nguồn có thể sẽ biệt hóa để thay thế cho những tế bào phía trên.
– Tế bào Clara: Được Clara mô tả lần đầu tiên ở biểu mô của các tiểu phế quản. Hiện nay chúng đã được xác nhận là có mặt trong biểu mô của tất cả các đường dẫn khí của hệ hô hấp. Tế bào Clara không có lông chuyển, nhưng mặt gọn tế bào có những vi nhung mạo ngắn hướng về phía lòng khí quản. Dưới kính hiển vi điện tử, tế bào Clara tương tự như tế bào tiết nhầy, nhưng ở phần bào tương cực ngọn tế bào có nhiều lưới nội bào không hạt và những hạt chế tiết. Qua thực nghiệm dùng phương pháp tự chụp hình phóng xạ, tế bào Clara được xác nhận là có vai trò hình thành chất hoạt điện hay chất phủ (surfactant) ở bề mặt đường hô hấp. Tế bào nội tiết hay còn gọi là tế bào Klitschko hoặc tế bào hạt nhỏ. Đặc điểm của tế bào này là có những hạt chế tiết nhỏ khu trú ở bào tương vùng đáy tế bào, Hạt chế tiết có vỏ bọc. Dưới vỏ bọc tạo thành một khoảng trống, trong cùng là lõi đậm đặc. Đường kính của hạt chế tiết trung bình khoảng 100 nm. Những tế bào nội tiết trong biểu mô đường hô hấp thường đứng thành đám và liên hệ với đầu tận cùng thần kinh nội tiết, trong số đó, đã phát hiện có một số tế bào tiết catecholamine.
Trong biểu mô phần trên khí quản, tế bào có lông chuyển chiếm khoảng 30% tổng số tế bào biểu mô, tế bào hình đài tiết nhầy khoảng 28% và tế bào đây khoảng 29%. Càng xuống phần dưới khí quản, tỉ lệ tế bào có lông chuyến tăng dần trong khi đó tỉ lệ tế bào hình đài tiết nhầy và tế bào đáy giảm dần. Ngoài ra, trong biểu mô khí quản và phế quản còn thấy những lympho bào và bạch cầu xâm nhập với số lượng ít.
1.4.1.2. Lớp đệm
Là loại mô liên kết thưa, ít sợi chun. Ngăn cách giữa lớp đệm và tầng dưới niêm mạc là một màng chun mỏng.
1.4.2. Tầng dưới niêm mạc
Trong mô liên kết có các tuyến ngoại tiết hỗn hợp và 16 đến 20 tấm sụn trong hình chữ C khuyết ở mặt sau khí quản. Khi tuổi đời càng cao, chúng có thể chuyển thành sụn xơ.
1.4.3. Áo ngoài
Áo ngoài là mô liên kết thưa chứa nhiều tế bào mỡ và có các mạch máu, thần kinh khí quản.
1.5. Phế quản gốc
Là đoạn phế quản được tính từ nơi phân đội của khí quản đến rốn của mỗi phổi (cựa phế quản là một gờ lồi lên ở mặt trong nơi chia đôi của khí quản thành 2 phế quản gốc, gờ này thuộc sụn khí quản cuối cùng).
2. PHỐI
2.1. Thuỷ phổi và tiểu thuỳ phổi
Phổi là cơ quan đối, được treo vào mỗi nữa lồng ngực bởi các cuống phổi và các dây chằng, cách nhau bởi tim và các thành phần khác của trung thất. Vì tim ở vị trí lệch trái nên phôi phải lớn hơn phổi trái. Phổi phải có 3 thuỳ, phổi trái có 2 thuỳ. Mỗi thuỳ lại được chia thành nhiều khối hình tháp giới hạn bởi những vách liên kết mỏng, được gọi là những tiểu thùy phổi. Đỉnh các tiểu thuỳ phổi hướng về phía rốn phổi, đáy hướng về phía mặt phổi.
Mặt ngoài phổi được bọc bởi lá tạng của màng phổi (Hình 8-3). Ở trẻ sơ sinh và những năm tháng đầu cuộc đời, phối có màu hồng sáng. Theo tuổi đời phổi ngày càng ngả màu xám, đặc biệt là phổi của những người sống ở những vùng có nhiều bụi (thành phố, và người hút nhiều thuốc lá,là do các phần tử bụi khi hít vào, bị các đại thực bào ở phổi thâu tóm, tích lại ở vách các phế nang.
2.2. Phần dẫn khí trong phổi – cây phế quản
Mỗi phế quản gốc khi rời rốn phổi sẻ chia nhánh nhỏ dần đi vào trong phổi. Toàn bộ các nhánh phân chia từ một phế quản gốc được gọi là cây phế quản. Cách phân chia của cây phế quản như sau: ở bên phải, phế quản gốc chia thành 3 phế quản thuỷ đi tới 3 thùy phổi; ở bên trái, phế quản gốc chia thành 2 phế quản thuỷ đi tới 2 thuỷ phổi. Những phế quản thùy tiếp tục chia nhánh nhiều lần hình thành những phế quản gian tiểu thuỳ. Nhảnh nhỏ khi đi vào mỗi tiểu thuỳ phổi được gọi là tiểu phế quản. Trong mỗi tiểu thuỳ phổi, tiểu phế quản tiếp tục chia nhánh nhỏ hơn. Nhánh nhỏ nhất của phần dẫn khí trong tiểu thuỳ phổi được gọi là tiểu phế quản tận. Trong mỗi tiểu thuỳ phổi có khoảng từ 50-80 tiểu phế quản tận, cả hai bên phối có khoảng 20.000 tiểu phế quản tận.
2.2.1. Những phế quản
Cấu tạo của thành các phế quản không hoàn toàn giống nhau trong suốt chiều dài của cây phế quản. Chúng dần dần có sự thay đổi cùng với sự nhỏ đi của đường kính. Tuy nhiên, các phế quản từ lớn đến nhỏ đều có cấu tạo đại cương giống nhau. Thành của các phế quản từ trong ra ngoài đều có bốn lớp áo.
2.2.1.1. Niêm mạc
Có nếp gấp làm cho lòng của các phế quản nhăn nheo.
– Biểu mô niêm mạc các phế quản thuộc loại biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển. Ở những phế quản có kích thước lớn (phế quản gốc, phế quản thuỳ, phế quản gian tiểu thuỳ), biểu mô niêm mạc giống biểu mô niêm mạc khí quản.
– Lớp đệm được tạo thành bởi mô liên kết thưa, có đủ các loại sợi của mô liên kết, đặc biệt có nhiều sợi chun, có ít tế bào lympho.
2.2.1.2. Lớp cơ
Được tạo thành bởi 2 lớp cơ mỏng. Lớp trong là lớp đặc, được tạo bởi những sợi cơ hướng vòng. Lớp ngoài gồm những sợi cơ riêng biệt hướng dọc, lớp này không được thể hiện rõ ràng. Cả hai lớp này bao bọc quanh ống phế quản, gọi là cơ Reissessen, thuộc loại cơ trơn. Các sợi cơ trong lớp cơ được kết hợp chặt chẽ với những sợi chun. Các bó cơ không bao giờ hình thành một vòng khép kín chung quanh ông phế quản,
2.2.1.3. Lớp sụn và tuyến (lớp dưới niêm mạc)
Trong lớp này có những mảnh, sụn trong, kích thước không đều, bao quanh thành phế quản (Hình 8-4). Các mảnh sụn bẻ dần theo kích thước phế quản và mất đi khi đường kính của tiểu phế quản còn < 1mm.
Những tuyến trong lớp này thuộc loại tuyến nhầy và tuyến pha. Ống bài xuất của chúng mở thẳng vào trong lòng phế quản. Chất tiết của những tuyến đó cùng với chất tiết của những tế bào hình đài tiết nhảy ở lớp biểu mô lớp niêm mạc làm mặt niêm mạc luôn luôn ẩm ướt và có khả năng giữ lại những hạt bụi, sau đó đây chúng ra ngoài.
2.2.1.4. Lớp vỏ ngoài
Được tạo bởi mô liên kết thưa với nhiều sợi chun, bọc xung quanh các mảnh sụn và tiếp nối với mô liên kết của nhu mô phổi.
2.2.2. Những tiểu phế quản
2.2.2.1. Tiểu phế quản
Tiểu phế quản là những đoạn phế quản nhỏ, có đường kính < 1mm, nằm trong tiểu thuỳ. Thành của tiểu phế quản không có sụn, không có tuyến và không có những điểm bạch huyết. Thành tiểu phế quản trong tiểu thùy được cấu tạo bởi (Hình 8-5):
– Lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp làm cho lòng tiểu phế quản có hình như mặt cắt ngang quả khế, cấu tạo gồm:
+ Biểu mô: Ở đoạn đầu tiểu phế quản thuộc biểu mô trụ đơn có lông chuyển, còn ở đoạn cuối thuộc loại biểu mô vuông đơn có hoặc không có lông chuyển. Số lượng tế bào tiết nhầy ở biểu mô giảm nhiều, tuy nhiên vẫn có tế bào Clara, tế bào mâm khía và tế bào nội tiết.
+ Lớp đệm: Là một lớp mô liên kết mỏng có những loại sợi liên kết nhưng chủ yếu là sợi chun.
– Lớp cơ (hay còn gọi là cơ niêm) ở thành tiểu phế quản tương đối phát triển. Vì vậy, sự co rút kéo đài của lớp này trong trường hợp bệnh lý (bệnh hen phế quản) làm cho lòng của tiểu phế quản bị co hẹp lại, gây khó thở thì thở ra.
2.2.2.2. Tiểu phế quản tận
Tiểu phế quản tận là đoạn cuối cùng của cây phế quản, có đặc điểm:
– Thành khá mỏng.
– Niêm mạc không có nếp gấp.
– Biểu mô lợp thuộc loại biểu mô vuông đơn.
2.3. Phần hô hấp của phổi
2.3.1. Tiểu phế quản hô hấp
Mỗi tiểu phế quản tận phân chia thành hai hoặc nhiều tiểu phế quản hô hấp. Mỗi tiểu phế quản hô hấp lại tiếp tục phấn đội hai lần nữa, kết quả là có
những tiểu phế quản hô hấp từ bậc 1 đến bậc 3. Tiểu phế quản hô hấp có hai chức năng chính vừa dẫn khí vừa trao đổi khí. Đường kính của tiểu phế quản hô hấp khoảng 0,4mm. Thành của chúng có cấu tạo gần giống như tiểu phế quản tận: Biểu mô vuông đơn tựa trên màng đáy, gồm những tế bào có lông chuyển và tế bào Clara. Dưới biểu mô là những sợi chun chạy theo chiều dài và các bộ sợi cơ trơn chạy theo hướng xoắn ốc. Đặc điểm cấu tạo của thành tiểu phế quản hô hấp là có những nơi phình ra, đó là những phế nang có chức năng trao đổi khi. Ở đoạn đầu, thành tiểu phế quản hô hấp có ít phế nang, ở đoạn càng xa số phế nang càng nhiều hơn. Biểu mô vuông đơn của thành tiểu phế quản hô hấp tiếp nối với biểu mô lát đơn của phế nang (Hình 8-6).
2.3.2. Ống phế nang, tiền đình phế nang, túi phế nang
Mỗi tiểu phế quản hô hấp tiếp tục phấn thành 2-10 ông phế nang. Ông phế nang là đoạn ống mà thành của chúng có các phế nang độc lập đứng cạnh nhau và những phế nang kết thành chùm (túi phế nang) có miệng chung là tiền đình phế nang. Nơi này, thành ống phế nang như bị gián đoạn. Những đoạn thành ống phế nang còn lại được lót bởi biểu mô vuông đơn tựa trên đỉnh phế nang màng đáy. Dưới biểu mô là một lớp sợi collagen, sợi võng, rất giàu sợi chun và những sợi cơ trơn. Đây là những cơ kiểm soát đương khí ra vào phế nang và túi phế nang. Miệng các phế nang độc lập và các tiền đình có hình vòng, chúng tạo nên thành của ống phế nang và chính là phần đỉnh của các vách phế nang bè rộng ra (Hình 8-6).
2.3.3. Phế nang
Phế nang là những túi đa diện, thành rất mỏng. Các phế nang mở vào túi phế nang không còn thành phần cơ trơn.
Đường kính trung bình của các phế nang ở người trưởng thành không quá 0,25mm. Tổng điện tích bề mặt của tất cả các phế nang ở giai đoạn thơ vào khoảng 100-120m (thậm chí có thể đến 150m2), còn ở trong giai đoạn thở ra, diện tích đó có thể giảm xuống còn 1/ 2 đến 1/3. Giữa các phế nang có những lỗ với đường kính khoảng 10-15km.
Bề mặt trong của thành phế nang được lợp bởi một biểu mô đặc biệt rất mỏng, nằm trên màng đáy gọi là biểu mô hô hấp. Lớp biểu mô hô hấp ở thành phế nang được phân cách với biểu mô của thành phế nang bên cạnh bởi một vách liên kết mỏng gọi là cách gian phế nang. Trong sách giãn phế nang có một lưới mao mạch dày đặc gọi là lưới mao mạch hô hấp (Hình 8-7). Những lỗ vách gian phế nang cho phép không khí chuyển từ phế nang này sang phế nang bên cạnh tranh hiện tượng xẹp phế nang khi một số phế nang bị tắc. Đồng thời, những lỗ phế nang cũng tạo điều kiện thuận lợi lan truyền vi khuẩn trong các trường hợp viêm phổi.
2.3.3.1. Biểu mô lợp phế nang (hay biểu mô hô hấp)
Biểu mô lợp phế nang được tạo bởi hai loại tế bào:
– Tế bào phế nang loại 1:
Là loại tế bào dẹt, chiếm đa số trong biểu mô hô hấp. Vùng trung tâm của tế bào phình lên và chứa một nhân dẹt. Lớp bào tương của tế bào mỏng không thể nhìn được dưới kính hiển vi quang học (do đó, khi chưa có kính hiển vi điện tử, biểu mô hô hấp được xem như bị đứt đoạn).
Khi nghiên cứu bằng kính hiển vi điện tử, người ta thấy tế bào biểu mô lợp thành phế nang là một lớp liên tục nằm trên màng đáy, có chiều dày không vượt quá 0,lum. Mặt ngoài màng đáy của biểu mô là màng đáy của lớp nội mô mao mạch hô hấp. Các tế bào biểu mô lợp
thành phế nang có nhiều nhánh bào tương dài 20-80nm, làm cho diện tiếp xúc của biểu mô hô hấp và không khí tăng lên rất nhiều. Trong bào tương của tế bào có những ti thể hình cầu, đường kính 0,2-0,4km; những không bào lớn, đường kính 1-2mm.
– Tế bào phế nang loại II:
Là những tế bào lớn. Dưới kính hiển vi quang học, tế bào phế nang loại II có hình cầu lớn, đơn độc hoặc năm thành từng đảm 2-3 tế bào lồi vào trong lòng phế nang.
Dưới kính hiển vi điện tử, người ta nhận thấy những tế bào phế nang loại II là những tế bào biểu mô cùng nằm trên màng đáy với tế bào phế nang loại 1 nhưng có tính chất chế tiết nên chúng còn được gọi là những tế bào chế tiết. Mặt tự do của tế bào có những vi nhung mạo ngắn. Trong bào tương có nhiều lưới nội bào có hạt, nhiều riboxom, ti thể, bộ Golgi, nhiều không bào. Ngoài ra trong bào tương của những tế bào này còn có những hạt đặc (Hình 8-8). Những hạt này được tạo thành bởi những lá mảnh song song hay đồng tâm chứa nhiều phospholipid dưới dạng phức hợp lipoprotein, khi được bài xuất ra khỏi tế bào, chúng trở thành một chất dịch phủ trên bề mặt biểu mô lợp phế nang gọi là chất phủ (surfactant). Chất phủ này có đặc tính làm giảm sức căng bề mặt giúp cho đường kính phế nang luôn được ổn định. Nói cách khác, chất phủ điều chỉnh sức căng bề mặt phế nang trong quá trình hô hấp, ngăn không cho các phế nang xẹp lại. Chất phủ luôn được đổi mới. Sự chế tiết của chất phủ được điều hoà bởi thần kinh.
– Đại thực bào phế nang: Trong thành và trong lòng phế nang, người ta có thể phát hiện được những đại thực bào có chứa dị vật. Trong bào tương của chúng thường có những giọt lipid và nhiều không bào. Những đại thực bào này từ vách gian phế nang xâm nhập vào thành và lòng phế nang. Đại thực bào phế nang có | hình trứng, kích thước lớn, trong bào tương có những hạt bụi nên còn được gọi là những “tế bào bụi”. Ở một số bệnh tim, có sự ứ máu trong phôi, các đại thực bào chứa nhiều hạt hemosiderin và sắc tố.
Về nguồn gốc của những đại thực bào phế nang, cũng giống như những đại thực bào ở những nơi khác của cơ thể, có nguồn gốc từ những bạch cầu đơn nhân.
2.3.3.2. Vách gian phế nang
Vách gian phế nang là một vách mỏng, nằm giữa hai phế nang cạnh nhau. Vách gian phế nang được tạo thành bởi:
– Lưới mao mạch dày đặc gọi là lưới mao mạch hô hấp. Đường kính mao mạch thường lớn hơn bề dày của vách gian phế nang, nên làm cho vách phế nang có nhiều nơi lồi vào trong lòng phế nang. Phía ngoài lớp nội mô của các mao mạch được bao quanh bởi màng đáy. Màng này thường dính vào màng đáy của biểu mô phế nang.
– Vùng trung tâm vách gian phế nang có lưới sợi võng, sợi chun. Những sợi này cùng với những nhánh nối của mao mạch, đi vào thành các phế nang gần kề. Một số ít sợi tạo keo và sợi cơ trơn. Trong sách giãn phế nang còn có một số tế bào mà số lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào tuổi tác, mức độ mỏng của thành phế nang, như:
+ Những tế bào chứa mỡ có nhiều không bào trong bào tương.
+ Những đại thực bào có thể lách qua biểu mô hô hấp, lọt vào lòng phế nang, ăn các hạt bụi và trở thành các tế bào bụi.
Như vậy, không khí trong lòng phế nang được ngăn cách với máu trong lòng mao mạch hô hấp (nằm trong sách giãn phế nang) bởi hàng rào phế nang mao mạch (hay hàng rào khí-máu) gồm các lớp:
+ Lớp chất phủ trên mặt tế bào phế nang.
+ Bào tương các tế bào biểu mô hô hấp (lợp thành phế nang).
+ Màng đáy lợp ngoài biểu mô hô hấp.
+ Màng đáy lợp ngoài nội mô mao mạch hô hấp. Hai màng đáy ở đây
thường hoà với nhau.
+ Bào tương của tế bào nội mô mao mạch.
2.4. Màng phổi
Những khoang chứa những lá phổi được lợp bởi lớp thanh mạc gọi là màng phổi. Màng phổi được tạo thành bởi một lớp mô liên kết xơ mỏng, trong đó có những tế bào sợi và đại thực bào, những bó sợi chun chạy dọc theo các hướng khác nhau và được lợp bởi một lớp trung biểu mô. Phần màng hợp thành khoang ngực gọi là lá thành, còn phần màng quay lại lợp trên mặt phôi gọi là lá tạng. Màng phổi có nhiều mao mạch máu và mao mạch bạch huyết. Lá thành của màng phổi có ít sợi thần kinh liên quan với thần kinh hoành và thần kinh liên sườn. Ở lá tạng có những nhánh của thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Giữa lá thành và lá tạng là khoang màng phổi có chứa một lớp dịch mỏng, có thể thấy những tế bào của lớp trung biểu mô bị bong ra.
2.5. Mạch máu, mạch bạch huyết và thần kinh
Mạch máu ở phổi một phần thuộc tuần hoàn chức năng, một phần thuộc tuần hoàn dinh dưỡng. Mau trong tuần hoàn chức năng được cấp 02, và loại bỏ CO2. Máu tĩnh mạch được dẫn tới phối bởi những động mạch phổi, cấu trúc có ít thành phần chung và nhiều thành phần cơ. Khi tới phối, các nhánh động mạch phổi luôn song hành với các nhánh của cây phế quản. Khi tới các đoạn tiểu phế quản và ống phế nang, chung chuyển thành các tiểu động mạch và sau đó toả thành một lưới mao mạch rất phong phủ trong các cách gian phế nang.
Mao mạch ở phổi là phần mạch quyết định sự trao đổi máu ở phổi. Màu động mạch từ lưới mao mạch chảy về các tiêu tĩnh mạch chạy riêng rẽ trong
nhu mô phổi và được mô liên kết bao quanh, sau đó đi vào các cách liên kết gian tiểu thuỳ. Sau khi rời khỏi tiểu thùy phối, các tĩnh mạch phổi đi theo cây phế quản để đi tới rốn phổi để về tâm nhĩ trái.
Những động mạch dinh dưỡng ở phổi xuất phát từ động mạch chủ, song hành và cung cấp máu dinh dưỡng cho cây phế quản, tới các tiểu phế quản. Chúng có những nhảnh nổi với động mạch phổi trong thành các phế quản.
Ở phổi có nhiều mạch bạch huyết nhận bạch huyết từ đám rối mao mạch bạch huyết ở bể mặt màng phổi và những đám rối bao quanh các tiểu phế quản và quanh các mạch máu ở phổi. Bạch huyết từ các đám rối bể mặt màng phổi được dẫn đến các bạch hạch ở rốn phổi và ở nơi chia nhánh của khí quản. Bạch huyết từ các đảm rồi sau được dẫn đến các bạch hạch dọc theo các phế quản phổi ở rốn phổi. Ở thành phế nang không có mạch bạch huyết.
Thần kinh chi phối hoạt động ở phổi là thần kinh phó giao cảm thuộc dây thần kinh phế vị, thần kinh giao cảm thuộc hạch giao cảm ngực từ thứ 2 đến thứ 4. Chúng được hình thành từ những đám rối quanh rốn phổi và từ đó cho ra các sợi thần kinh chi phối cây phế quản và các mạch máu trong phổi. Thần kinh giao cảm và phó giao cảm đều chứa các sợi ly tâm và sợi hướng tâm. Làm co lòng phế quản là thần kinh phế vị, làm giãn lòng phế quản là thần kinh giao cảm. Cả hai loại sợi đều có những tận cùng thần kinh ở thành các phế quản, ống phế nang và phế nang. Loại tận cùng cảm giác được coi là các thu thể cạnh mạch) bị kích thích khi áp lực máu ở mao mạch phổi tăng lên. Có loại tận cùng liên hệ bằng xinap hoá học với phế bào loại II, được cho là liên quan đến hoạt động chi tiết chất hoạt diện của loại tế bào nhu mô phổi và được mô liên kết bao quanh, sau đó đi vào các cách liên kết gian tiểu thuỳ. Sau khi rời khỏi tiểu thùy phối, các tĩnh mạch phổi đi theo cây phế quản để đi tới rốn phổi để về tâm nhĩ trái.
Những động mạch dinh dưỡng ở phổi xuất phát từ động mạch chủ, song hành và cung cấp máu dinh dưỡng cho cây phế quản, tới các tiểu phế quản. Chúng có những nhảnh nổi với động mạch phổi trong thành các phế quản.
Ở phổi có nhiều mạch bạch huyết nhận bạch huyết từ đám rối mao mạch bạch huyết ở bể mặt màng phổi và những đám rối bao quanh các tiểu phế quản và quanh các mạch máu ở phổi. Bạch huyết từ các đám rối bể mặt màng phổi được dẫn đến các bạch hạch ở rốn phổi và ở nơi chia nhánh của khí quản. Bạch huyết từ các đảm rồi sau được dẫn đến các bạch hạch dọc theo các phế quản phổi ở rốn phổi. Ở thành phế nang không có mạch bạch huyết.
Thần kinh chi phối hoạt động ở phổi là thần kinh phó giao cảm thuộc dây thần kinh phế vị, thần kinh giao cảm thuộc hạch giao cảm ngực từ thứ 2 đến thứ 4. Chúng được hình thành từ những đám rối quanh rốn phổi và từ đó cho ra các sợi thần kinh chi phối cây phế quản và các mạch máu trong phổi. Thần kinh giao cảm và phó giao cảm đều chứa các sợi ly tâm và sợi hướng tâm. Làm co lòng phế quản là thần kinh phế vị, làm giãn lòng phế quản là thần kinh giao cảm. Cả hai loại sợi đều có những tận cùng thần kinh ở thành các phế quản, ống phế nang và phế nang. Loại tận cùng cảm giác được coi là các thu thể cạnh mạch) bị kích thích khi áp lực máu ở mao mạch phổi tăng lên. Có loại tận cùng liên hệ bằng xinap hoá học với phế bào loại II, được cho là liên quan đến hoạt động chi tiết chất hoạt diện của loại tế bào này.
TỰ LƯỢNG GIÁ
- Hãy kể tên các thành phần của đường dẫn khí tới phổi.
- Hãy mô tả cây phế quản.
- Hãy so sánh cấu tạo của phế quản gian tiểu thuỳ với tiểu phế quản.
- Hãy so sánh cấu tạo của tiểu phế quản tận với tiểu phế quản hô hấp.
- Hãy phân biệt cấu tạo của ống phế nang với chùm phế nang.
- Hãy mô tả các loại tế bào trong lớp biểu mô hệ thống dẫn khí.
- Hãy mô tả sự thay đổi thành phần tế bào trong biểu mô lớp niêm mạc cây phế quản.
- Hãy mô tả các thành phần cấu tạo vách gian phế nang.
- Hãy mô tả cấu tạo của tế bào phế nang loại I và tế bào phế nang loại II.NGUỒN: MÔ – PHÔI PHẦN MÔ Học – SÁCH ĐÀO TẠO BÁC SĨ ĐA KHOA – NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI – 2007 Chủ biên: GS.TS. TRỊNH BÌNHXem tất cả mô phôi tại: https://ykhoa.org/category/mo-phoi/