[NEW 2021] Bản full về loét dạ dày tá tràng 2021 theo hội tiêu hóa Nhật Bản 2021

Rate this post

Nội dung

New 2021: bản full về loét dạ dày tá tràng 2021 theo hội tiêu hóa Nhật Bản 2021

Các khuyến cáo đáng chú ý của hội tiêu hóa Nhật Bản 2021: Japanese Society of Gastroenterology (JSGE): theo từng câu hỏi như sau:
Biên dịch: Bs Huỳnh Văn Trung- Nội tiêu hóa gan mật- Bệnh viện Tâm Anh TPHCM

Câu hỏi 1: Loét dạ dà tá tràng xuất huyết ở bệnh nhân đang dùng kháng đông và/hoặc kháng kết tập tiểu cầu => xử trí như thế nào?

• Tiếp tục aspirine ở bệnh nhân nguy cơ cao thuyên tắc huyết khối (Recommendation: strong, 100% agreed, evidence level 😎
• Chuyển kháng kết tập tiểu cầu khác sang aspirine ở bệnh nhân nguy cơ cao thuyên tắc huyết khối (Recommendation: weak, 100% agreed, evidence level D.)
• Ngưng tạm thời kháng kết tập tiểu cầu nếu bệnh nhân không có nguy cơ cao thuyên tắc huyết khối (Recommendation: weak, 100% agreed, evidence level D)
• Ở bệnh nhân trải qua nội soi cầm máu => ngưng tạm thời warfarin, xem xét dùng heparin hoặc sử dụng lại warfarin sớm (Recommendation: strong, 100% agreed, evidence level C)
• Bắt đầu lại DOACs sớm (1-2 ngày) sau khi ổn định cầm máu qua nội soi (Recommendation: weak, 100% agreed, evidence level D)
• Ở bệnh nhân kết hợp cả hai kháng kết tập tiểu cầu và warfarin => chuyển kháng kết tập tiểu cầu sang aspirine hoặc cilostazol, tiếp tục warfarin với PT/INR phù hợp hoặc chuyển sang heparin (Recommendation: weak, 100% agreed, evidence level D)
• Ở bệnh nhân đang điều trị kháng kết tập tiểu cầu kép => tiếp tục aspirine và ngưng kháng kết tập tiểu cầu còn lại (Recommendation: strong, 100% agreed, evidence level D)

Câu hỏi 2: Hiệu quả chẩn đoán hình ảnh can thiệp (interventional radiology: IVR) ở bệnh nhân thất bại cầm máu qua nội soi ?

• Ở bệnh nhân thất bại cầm máu qua nội soi => chẩn đoán hình ảnh can thiệp sẽ được lựa chọn vì an toàn và hiệu quả (Recommendation: weak, 100% agreed, evidence level C)

Câu hỏi 3: thuốc nào là lựa chọn đầu tiên cho điều trị loét tá tràng không H.pylori ?

• Hoặc PPI hoặc P-CAB là lựa chọn đầu tay (Recommendation: strong, 100% agreed, evidence level A)
• Nếu PPI và P-CAB không có => H2RAs (Recommendation: strong, 100% agreed, evidence level 😎 hoặc pirenzepine, sucralfate, and misoprostol (Recommendation: weak, 100% agreed, evidence level 😎 là lựa chọn thay thế
Doctor giving injection to boy

Câu hỏi 4: loét dạ dày tá tràng do NSAID sẽ được quản lý như thế nào?

• Ngưng NSAID và sử dụng thuốc chống loét (PPI, H2RAs…) (Recommendation: strong, 100% agreed, evidence level A)
• Nếu NSAID không thể ngưng => kết hợp thêm PPI (Recommendation: strong, 100% agreed, evidence level A)

Câu hỏi 5: phòng ngừa loét do NSAID như thế nào?

• Việc phòng ngừa loét do NSAID => PPI là lựa chọn đầu tay (Recommendation: weak, 100% agreed, evidence level A). (cẩn thận quy định bảo hiểm về kết hợp NSAID và PPI ở Việt Nam)

Câu hỏi 6: phòng ngừa loét/ loét xuất huyết tái phát ở bệnh nhân sử dụng NSAID?

• PPI là lựa chọn đầu tay, Vonoprazan (VPZ) là lựa chọn thứ hai nhằm ngăn ngừa loét do NSAID ở bệnh bệnh nhân có tiền căn loét trước đây (Recommendation: weak, 100% agreed, evidence level 😎
• Kết hợp selective cyclooxygenase (COX)-2 inhibitor với PPI nhằm ngăn ngừa loét xuất huyết do NSAID ở bệnh nhân tiền căn loét xuất huyết trước đây (Recommendation: strong, 100% agreed, evidence level 😎

Câu hỏi 7: ngăn ngừa loét do NSAID ở bệnh nhân nhận liều cao NSAID, hoặc kết hợp NSAID với thuốc chống huyết khối hoặc corticoid, bisphosphonates hoặc người lớn tuổi hoặc có biến chứng nặng như thế nào?

• Ở bệnh nhân kết hợp NSAID với glucocorticoids hoặc thuốc chống huyết khối => sử dụng thuốc ức chế COX-2 là lựa chọn (Recommendation: strong, 100% agreed, evidence level 😎
• Bệnh nhân lớn tuổi hoặc biến chứng nặng => sử dụng PPI ngăn ngừa loét do NSAID (Recommendation: strong, 100% agreed, evidence level A)

Câu hỏi 8: ức chế chọn lọc COX-2 có hiệu quả trong ngăn ngừa loét do NSAID?

• Ức chế chọn lọc COX-2 được khuyến cáo cho ngăn ngừa loét do NSAID (Recommendation: strong, 100% agreed, evidence level A)

Câu hỏi 9: có phòng ngừa loét ở bệnh nhân sử dụng ức chế chọn lọc COX-2 không, nếu có sử dụng khi nào?

• Ngăn ngừa loét với PPI được khuyến cáo ở bệnh nhân sử dụng ức chế chọn lọc COX-2 với tiền căn loét/loét xuất huyết trước đây (Recommendation: strong, 100% agreed, evidence level 😎
• Không phòng ngừa với thuốc chống loét ở bệnh nhân sử dụng COX-2 không có tiền căn loét dạ dày tá tràng trước đây (Recommendation: strong, 100% agreed, evidence level 😎

Câu hỏi 10: loét do aspirin liều thấp (low-dose aspirin: LDA) được điều trị như thế nào?

• Tiếp tục low-dose aspirin (LDA) đồng thời kết hợp thêm PPI được khuyến cáo điều trị loét do LDA (Recommendation: strong, 100% agreed, evidence level A)

Câu hỏi 11: thuốc nào hiệu quả giảm tỉ lệ cũng như tần suất loét do aspirin liều thấp?

• PPI và H2RAs được khuyến cáo nhằm giảm tỉ lệ cũng như tần suất loét do aspirine liều thấp (Recommendation: strong, 100% agreed, evidence level A) (cần thận quy định bảo hiểm về kết hợp PPI hay H2RAs với aspirin liều thấp)

Câu hỏi 12: thuốc nào hiệu quả giảm tỉ lệ cũng như tần suất loét xuất huyết do aspirin liều thấp? (câu hỏi 11 chỉ đề cập loét không xuất huyết)

• PPI or vonoprazan (VPZ) khuyến cáo nhằm giảm tỉ lệ cũng như tần suất loét xuất huyết do aspirin liều thấp (Recommendation: strong, 100% agreed, evidence level A.)

Câu hỏi 13: thuốc nào giảm tỉ lệ cũng như tần suất loét xuất huyết tái phát do aspirin liều thấp?

• PPI (Recommendation: strong, 100% agreed, evidence level 😎 hoặc H2RAs (Recommendation: weak, 100% agreed, evidence level C) kết hợp điều trị H.pylori được khuyến cáo nhằm giảm tỉ lệ cũng như tần suất loét xuất huyết tái phát (thận trọng xem quy định bảo hiểm về kết hợp giữa PPI/H2Ras với aspirine)
Advertisement

Câu hỏi 14: loét tái phát do aspirin liều thấp được phòng ngừa như thế nào?

• PPI or VPZ (vonoprazan) được khuyến cáo nhằm ngăn ngừa loét tái phát do aspirin liều thấp (Recommendation: strong, 100% agreed, evidence level A)
• H2RAs là lựa chọn tiếp theo (sau PPI và VPZ) nhằm giảm loét tái phát (Recommendation: weak, 100% agreed, evidence level C.)

Câu hỏi 15: Ngăn ngừa loét có cần thiết hay không ở bệnh nhân dùng aspirin liều thấp không có tiền căn loét trước đây?

• PPI được khuyến cáo phòng ngừa nguyên phát loét do aspirin liều thấp (Recommendation: strong, 82% agreed, evidence level A)

Câu hỏi 16: thuốc ức chế chọn lọc COX-2 có thể giảm nguy cơ loét so với NSAID khi kết hợp với aspirin liều thấp không ?

• Ức chế chọn lọc COX-2 giảm nguy cơ loét/loét xuất huyết so với NSAID khi kết hợp với aspirin liều thấp (Recommendation: strong, 100% agreed, evidence level A)
• Kết hợp celecoxib với PPI được khuyến cáo nhằm ngăn ngừa tổn thương dạ dày ở những bệnh nhân có nguy cơ loét trung bình- thấp cần điều trị NSAID và aspirine (Recommendation: strong, 100% agreed, evidence level A )

Câu hỏi 17: PPI có được khuyến cáo để ngăn ngừa loét tái phát ở bệnh nhân đang dùng aspirin liều thấp khi sử dụng thêm NSAID không?

• Bệnh nhân có tiền căn loét đang sử dụng NSAIDs và aspirin liều thấp (LDA)=> khuyến cáo lựa chọn celecixib kết hợp PPI nhằm ngăn ngừa loét tái phát (Recommendation: strong, 100% agreed, evidence level A.)

Câu hỏi 18: (future research questions: FRQs)-: điều trị loét thiếu máu tá tràng ?

• Gợi ý PPIs or misoprostol cho điều trị bảo tồn loét thiếu máu tá tràng
• Điều trị can thiệp huyết khối, hẹp động mạch nếu có. Chẩn đoán hình ảnh can thiệp hoặc phẫu thuật sẽ được xem xét khi điều trị bảo tồn thất bại.
Cảm ơn tác giả Huỳnh Trung đã chia sẻ nội dung này trên Diễn đàn Y Khoa!
Nguồn: Huỳnh Trung

Giới thiệu TrangSky

Check Also

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 𝚃𝙷𝙴𝙾 𝟻 𝙲𝙷Ữ 𝙲Á𝙸

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 …