[Nghiên cứu] “NGHIỆM PHÁP ẤN SỤN NHẪN” (NGHIỆM PHÁP SELLICK)

5/5 - (1 vote)
NGHIỆM PHÁP ẤN SỤN NHẪN LÀ GÌ?
“Nghiệm pháp ấn sụn nhẫn” là nghiệm pháp người phụ tá ấn 1 áp lực hướng xuống (sau) ở cổ trước – vị trí sụn nhẫn với tác động sinh lý nghĩ là giúp làm hẹp đường kính thực quản, qua đó tăng hiệu quả thông khí (bóp bóng) (nghĩa là thông khí vào phổi nhiều hơn), giảm tỉ lệ trào ngược từ dạ dày gây viêm phổi hít đồng thời cải thiện tầm nhìn trong đặt nội khí quản khó.
“Nghiệm pháp ấn sụn nhẫn” lần đầu tiên được mô tả bởi tác giả Sellick, thực hiện ở 1 chuỗi 26 bệnh nhân được thực hiện “Nghiệm pháp ấn sụn nhẫn” (không có nhóm chứng) – Cách thực hiện “Nghiệm pháp ấn sụn nhẫn” không được chuẩn hóa (được mô tả là ấn vài giây với áp lực trung bình). Một vài nghiên cứu sau đó thấy rằng “Nghiệm pháp ấn sụn nhẫn” thực sự ngừa được trào ngược dạ dày và do đó “Nghiệm pháp ấn sụn nhẫn” được khuyên thực hiện.
Tranh cãi xung quanh nghiệm pháp Sellick bắt đầu mạnh từ năm 2003, khi mà 1 số nghiên cứu sử dụng siêu âm thấy và nội soi thấy rằng đường vào thực quản nằm ở kế bên (chứ không phải ở ngay sau) sụn nhẫn ở 50% bệnh nhân ở trạng thái bình thường và ở tới 90% bệnh nhân được làm nghiệm pháp Sellick (Smith KJ et al, Anesthesiology.). Bên cạnh đó là 1 nghiên cứu năm 2009 sử dụng MRI thấy rằng thực sự phía sau sụn nhẫn là hạ hầu (hypopharynx) trong khi thực quản nằm ở dưới và di chuyển độc lập với hạ hầu (Rice MJ et al, Anesth Analg ) => Điều đó có nghĩa là: Việc ấn sụn nhẫn xuống có thực sự đóng được đường vào thực quản và giảm tỉ lệ viêm phổi hít hay không?
CÁC GUIDELINE HIỆN TẠI VỀ SỬ DỤNG “NGHIỆM PHÁP ẤN SỤN NHẪN”
-Đa số là ở mức khuyến cáo của chuyên gia vì thiếu bằng chứng rõ ràng
-AHA không còn khuyến cáo sử dụng “NGHIỆM PHÁP ẤN SỤN NHẪN” thường quy như trong quản lý đường thở ở cấp cứu BN ngoại viện lẫn nội viện
-DAS (Difficult Airway Society) tiếp tục khuyến cáo sử dụng “NGHIỆM PHÁP ẤN SỤN NHẪN” trong đặt nội khí quản nhanh (RSI)
-FCCS (Fundamental Critical Care Support 6th): không sử dụng thường quy “NGHIỆM PHÁP ẤN SỤN NHẪN” vì không giảm được tỉ lệ viêm phổi hít như đã nghĩ. Nên sử dụng trong trường hợp đặt nội khí quản nhanh (RSI) ở bệnh nhân không có phản xạ bảo vệ đường thở và cần cải thiện hình ảnh dây thanh âm. Việc ấn với áp lực quá mạnh có thể đè ép khí quản và hạ hầu, làm giảm tác dụng của việc thông khí bằng bóng và làm khó khăn thêm trong việc đặt nội khí quản.
VỀ KĨ THUẬT CHƯA CÓ SỰ ĐỒNG THUẬN
hiện tại chưa có đồng thuận nào về kĩ thuật “nghiệm pháp ấn sụn nhẫn” chuẩn.
“Nghiệm pháp ấn sụn nhẫn” được mô tả trong hướng dẫn của sellick “dùng ngón cái và ngón trỏ giữ và ấn nhẹ lên sụn nhẫn trong vài giây”. một số nghiên cứu khác nư của pellrud đề nghị ấn để tạo áp lực khoảng 30n (sử dụng công cụ đo) ở vị trí cơ thắt trên của thực quản để ngăn ngừa trào ngược.
2 ĐIỀU CÓ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ CỦA CÁC NGHIÊN CỨU VÀ ĐANG ĐƯỢC CHUẨN HÓA
-Nhân viên y tế phải được đào tạo và thực hiện kĩ thuật đúng (đúng vị trí, đúng kĩ thuật, đúng lực)
-Xác định đúng những bệnh nhân nào thực sự có nguy cơ viêm phổi hít (có thể có lợi khi sử dụng Sellick) bằng cách xác định thể tích dạ dày.
Advertisement

Giới thiệu Trần Huỳnh Thanh Nhật

Check Also

Tại sao chúng ta phải “sợ” Ma Túy?

Chúng ta thường nghe rằng phải tránh xa Ma Túy. Ở hầu hết các quốc …