Hồi đi học cưỡi ngựa xem hoa Ngoại thần kinh thì hình dạng kinh điển trong máu tụ nội sọ:
- Dạng thấu kính 2 mặt lồi (lenticular shaped) = máu tụ ngoài màng cứng (EDH)
- Dạng hình liềm (crescent shaped) = máu tụ dưới màng cứng (SDH)
Tuy nhiên khi thăm khám nên đánh giá thêm nhiều yếu tố để tránh nhầm lẫn bao gồm:
-
- Tiền sử chấn thương: dưới màng cứng có mốc biến đổi về tỉ trọng theo thời gian như trên, ngoài màng cứng chưa có dữ liệu (nhưng theo phỏng đoán cá nhân của mình thì EDH biến đổi rất chậm do nằm giữa 2 mô rất ít máu nuôi dưỡng => thiếu yếu tố phân cắt khối máu tụ)
- Bờ của khối máu tụ trên từng lát cắt: do máu tụ ngoài màng cứng nằm giữa màng cứng và mặt trong bản sọ nên 2 bờ thường rất sắc và rõ, còn máu tụ dưới màng cứng bờ phía nhu mô não thường không được sắc và rõ do trong thời kì mới chảy máu có thể len vào các rãnh vỏ não, nhưng khi qua ngày thứ 4 hình thành bao thì nó lại trở nên sắc và rõ hơn.
- Qua hay không qua được liềm não và khớp sọ ( thường chỉ đánh giá được với máu tụ lớn) : Máu tụ dưới màng cứng thường không qua được liềm não (ai đi mổ sọ não rồi sẽ thấy rất rõ vì sao) và máu ngoài màng cứng thường không qua khớp sọ (tại vị trí này màng cứng dính vào mặt trong bản sọ)
- Kinh nghiệm lâm sàng Nhỏ tích lũy sau vài tháng gia nhập NTK: máu tụ hình dấu phẩu = kết hợp EDH và SDH , một khối máu tụ có tăng tỉ trọng không đồng đều gợi ý máu đang chảy.
Mình là bs trẻ nên mong muốn mọi người góp y cho bài viết.