Phòng ngừa Phản Vệ và ADR (phần 1)

Rate this post

Trong 1 tuần tại khu vực phẫu thuật mình làm việc xảy ra 2 ca phản ứng với hai loại thuốc thường dùng là thuốc tê và thuốc hạ áp.

Bệnh nhân A phản ứng với thuốc tê Mepivacain.

Bệnh nhân B phản ứng với thuốc hạ áp Captoril.

Hai bệnh nhân được thăm khám chuẩn bị thực hiện tiểu phẫu có sử dụng thuốc tê, không có bệnh lý nền nghiêm trọng.

BANNER PHONG NGUA PHAN VE VA ADR

Adverse Drug Reaction – ADR: Phản ứng có hại của thuốc(1)

  1. Điểm đáng lưu ý:

Cả hai bệnh nhân đều ghi nhận tình trạng dị ứng với thức ăn.

Bệnh nhân A: dị ứng cá ngừ – xảy ra ADR với thuốc tê.

di ung ca ngu

Bệnh nhân B: dị ứng dâu tây và đu đủ – xảy ra ADR với thuốc hạ huyết áp.

IMG 0148

2. Bối cảnh xảy ra ADR

Hai bệnh nhân đều ghi nhận nguy cơ ADR cao sau khi thăm khám, được thiết lập đường truyền tĩnh mạch trước khi thực hiện thủ thuật.

IMG 0066 2

Bệnh nhân B:

Ghi nhận tình trạng cao huyết áp trước phẫu thuật. Được xử trí Captoril 25mg ngậm dưới lưỡi.

Sau 5p các triệu chứng xuất hiện:

trieu chung da niem sau adr

  • Da niêm: mặt đỏ, sưng môi, các vết mẩn đỏ lan nhanh xuống tay và chân.
  • Huyết động: nhịp tim tăng nhanh từ 80 lên 120 lần/phút, Huyết áp tăng 160/100mmHg.
  • Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được than đau ngực trái và đau quặn bụng, tăng thân nhiệt.

Kết luận: Phản Vệ Độ II.

Bệnh nhân A:

Chuẩn bị tại phòng phẫu thuật

Thực hiện test lẩy da trước khi sử dụng thuốc tê Mepivacaine (0.2ml)

test lay da

Sau khi test thuốc tê 30s

  • Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc chậm
  • Niêm hồng, chi ấm
  • Bệnh nhân than bứt rứt khó chịu, đánh trống ngực
  • Tay run, lạnh sống lưng, mồ hôi lạnh.

Kết luận: ADR với thuốc tê Mepivacaine.

3. Đánh giá

Hai bệnh cảnh khác nhau với các triệu chứng không mong muốn xảy ra. Nếu không thăm khám và chuẩn bị trước sẽ tăng khả năng đe doạ đến sinh mạng của bệnh nhân.

4. Phòng ngừa ADR sớm

  • Thăm khám lâm sàng về tiền căn và tiền sử dị ứng của bệnh nhân trước khi thực hiện bất kỳ thủ thuật và can thiệp nào.
  • Đánh giá tiền sử dị ứng (nếu có) qua lời kể của bệnh nhân; đánh giá mức độ phản ứng theo phác đồ; các can thiệp và xử trí trong quá khứ là đường dẫn cho kế hoạch chăm sóc và điều trị.
  • Khi đặt bệnh nhân vào nhóm nguy cơ ADR cao, cần thực hiện các chuẩn bị an toàn trước khi can thiệp:

+ Chuẩn bị hộp chống sốc đầy đủ, kèm oxy

+ Thiết lập đường truyền tĩnh mạch

+ Bù dịch trước can thiệp

+ Chuẩn bị nhân sự có kinh nghiệm xử trí theo dõi.

(Hết phần 1)

Thông tin tham khảo.

1.https://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/phanungcohai.aspx

Advertisement

Giới thiệu Ngọc Hùng GMHS

Xem các bài tương tự

492560952 122129392130744214 7951654371665606579 n

Phân tích dữ liệu bằng R không khó như bạn nghĩ

Bí kíp “gỡ rối” tâm lý & kỹ năng cho người mới bắt đầu học …