QUẢN LÝ HỘI CHỨNG NÔN ÓI CHU KỲ – Hiệp hội Thần kinh học & Động lực Hoa Kỳ (American Society for Neurogastroenterology & Motility)

Rate this post

QUẢN LÝ HỘI CHỨNG NÔN ÓI CHU KỲ – Hiệp hội Thần kinh học & Động lực Hoa Kỳ (American Society for Neurogastroenterology & Motility)

1. Hội chứng nôn ói chu kỳ: Cyclic vomiting syndrome (CVS) là rối loạn chức năng dạ dày ruột mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng buồn nôn, nôn ói có tính chất lặp đi lặp lại theo chu kỳ, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và công việc.

2. Phân loại: Mức độ trung bình- nặng: khi có ≧1 trong các tiêu chuẩn sau

· ≧ 4 đợt cấp/ năm
· Thời gian mỗi đợt > 2 ngày
· Ảnh hưởng chất lượng công việc và cuộc sống hằng ngày
· Phải nhập cấp cứu và/hoặc nhập viện

3. Điều trị phòng ngừa hội chứng nôn ói chu kỳ

· Phòng ngừa CVS mức độ trung bình- nặng với tricyclic antidepressants (TCAs), đặc biệt amitriptyline là lựa chọn đầu tay – (Grade: Strong recommendation, very low‐quality evidence. Vote: 100% agreement). Bằng chứng sử dụng amitryptiline ở người trưởng thành với CVS dựa vào các nghiên cứu nhãn mở, hồi cứu và 2 RCT ở trẻ em.
· Topiramate được khuyến cáo là lựa chọn thay thế ở bệnh nhân trưởng thành với CVS mức độ trung bình- nặng- (Grade: Conditional recommendation, very low‐quality evidence. Vote: 100% agreement). Liều khuyến cáo topiramate 25 mg/ngày, tăng dần 25 mg/ tuần=>max 100 mg/ngày (50 mg b.i.d. or 100 mg XL single dose) hoặc đến khi đáp ứng lâm sàng hoặc xuất hiện tác dụng phụ như rối loạn nhận thức, dị cảm, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi.
· Aprepitant được khuyến cáo là lựa chọn thay thế ở bệnh nhân trưởng thành với CVS mức độ trung bình-nặng (Grade: Conditional recommendation, very low‐quality evidence. Vote: 100% agreement), là lựa chọn thứ 2 nếu bệnh nhân kháng trị với TCAs or topiramate. Liều125 mgx 2 lần/ tuần với người trưởng thành >60 kg và 80 mgx 2 lần/ tuần với người trưởng thành 40‐60 kg. Giá đắt Emend® ($120‐230) or generic aprepitant ($47‐90)
· Zonisamide hoặc levetiracetam được khuyến cáo là lựa chọn thay thế ở bệnh nhân trưởng thành với CVS mức độ trung bình-nặng (Grade: Conditional recommendation, very low‐quality evidence. Vote:100% agreement). Liều zonisamide, khởi đầu 100 mg/ngày, tăng 100 mg/ngày => max 400 mg/ngày. Levetiracetam khởi đầu 500 mg chia làm 2 lần/ngày và tăng 500 mg/tuần => mục tiêu 1000–2000 mg/ngày
· Co‐Q10 và riboflavin được khuyến cáo là lựa chọn thay thế ở bệnh nhân trưởng thành với CVS mức độ trung bình-nặng (Grade: Conditional recommendation, very low‐quality evidence. Vote:100% agreement) có thể dùng kết hợp với các thuốc phòng ngừa CVS khác. Liều Co-Q10 khuyến cáo 10 mg/kg/ngày chia làm 2 lần (dạng dung dịch hoặc viên nang). Riboflavin (vitamin B2) 200 mg 2 lần/ngày

4. Điều trị cắt cơn hội chứng nôn ói chu kỳ (CVS)

· Khuyến cáo sử dụng triptans như sumatriptan cho điều trị cắt cơn ở bệnh nhân CVS bùng phát (Grade: Conditional recommendation, moderate‐quality evidence. Vote: >80% agreement). Sumatriptan là 1 kháng thụ thể serotonin được chấp thuận cho điều trị đau đầu migraine.
· Khuyến cáo sử dụng serotonin antagonists như ondansetron cắt cơn ở bênh nhân CVS (Vote: 100% agreement). Ondansetron như là lựa chọn đầu tay dùng cắt cơn CVS bùng phát. Khuyến cáo sử dụng ondansetron 8mg ngậm dưới lưỡi hoặc đặt hậu môn kết hợp với triptans và anxiolytics trong điều trị cắt cơn.
· Khuyến cáo dùng aprepitant cho điều trị cắt cơn. (Grade: Conditional recommendation, very low‐quality evidence. Vote: >80% agreement).
· Khuyến cáo tầm soát và điều trị bệnh đồng mắc như: rối loạn lo âu, suy nhược cơ thể, đau đầu migraine, rối loạn thần kinh tự chủ, rối loạn giấc ngủ…
Tác giả: BS Huỳnh Văn Trung
Link bài viết: [ https://www.facebook.com/groups/diendanykhoa.vn/permalink/1661476177631667/ ]
Xin gửi lời cảm ơn đến tác giả Bs Huỳnh Văn Trung đã đồng ý đăng bài viết lên Diễn đàn Y khoa!

 

 

Advertisement

Giới thiệu Nguyễn Hùng Nhật Duy

Check Also

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 𝚃𝙷𝙴𝙾 𝟻 𝙲𝙷Ữ 𝙲Á𝙸

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 …