[Sản phụ khoa] Hướng dẫn số 368 – Rubella trong thai kỳ (SOGC- 12/2018)

Rate this post

Hướng dẫn số 368 – Rubella trong thai kỳ (SOGC- 12/2018)

THÔNG ĐIỆP CHÍNH
1. Sàng lọc trước sinh là cơ hội để xác định những phụ nữ dễ bị rubella và sắp xếp tiêm phòng sau sinh.
2. Thai phụ được xác nhận đã tiêm 2 mũi vắc xin sởi, quai bị, rubella (MMR) hoặc có rubella IgG dương tính thì không cần sàng lọc rubella trước sinh, thậm chí cả ở những lần mang thai trong tương lai.
3. Chống chỉ định tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella (MMR) sau sinh cho phụ nữ đang điều trị ức chế miễn dịch toàn thân (tức là thuốc sinh học).
4. Xem xét trì hoãn tiêm phòng sau sinh nếu bất kỳ sản phẩm globulin miễn dịch nào (tức là RhoGAM hoặc máu) đã được sử dụng trong thai kỳ.
5. Vô ý tiêm vắc xin rubella trong giai đoạn đầu thai kỳ không phải là chỉ định đình chỉ thai nghén.
KHUYẾN CÁO:
1. Khuyến cáo sàng lọc huyết thanh rubella như một phần của sàng lọc trước sinh tiêu chuẩn nếu thai phụ không có hồ sơ miễn dịch rubella trong quá khứ và không có bằng chứng đã chủng ngừa rubella (III-B).
2. Vì ảnh hưởng của nhiễm rubella trong thai kỳ thay đổi theo tuổi thai tại thời điểm nhiễm, nên xác định tuổi thai chính xác, cũng như thời điểm nhiễm rubella là rất quan trọng khi tư vấn (II-3A).
3. Ở thai phụ phơi nhiễm với rubella hoặc có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh rubella hoặc thai nhi có các bất thường trên siêu âm phù hợp với hội chứng rubella bẩm sinh, nên thực hiện xét nghiệm huyết thanh rubella IgM và IgG để xác định tình trạng miễn dịch và nguy cơ mắc hội chứng rubella bẩm sinh (III-A).
4. Thai phụ nên được tư vấn về nguy cơ lây truyền dọc và thông báo về lựa chọn đình chỉ thai nghén, đặc biệt nếu nhiễm rubella nguyên phát xảy ra trước 16 tuần tuổi thai (III-A).
5. Không tiêm vắc xin rubella trong thai kỳ nhưng có thể tiêm sau sinh một cách an toàn, miễn là không có chống chỉ định với vắc xin sống (tức là ức chế miễn dịch toàn thân). Xem xét trì hoãn tiêm chủng nếu sản phụ đã nhận bất kỳ chế phẩm nào có chứa globulin miễn dịch, bao gồm globulin miễn dịch Rh hoặc globulin miễn dịch tĩnh mạch, hoặc các sản phẩm máu trong thai kỳ hoặc thời kỳ hậu sản, vì có khả năng làm giảm hiệu quả của vắc xin (III-B).
6. Thai phụ vô tình tiêm vắc xin rubella ở giai đoạn đầu thai kỳ hoặc có thai ngay sau khi tiêm vắc xin có thể yên tâm rằng chưa có trường hợp nào mắc hội chứng rubella bẩm sinh được ghi nhận trong các tình huống này (III-B).
7. Phụ nữ mong muốn có thai nên được tư vấn và khuyến khích để xác định tình trạng kháng thể rubella nếu không có hồ sơ miễn dịch với rubella trong quá khứ và không có bằng chứng chủng ngừa và tiêm phòng rubella nếu cần (III-B)
Trân trọng cảm ơn bài chia sẻ của BS.Vũ Văn Tài trên Diễn đàn Y Khoa!
Nguồn: BS.Vũ Văn Tài
Advertisement

Giới thiệu khanhly

Check Also

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 𝚃𝙷𝙴𝙾 𝟻 𝙲𝙷Ữ 𝙲Á𝙸

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 …