Series sản phụ khoa: Bài 05 Lậu – Gonorrhea

Rate this post

Series sản phụ khoa: Bài 05:

Lậu – Gonorrhea

Tổng quan
· Lậu gây ra bởi vi khuẩn lậu – Neisseria gonorrhoeae, là một loại cầu khuẩn gram âm. Đứng thành đôi (song cầu). Lây qua đường tình dục.
· Có thể không có triệu chứng, đặc biệt là phụ nữ và nhiễm khuẩn tại các vị trí ngoài đường sinh dục (họng, hậu môn) ở cả nam và nữ.
· Điều trị lậu không triệu chứng với Ceftriaxone tiêm bắp liều duy nhất có hoặc không doxycycline nếu chưa loại trừ được nhiễm Chlamydial
· Cân nhắc trường hợp kháng kháng sinh nếu điều trị thất bại. Trường hợp này, sử dụng cấy vi khuẩn để đánh giá kháng sinh đồ.
Phân loại
· Lậu không biến chứng
o Gây viêm niệu đạo, cổ tử cung, viêm họng và viêm hậu môn
o Lậu không triệu chứng thường gặp ở kênh cổ tử cung phụ nữ; họng và hậu môn ở nam và nữ
· Lậu có biến chứng
o Có biến chứng khi hiện tượng viêm vượt quá vị trí tại chỗ như đã nêu ở trên, đến các nơi như mào tinh, viêm phần phụ (vòi trứng, buồng trứng).
o Lậu lan tỏa: vi khuẩn lan tràn vào máu, gây triệu chứng toàn thân, cơ quan ngoại vi. Ví dụ như viêm da – khớp, viêm nội tâm mạc, viêm màng não, sốt.
Lâm sàng, triệu chứng, chẩn đoán
· Triệu chứng tùy vào vị trí gây bệnh
Tại chỗ
  • Niệu đạo → chảy mủ niệu đạo, tiểu khó, tiểu máu
  • Hậu môn → đi ngoài đau, chảy mủ hậu môn
  • Họng → đau rát họng
  • Mào tinh → đau bìu
  • Tiền liệt tuyến → tiểu khó, đau bụng dưới.
  • Cổ tử cung → đau khi giao hợp, chảy mủ cổ tử cung, đau khi di chuyển cổ tử cung.
  • Vòi trứng, nội mạc → đau bụng, đau chậu, thống kinh
  • Quanh gan (hội chứng Fitz-Hugh–Curtis) → đau hạ sườn phải, đau thượng vị
  • Kết mạc mắt → viêm kết mạc, chảy dịch mủ, thường gặp ở sơ sinh có mẹ mắc lậu và sinh thường.
Lan tỏa
  • Viêm khớp
· Viêm đa khớp, không đối xứng
· Có sốt
· Đau khớp, cứng khớp
· Thường gặp ở: khớp gối, cổ tay, cổ chân, khuỷu
  • Viêm bao gân – Tenosynovitis
· Sưng, khó chịu ở gân
· Thường gặp ở bao gân gấp ở cổ tay, cổ chân
  • Viêm da
· Nổi ban ở phần xa của chi, đôi khi có đau.
· Chú ý biến chứng bệnh viêm chậu (pelvic inflammatory disease)
o Xuất hiện tình trạng viêm nhiễm cao hơn cổ tử cung bao gồm nội mạc tử cung, vòi tử cung, buồng trứng.
o Bệnh nhân biểu hiện đau bụng dưới, đau khi ấn vào tử cung, phần phụ và khi di chuyển cổ tử cung – Cervical motion tenderness.
o Ngoài ra, biểu hiện nhiễm trùng toàn thân như sốt, bạch cầu tăng, ESR cao.
o Điều trị sử dụng kháng sinh phổ rộng, đánh lậu cầu và Chlamydia, có thể cần phẫu thuật nếu có các biến chứng như abcess vòi tử cung – buồng trứng, viêm phúc mạc (cấp tính)
o Tổn thương vòi tử cung gây biến dạng cấu trúc, do đó nó gây tăng nguy cơ cho thai lạc chỗ, viêm vòi trứng mạn tính.
· Chẩn đoán
o Cận lâm sàng chẩn đoán: Đơn giản là ta lấy bệnh phẩm và tìm vi khuẩn
  • Chảy mủ → Làm Nucleic acid amplification test (NAAT), giống như PCR, phóng đại vật chất di truyền và định danh; nhuộm gram và soi kính; cấy.
  • Lậu lan tỏa → Cấy máu, phân tích dịch khớp
Câu hỏi 1: Lậu cầu giống với vi khuẩn gì gây viêm màng não?
Câu hỏi 2: Lậu ở đâu thì có thể không có triệu chứng?
Câu hỏi 3: Kháng sinh điều trị Lậu là gì?
Câu hỏi 4: Trên kính hiển vi, lậu có hình thái thế nào?
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'Neisseria gonorrhoeae dreamrtime dreamstime.com 172391426 Mikrostoker'
Tác giả: BS Xuân Sơn
Xin gửi lời cảm ơn đến BS Xuân Sơn đã đồng ý đăng tải bài viết lên Diễn đàn Y khoa.

 

Advertisement

Giới thiệu Vạn Việt Trường

Xem các bài tương tự

Tư vấn phụ huynh xử trí trẻ sốt cao co giật tại nhà

CUNG CẤP KIẾN THỨC VỀ BỆNH Sốt là hiện tượng tăng nhiệt độ cơ thể …