Ôn lại kiến thức về sinh lý thận
LỌC TẠI CẦU THẬN
Lọc tại cầu thận là một quá trình siêu lọc (sự di chuyển của các chất tan theo chênh áp). Quá trình này là một quá trình thụ động, lọc nước và các chất hoà tan trong nước từ huyết tương mao mạch cuộn mạch sang khoang bao Bowman qua màng siêu lọc. Như vậy, muốn có dịch siêu lọc (dịch lọc, nước tiểu đầu), cần phải có hai yếu tố cơ bản là màng siêu lọc và áp lực lọc.
MÀNG LỌC CẦU THẬN
Hình 1 mô tả cấu trúc của màng lọc tại cầu thận, gồm 3 lớp: (1) Lớp nội mô, có các cửa sổ nội mô đường kính 70 – 100 nm; (2) Lớp màng đáy, mang điện tích âm liên quan đến proteoglycans; (3) Lớp tế bào có chân (podocyte), tạo các khe lọc khoảng 40 nm.
Hình 1 mô tả cấu trúc của màng lọc tại cầu thận, gồm 3 lớp: (1) Lớp nội mô, có các cửa sổ nội mô đường kính 70 – 100 nm; (2) Lớp màng đáy, mang điện tích âm liên quan đến proteoglycans; (3) Lớp tế bào có chân (podocyte), tạo các khe lọc khoảng 40 nm.
Inulin nhỏ nên thấm qua 100%. Albumin lớn, lại tích điện âm nên chỉ thấm qua 0,5%. Trong dịch lọc không có các tế bào máu, các hợp chất hữu cơ có phân tử lượng trên 70.000. Các protein phân tử lượng thấp có thể thấm qua màng lọc, nhưng rất ít, chỉ là 0,03%. Do chênh lệch về hàm lượng protein giữa huyết tương và dịch lọc (chênh lệch diện tích âm) nên trong dịch lọc sẽ có nồng độ ion Cl, HCO3 – cao hơn 5% so với huyết tương để cân bằng (cân bằng Donnan). Nhìn chung, trừ những thành phần đã mô tả không qua được màng lọc, còn lại gần như các chất trong huyết tương và dịchlọc có nồng độ ngang nhau và dịch lọc có áp suất đẳng trương so với huyết tương.
ÁP SUẤT LỌC
Các áp suất trong cầu thận quyết định sự lọc: (1) Áp suất thủy tĩnh mao mạch (PGC, 55 – 60 mmHg); (2) Áp suất keo trong máu (πGC, 30 mmHg); (3) Áp suất thủy tĩnh bao Bowman (PBC, 15 mmHg); (4) Áp suất keo trong bao Bowman (πBC, 0 mmHg). Áp suất (1) có xu hướng đẩy dịch qua màng lọc cầu thận, áp suất (2) và (3) kéo dịch về lại trong máu mao mạch cầu thận (Hình 2)
Các áp suất trong cầu thận quyết định sự lọc: (1) Áp suất thủy tĩnh mao mạch (PGC, 55 – 60 mmHg); (2) Áp suất keo trong máu (πGC, 30 mmHg); (3) Áp suất thủy tĩnh bao Bowman (PBC, 15 mmHg); (4) Áp suất keo trong bao Bowman (πBC, 0 mmHg). Áp suất (1) có xu hướng đẩy dịch qua màng lọc cầu thận, áp suất (2) và (3) kéo dịch về lại trong máu mao mạch cầu thận (Hình 2)
Tính độ lọc cầu thận (GFR): GFR = K(f) x ( P(GC) – P(BC) – π(GC) )
Trong đó, Kf là hệ số siêu lọc (tức là độ lọc cầu thận với 1 mmHg áp suất siêu lọc), bình thường khoảng 12,5 mL/phút/mmHg. Do đó, GFR bình thường khoảng 125 mL/phút, tức là vào khoảng 170 – 180L/24h (ở người diện tích da chuẩn 1,73 m2). Do đó, 99% dịch lọc được ống thận tái hấp thu, 1% còn lại trở thành nước tiểu chính thức (khoảng 1,7 – 1,8L/24h).
Trong đó, Kf là hệ số siêu lọc (tức là độ lọc cầu thận với 1 mmHg áp suất siêu lọc), bình thường khoảng 12,5 mL/phút/mmHg. Do đó, GFR bình thường khoảng 125 mL/phút, tức là vào khoảng 170 – 180L/24h (ở người diện tích da chuẩn 1,73 m2). Do đó, 99% dịch lọc được ống thận tái hấp thu, 1% còn lại trở thành nước tiểu chính thức (khoảng 1,7 – 1,8L/24h).
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG QUÁ TRÌNH SIÊU LỌC
Các yếu tố ảnh hưởng có thể được kể đến như: cơ chế điều hòa ngược cầu ống, cơ chế điều hoà của hệ thần kinh giao cảm, sự biến đổi áp lực lọc khi có sự biến đổi của huyết áp động mạch, áp lực keo của huyết tương và áp lực trong bao (trong thận), sự biến đổi cấu trúc màng siêu lọc… Trong đó cơ chế quan trọng nhất vẫn là cơ chế điều hòa ngược cầu ống.
Các yếu tố ảnh hưởng có thể được kể đến như: cơ chế điều hòa ngược cầu ống, cơ chế điều hoà của hệ thần kinh giao cảm, sự biến đổi áp lực lọc khi có sự biến đổi của huyết áp động mạch, áp lực keo của huyết tương và áp lực trong bao (trong thận), sự biến đổi cấu trúc màng siêu lọc… Trong đó cơ chế quan trọng nhất vẫn là cơ chế điều hòa ngược cầu ống.
Nguồn: Cày bừa Giải Phẫu Sinh Lý – Nơi cày quốc y học