Máu là một mô liên kết đặc biệt ở dạng lỏng, màu đỏ, bao gồm các tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và một dịch vàng chanh là huyết tương. Máu cùng với tim và mạch tạo thành hệ tuần hoàn, hệ thống vận chuyển và liên lạc giữa các tế bào, tham gia duy trì sự hằng định nội môi. Người trường thành có từ 4 – 6 L máu.
1. Chức năng chung của máu:
- Vận chuyển : 02, c02, chất dinh dưỡng, chất thải, hormone, nhiệt.
- Bảo vệ: bạch cầu, kháng thể, tiểu cầu, các yếu tố đông máu.
- Điều hòa: Hormon, điều nhiệt, pH, cân bằng nước – điện giải.
2. Hồng cầu
a. Hình thái và số lượng:
- Là những tb không nhân, ít bào quan, bào tương chủ yếu chứa hemo. Khung xương là hình đĩa lõm 2 mặt, d=7-7,5um ; dày 1 um trung tâm, 2 um ngoại vi.
- Hình đĩa lõm 2 mặt làm tăng diện tiếp xúc, tăng tốc độ trao đổi khí, dễ biến dạng.
- Số lượng HC trong máu ngoại vi:
+ Nam: 5,05 ± 0,38 T/l ( x10^12 tb/l )
+ Nữ: 4,66 ± 0,36 T/l ( x10^12 tb/l)
b. Cấu tạo:
– 4 hem: vòng porphyrin có Fe2+ ở giữa, giống nhau giữa các loài
– Globin: 4 chuỗi polypeptid giống nhau từng đôi một, đặc trưng cho loài.
– Nồng độ Hb trong máu của người trưởng thành là:
Nam giới: 15,1 ± 6 gam/100ml
Nữ giới: 13,5 ± 5 gam/100ml
– Hemoglobin của người trưởng thành bình thường có tỷ lệ như sau:
+ 96% HbA thuộc type A1 – gồm 2 chuỗi alpha và 2 chuỗi beta.
+ 2% HbA thuộc type A2 – gồm 2 chuỗi alpha và 2 chuỗi delta.
+ 2% Hb là HbF gồm 2 chuỗi alpha và 2 chuỗi gamma.
c. Chức năng:
– Vận chuyển O2 và CO2.
– Ở phổi, Hb kết hợp với gắn với O2 thành HbO2, HbCO2 phân ly để thải CO2. Máu tĩnh mạch phổi có màu đỏ tươi.
– 98% O2 ở dạng kết hợp với Hb, còn 80% CO2 ở dạng kết hợp muối kiềm.
– 1 phân tử Hb có thể gắn với 4 phân tử oxy. 1g Hb gắn với 1,34 ml oxy.
– Ở mô, HbO2 phân ly cung cấp O2 và kết hợp với CO2 , máu trở nên đỏ sẫm.
– Khả năng đệm của hồng cầu bằng khoảng 70% khả năng đệm của máu toàn phần.
– Trên màng hồng cầu có kháng nguyên nhóm máu.
d. Quá trình sinh hồng cầu:
– Nơi sinh hồng cầu
+ Thời kỳ bào thai: nội mô mạch máu trong các tiểu đảo Wolff và Pander
+ Từ tháng thứ ba: gan và lách
+ Từ tháng thứ năm đến lúc trẻ ra đời: tuỷ đỏ xương
+ Trưởng thành: Tủy xương dẹt
+ Tạo máu ngoài tủy trong một số bệnh về máu: hồng cầu có thể được tạo ra ở gan và lách.
– Nguồn gốc, các giai đoạn tạo máu
+ Các tế bào gốc sinh máu vạn năng: Pluripotential Hemopoietic Stem Cell (PHSC)
+ Các đơn vị tạo cụm: Colony Forming Unit(CFU)
+ Đơn vị tạo cụm hồng cầu: Colony Forming Unit – Erythrocyte (CFU-E)
+ Các cytokin (erythopoietin, thrombopoietin, interleukin 3) định hướng, kích thích sự phát triển các dòng tế bào máu từ tế bào gốc.
e. Điều hòa quá trình sinh hồng cầu:
– Hệ thống nội tiết duy trì nhiều chức năng cơ thể trong giới hạn bằng vòng feedback. Mỗi vòng feedback duy trì hằng tính nội mô sử dụng những thành phần sau:
+ Kích thích – thay đổi điều kiện cơ thể.
+ Tế bào sản xuất – một tế bào nội tiết tạo ra một hormone sau chịu tác động của kích thích.
+ Hormon – tín hiệu hóa học.
+ Tế bào đích – tế bào tiếp nhận hormone.
+ Hoạt động của tế bào đích bị ảnh ưởng gì từ hormone.
+ Đáp ứng – sự thay đổi quá mức trong sự điều hòa các tình trạng cơ thể kết quả của vòng feedback.
f. Vai trò của Erythropoietin:
– Là một glycoprotein có trọng lượng phân tử 34.000.
– Sự giảm oxy ở các mô sẽ kích thích thận sản xuất ra erythropoietin.
- Erythropoietin ( EPO ) điều hòa oxy máu như thế nào:
+ Được bài tiết bởi các tế bào thận khi độ bão hòa oxy máu giảm.
+ Kích thích các tế bào đích là tiền nguyên hồng cầu gây tăng biệt hóa.
+ Tăng số lượng HC trưởng thành.
+ Càng nhiều hồng cầu trưởng thành, càng mang nhiều o2 do vậy o2 máu được giữ ở mức bình thường.
g. Những chất cần cho quá trình sinh hồng cầu:
Một số chất rất cần cho quá trình sinh hồng cầu và hemoglobin như acid amin, sắt, đồng, vitamin B2 (riboflavin), vitB12 và acid folic. Thiếu một trong những chất này có thể dẫn đến thiếu máu.
– Mỗi ngày có khoảng 4 mg sắt được bài tiết theo mồ hôi, phân và nước tiểu. Phụ nữ bị mất nhiều hơn do có kinh nguyệt. Sắt được bù lại bằng thức ăn. Mỗi ngày nên ăn khoảng 15 mg sắt mặc dù chỉ có khoảng 4 mg sắt được hấp thu ở ruột non.
– Nhu cầu vitamin B12 mỗi ngày vào khoảng 1 đến 3 microgam. Dự trữ B12 của gan và các mô khác cao gấp 1000 lần số này.
– Thiếu acid folic có thể do cung cấp thiếu (suy dinh dưỡng, không ăn các loại rau xanh, nghiện rượu) hoặc do tăng nhu cầu như trường hợp đa thai, thiếu máu tan máu, ung thư hoặc do dùng các thuốc ức chế miễn dịch như methotrexat, hydantoin.
– Acid folic có nhiều trong rau xanh, hoa quả và thịt.
h. Hemoglobin ( Hb )
– Trong máu bào thai HbF chiếm ưu thế. Khi sinh ra, phổi trở thành cơ quan trao đổi khí, HbA dần thay thế cho HbF. Sự thay thế này sẽ hoàn chỉnh khi trẻ được 6 tháng tuổi.
– Các bệnh Hemoglobin là sự bất thường các loại Hb, thường do biến đổi các khuôn mẫu DNA gây ra thay đổi rất nhỏ trong thứ tự hoặc thành phần acid amin chuỗi Beta ( HC hình liềm ) hoặc chuỗi Alpha ( Bệnh lý Hemo H ).
k. Sự phá hủy HC, và số phận của Hb
– Hồng cầu không có nhân và các bào quan cần thiết cho sự duy trì của tế bào vì vậy đời sống hồng cầu thường ngắn, chỉ khoảng 120 ngày. Các hồng cầu già bị thực bào và phá huỷ ở gan, lách và tuỷ xương(khoảng 230 tỷ hồng cầu bị phá huỷ mỗi ngày).
– Khi hồng cầu bị tiêu huỷ giải phóng ra Hb, các thành phần của Hb được tái tuần hoàn và sử dụng lại trong cơ thể.
– Bilirubin rất độc, có thể làm tổn thương các tế bào thần kinh khi tích lũy trong cơ thể.
3. Các rối loạn lâm sàng :
-
Thiếu máu
– Thiếu máu là sự giảm khả năng vận chuyển oxy của máu do giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm số lượng Hb trong máu hoặc giảm cả hai. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, người bị thiếu máu là người có lượng Hb giảm dưới những giá trị sau:
Nam giới: < 13 gam/100ml máu.
Nữ giới: < 12 gam/100ml máu.
Trẻ sơ sinh: < 14 gam/100ml máu.
– Do khả năng vận chuyển oxy của máu giảm, bệnh nhân dễ bị mệt mỏi, thở nhanh và khó thực hiện công việc trí óc. Mệt mỏi về thể chất và trí tuệ là hình ảnh điển hình của người thiếu máu. Tiên lượng thiếu máu sẽ tốt nếu hồng cầu có kích thước và màu sắc bình thường.
– Các chỉ số hồng cầu được dùng để phát hiện những bất thường về kích thước, hình dáng và màu sắc của hồng cầu là:
– Thể tích hồng cầu trung bình(mean corpuscular volume – MCV): đánh giá về thể tích hồng cầu, được tính theo công thức sau:
Giá trị bình thường của MCV:
Nam 88 ± 4 femtolit
Nữ 87 ± 4 femtolit
MCV thấp là hồng cầu nhỏ, MCV cao là hồng cầu to.
– Hb hồng cầu trung bình(mean corpuscular hemoglobin – MCH): xác định nồng độ Hb bên trong hồng cầu. Công thức tính:
Giá trị bình thường của MCH:
Nam 30 ± 2 picogam
Nữ 29 ± 2 picogam
MCH thấp chứng tỏ hồng cầu nhỏ, nhược sắc hoặc cả hai. Nếu MCH cao thì có thể là ưu sắc.
– Nồng độ Hb hồng cầu trung bình (mean corpuscular hemoglobin concentration – MCHC)là tỷ lệ giữa hemoglobin và hematocrit, công thức tính:
Giá trị bình thường:
Nam 33,9 ± 1,7 gam/100ml.
Nữ 33,6 ± 1,5 gam/100ml.
MCHC thấp là nhược sắc, chỉ số MCHC cao chứng tỏ sự mất thể tích hồng cầu không tương ứng với sự mất hemoglobin (hồng cầu nhỏ).
– Tỷ lệ hồng cầu lưới trong máu ngoại vi phản ánh hoạt động tạo hồng cầu của tuỷ xương, tỷ lệ này tăng trong thiếu máu tan máu.
Các giá trị bình thường của dòng hồng cầu ở người trưởng thành.
Các thông số | Nam | Nữ | |
Số lượng hồng cầu Hemoglobin Hematocrit MCV MCH MCHC Hồng cầu lưới |
(T/l) (gam/100ml) (%) (femtolit) (picogam) (gam/100ml) (%) |
5,05 ± 0,38 15,1 ± 6 44 ± 3 88 ± 4 30 ± 2 33,9 ± 1,7 1,2 ± 0,4 |
4,66 ± 0,66 13,5 ± 5 41 ± 3 87 ± 4 29 ± 2 33,6 ± 1,5 1,7 ± 0,7 |
-
Những nguyên nhân thiếu máu thường gặp
– Thiếu máu do thiếu sắt.
– Thiếu máu do mất máu cấp.
– Thiếu máu nguyên hồng cầu khổn lồ (thiếu máu ác tính).
– Thiếu máu suy tủy.
– Do bất thường hình dạng hồng cầu,
-
Đa hồng cầu
– Đa hồng cầu thứ phát: Khi các mô bị thiếu oxy sẽ kích thích thận và gan sản xuất ra erythropoietin thúc đẩy quá trình tạo hồng cầu ở tuỷ xương.
– Đa hồng cầu thực sự (bệnh Vaquez): Do tuỷ xương sản xuất ra quá nhiều hồng cầu giống như kiểu một khối u. Ngoài ra số lượng bạch cầu và tiểu cầu cũng tăng.
4. Nhóm máu và truyền máu:
Máu của những người khác nhau có những đặc tính kháng nguyên và kháng thể khác nhau vì thế kháng thể trong huyết tương của người này có thể phản ứng với kháng nguyên trên hồng cầu người khác và gây tai biến.Có hai nhóm kháng nguyên quan trọng có thể gây ra các phản ứng trong truyền máu, đó là hệ thống ABO và hệ thống Rh.
Hệ thống nhóm máu ABO
Hệ thống này do Karl Landsteiner tìm ra lần đầu tiên vào năm 1901. Ông đã phát hiện ra sự có mặt của các kháng nguyên A và B; trên màng hồng cầu và các kháng thể tương ứng anti-A và anti-B trong huyết tương.
- Các kháng nguyên A và B
– Dựa trên sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên A và B người ta phân thành 4 loại nhóm máu chính:
Nhóm O không có kháng nguyên A và B trên hồng cầu.
Nhóm B có kháng nguyên B trên hồng cầu.
Nhóm A có kháng nguyên A trên hồng cầu.
Nhóm AB có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B trên hồng cầu.
Tần suất của các nhóm máu hệ ABO (%).
Nhóm máu | Người da trắng | Người Việt Nam |
O A B AB |
47 41 9 3 |
45 21,2 28,3 5,5 |
– Gen quy định kháng nguyên: Do 2 gen đồng dạng nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 9 qui định nhóm máu ABO. Chúng xuất hiện ở bào thai 37 ngày tuổi và đạt đến mức tối đa ở lứa tuổi lên ba. Hai gen đồng dạng này có thể là một trong ba loại A, B, O trên mỗi nhiễm sắc thể. Gen O hầu như không hoạt động, do đó không tạo được kháng nguyên trên hồng cầu trong khi gen A và B tạo ra các kháng nguyên mạnh A và B. Các gen này tạo ra 6 khả năng kết hợp là: OO, OA, OB, AA, BB, và AB gọi là các genotyp và mỗi người có 1 trong 6 genotyp này. Những người có genotyp OO không có kháng nguyên trên hồng cầu thì có nhóm máu O; người có genotyp OA hoặc AA có nhóm máu A; người có genotyp OB hoặc BB có nhóm máu B; người có genotyp AB có nhóm máu AB.
– Ngoài ra, tuỳ theo cường độ của phản ứng ngưng kết hồng cầu nhóm A với kháng thể anti-A, người ta lại chia nhóm A thành hai phân nhóm A1 (80%) và A2 (20%), do đó nhóm AB cũng được chia thành hai phân nhóm A1B và A2B.
– Các kháng nguyên A và B cũng có thể khư trú ở những nơi khác ngoài hồng cầu như trong nước bọt, trong các tế bào bạch cầu và tiểu cầu, tế bào biểu mô, tế bào nội mô mạch máu. Khoảng 80% số người có kháng nguyên A và B trong nước bọt. Các kháng nguyên này là những kháng nguyên tan trong nước.
- Các kháng thể của hệ thống ABO
– Trong huyết tương của người nhóm A có kháng thể anti-B; huyết tương của người nhóm B có kháng thể anti-A; huyết tương của người nhóm O có cả kháng thể anti-A và anti-B; huyết tương của người nhóm AB không có các kháng thể này.
– Khi đứa trẻ ra đời, nồng độ kháng thể của nó hầu như bằng 0. Ở giai đoạn 6 đến 8 tháng tuổi đứa trẻ bắt đầu sản xuất ra kháng thể và nồng độ kháng thể đạt mức tối đa ở giai đoạn 8 dến 10 tuổi rồi giảm dần trong những năm còn lại. Các kháng thể của nhóm ABO cũng được gọi là các ngưng kết tố, là những kháng thể tự nhiên thuộc loại IgM và không qua được nhau thai. Chính những kháng thể này gây ra tai biến truyền máu khi truyền nhầm nhóm máu.
– Một số ít người có trong huyết tương các kháng thể nhóm máu miễn dịch sau khi truyền máu khác nhóm ví dụ truyền máu nhóm A cho người nhóm O hoặc không hoà hợp nhóm máu mẹ con ở phụ nữ có thai ví dụ mẹ nhóm O, thai nhóm A hoặc B. Các kháng thể miễn dịch này thuộc loại IgG có khả năng gây vỡ hồng cầu rất mạnh và qua được nhau thai.
- Cách xác định nhóm máu
– Phương pháp Beth-Vincent (phương pháp huyết thanh mẫu): Trộn huyết thanh mẫu chứa kháng thể đã biết với máu người thử. Dựa vào phản ứng ngưng kết hồng cầu để xác định kháng nguyên trên hồng cầu người thử và suy ra nhóm máu.
– Phương pháp Simonin (phương pháp hồng cầu mẫu): Trộn hồng cầu mẫu đã biết rõ kháng nguyên với huyết tương hoặc huyết thanh người thử. Dựa vào phản ứng ngưng kết hồng cầu để xác định kháng thể trong máu người thử và suy ra nhóm máu của người thử.
|
+ : Phản ứng ngưng kết dương tính. – : Phản ứng ngưng kết âm tính. |
– Phản ứng chéo: Mặc dù đã biết nhóm máu của người nhận và người cho nhưng trước khi truyền máu người ta vẫn phải làm phản ứng chéo ngay tại giường người bệnh để đảm bảo an toàn trong truyền máu. Phản ứng chéo được thực hiện bằng cách lấy máu của người cho và người nhận , chống đông rồi tách riêng lấy huyết tương và hồng cầu, rửa hồng cầu. Trộn huyết tương của người nhận với hồng cầu rửa của người cho và ngược lại. Truyền máu chỉ được phép thực hiện khi không có hiện tượng ngưng kết hồng cầu ở cả hai trường hợp.
———————————————————————-
Tài liệu tham khảo : Yhoctructuyen.com