[COVID-19]Số ca dương tính ở TPHCM sau phong toả ra sao?

Rate this post
TPHCM đã tạm ‘mở cửa’ đúng 1 tuần. Chúng ta thử xem qua số người bị nhiễm có tăng như nhiều người dự báo hay không. Câu trả lời là … không.
Nhiều người sợ rằng khi TPHCM ‘mở cửa’ thì số người bị nhiễm covid và số tử vong sẽ tăng. Người ta đoán rằng khi thành phố mở cửa thì sự tương tác trong cộng đồng dĩ nhiên là tăng, và tương tác dẫn đến số ca nhiễm cũng tăng. Nhưng những suy đoán như thế thường chẳng có cơ sở khoa học nào cả, mà chỉ là cảm tính. Một số người (thường là quan chức y tế và vài chuyên gia) thì bày ra những qui định phức tạp sau phong toả, nhưng cũng chẳng có khoa học gì cả, mà chỉ là … bày ra cho có thôi.
Nhưng TPHCM đã giảm phong toả từ đầu 1/10. Câu hỏi là từ đó đến nay (đã 1 tuần) thì số ca nhiễm trồi sụt ra sao. Tôi đã thu thập dữ liệu mỗi ngày từ trang web của hcdc [1], và vẽ một biểu đồ về xu hướng số ca dương tính như sau.
Như có thể thấy, số ca dương tính giảm rõ rệt sau 1/10. Đầu tháng 9, thành phố ghi nhận trung bình 6226 mỗi ngày, đến cuối tháng 9, con số này là 4253, và tuần lễ đầu tháng 10 là 2461 / ngày.
Còn hệ số lây nhiễm (R0) thì sao? Dùng dữ liệu từ tháng 8 trở đi, Biểu đồ 2 cho thấy hệ số lây nhiễm cũng giảm đáng kể từ giữa tháng 9, và nay (đầu tháng 10) chỉ còn 0.72. Cần nhắc lại rằng khi hệ số R0 thấp hơn 1 có nghĩa là dịch sang suy giảm. Thật ra, với tỉ lệ tiêm chủng vaccine liều 2 hơn 30% thì hệ số lây nhiễm trong thực tế chỉ còn chừng 0.50 thôi.
Rất có thể số ca dương tính giảm là do thành phố giảm xét nghiệm trong cộng đồng? Không có con số xét nghiệm mỗi ngày nên cũng khó nói là xu hướng giảm này là do dịch suy giảm hay do số ca xét nghiệm ít đi.
Những kết quả trên là tin tích cực. Nhưng dĩ nhiên, kết quả đó chỉ có ý nghĩa khi số liệu báo cáo là đúng. Trước đây, chúng ta đã biết rằng số liệu của Bộ Y tế rất khó tin tưởng, nhưng số liệu của hcdc thì có thể tin được. Phân tích này dựa trên số liệu của hcdc, nên hi vọng là đúng.
Trong tương lai, sẽ vẫn có người bị nhiễm covid và vẫn có người tử vong liên quan đến covid. Chúng ta phải chuẩn bị tâm thế để chấp nhận một con số tử vong, chớ không thể nào giảm xuống còn zero được. Vậy câu hỏi đặt ra là bao nhiêu ca tử vong covid trong tương lai có thể ‘chấp nhận’ được? Tôi không biết. Nhưng tôi nghĩ có thể lấy số ca tử vong vì cúm mùa làm điểm tham khảo. Theo số liệu của WHO thì năm 2018 bệnh cúm mùa gây cho 16,543 tử vong ở Việt Nam [2].
Advertisement
Tóm lại, những kết quả trên đây cho thấy quyết định gỡ phong toả của TPHCM là đúng. Đáng lí ra nên gỡ phong toả từ giữa tháng 9 vì lúc đó dịch đã có xu hướng giảm. Phong toả là biện pháp của các nước giàu, nhưng áp dụng cho các nước nghèo như Việt Nam thì dễ dẫn đến những hệ luỵ nghiêm trọng (như chúng ta đã thấy). Có nhiều bài học được rút ra từ đại dịch này, nhưng bài học quan trọng nhứt là không nên xem phong toả là biện pháp y tế công cộng cho Việt Nam.
____
3,2K
12 bình luận
375 lượt chia sẻ
Thích

 

Chia sẻ

Giới thiệu Thuha

Check Also

Nỗi khổ của người làm khoa học ở Úc

Sáng nay ra quán cà phê và được ‘cô hàng cà phê’ chúc mừng ngay …