[THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ] Đau cổ, đau vai, tê tê cánh tay, hay yếu cánh tay có điểm gì chung?

Rate this post

ĐAU CỔ, ĐAU VAI, TÊ TÊ CÁNH TAY, HAY YẾU CÁNH TAY CÓ ĐIỂM GÌ CHUNG ???

BS. HUYNH WYNN TRAN
=========
Những triệu chứng này có thể do thoái hoá cột sống cổ. Đây là những triệu chứng thường xảy ra nhất với nhiều người, đặc biệt là với người lớn tuổi.

Chúng ta có 7 xương đốt sống cổ, đánh dấu từ C1 đến C7 (C là viết tắt của Cervical Spine). Giữa các xương cổ này là các đĩa đệm (có chất mềm gel) có tác dụng giảm shock và hấp lực. Xương cổ và cổ là một trong những bộ phận quan trọng nhất cơ thể do phải chịu nhiều cử động và áp lực từ đầu đồng thời là nơi chứa nhiều dây thần kinh quan trọng ảnh hưởng toàn bộ chi trên (tay, vai, và bàn tay).

Cổ chúng ta sẽ khó linh hoạt nếu như chúng ta không có các đĩa đệm vì các đĩa này tạo ra những khoảng không gian linh hoạt, cho phép chúng ta xoay cổ theo nhiều hướng khác nhau. Theo thời gian, các đĩa đệm này “khô” đi, bớt nước và gen, dần dần “xẹp” xuống (điểm này giải thích vì sao một số bệnh nhân thoái hóa xương cổ hay lưng bị “lùn khi lớn tuổi”). Sụn bọc giữa các đốt sống cũng mòn đi theo thời gian làm khoảng giữa các đốt sống (nơi dây thần kinh thường đi ra ngoài) nhỏ lại.

Nếu một phần đĩa bị ép giữa hai xương lệch ra ngoài, ép lên dây thần kinh, dẫn đến “gai” cột sống cổ hay còn gọi là thoát vị đĩa đệm (hình minh hoạ). Tùy vào vị trí dây thần kinh bị ép mà bệnh nhân có những triệu chứng khác nhau như đau cổ, cứng cổ, tê cổ, cho đến đau tê cổ tay hay bàn tay. Trong vài trường hợp, khối u ung thư cũng có thể ép lên dây thần kinh ở các vị trí này, gây ra triệu chứng giống như thoát vị đĩa đệm.

Các nghiên cứu cho thấy đau cổ hay các triệu chứng liên quan thoái hoá cột sống cổ thường bắt đầu xảy ra ở tuổi 40 và tăng dần theo tuổi (1) và đốt C7 (đốt cuối) thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đa số các triệu chứng của thoái hoá cột sống cổ không phải do “gai cột sống”, mà do khoảng giữa các đốt sống hẹp đi (spondylosis), khiến lỗ dây thần kinh (neuroforamen) bị hẹp (2).

# Chẩn đoán bệnh thoái hoá cột sống không dễ và hình ảnh thường không giúp ích nhiều
– Do các dây thần kinh ở nhiều nơi và cột sống có thể tổn thương nhiều cách nên các triệu chứng của bệnh thoái hoá cột sống cổ thường ít rõ ràng, từ đau nhức tê tê đến yếu tay, hay giảm phản xạ (reflex). BS cần hỏi thăm kỹ bệnh nhân về triệu chứng đau, vị trí, các triệu chứng liên quan, các bệnh mãn tính khác. Khám bệnh cũng sẽ cẩn thận và kỹ càng về cơ bắp, dây thần kinh, và quan sát vùng da. Bệnh tiểu đường không kiểm soát (HA1c >10%) có thể gây ra các triệu chứng như thoái hoá cột sống cổ.
– Chẩn đoán hình ảnh (thường là MRI) giúp ích trong việc tìm ra chính xác tổn thương đốt sống cổ và vị trí “gai” của điã bị thoát vị. Tuy nhiên, có đến 29% bệnh nhân tuổi 20 có “thoát vị đĩa đệm” ở hình ảnh MRI nhưng bệnh nhân không hề có triệu chứng, đến năm bệnh nhân 80 tuổi, có đến 43% bệnh nhân có “thoát vị đĩa đệm” hay viêm khớp cổ ở hình ảnh MRI nhưng không hề có triệu chứng lâm sàng (3). Điều này cho thấy cho chụp MRI phải có triệu chứng kèm theo và nên kết hợp triệu chứng lâm sàng với vị trí tổn thương trên hình ảnh để chẩn đoán.

# Chữa trị kết hợp dùng thuốc, tập vật lý trị liệu, và những cách khác.
– Các thuốc chữa trị thông thường bao gồm kháng viêm NSAID liều cao (Ibuprofen 800 hay Naproxen 500 hay Celebrex 200mg), Steroid nếu cần thiết, và thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin hay Lyrica. Vật lý trị liệu nắm vai trò rất quan trọng trong việc phục hồi chức năng và giảm đau trong thoát hoá cột sống cổ. Tôi có làm một video hướng dẫn về vật lý trị liệu đau cổ vai trên kênh Dr Wynn Tran Youtube.
– Chích Steroid vào khớp đau cũng là một cách giảm đau tạm thời cho bệnh về gai cột sống cổ nếu như uống thuốc và vật lý trị kết hợp không giúp. Tuy nhiên, chích Steroid vùng cổ có rất nhiều rủi ro do có thể chấn thương đến các vùng thần kinh khác, vì vậy chích Steroid vùng cổ thường dùng cần hình ảnh để hướng dẫn chích chính xác vào vị trí (Image guided procedure).
– Thay đổi cách sống, tư thế ngồi cũng là cách trị liệu hiệu quả khác. Bệnh nhân nên giảm cân nếu cân nặng hay nên chữa hoàn toàn các bệnh khác như tiểu đường hay cao huyết áp vì các bệnh này có thể ảnh hưởng đến dân thần kinh vùng cổ, dẫn đến bệnh nặng hơn nếu không chữa trị.
– Bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến đốt sống cổ, làm thoát hoá và viêm khớp nhanh hơn, đặc biệt là đốt thứ C1 và C2, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như không ổn định vùng cổ dễ dẫn đến gãy xương (4). Quý vị nên nói rõ cho BS biết các bệnh mãn tính khác của mình khi gặp BS khám vùng cổ.

# Khi nào nên cần mổ?
– Bệnh nhân cần mổ do thoái hoá cột sống cổ nếu có các triệu chứng nguy hiểm như tê liệt hay yếu một bên cánh tay, đau nhức liên tục, nghi ngờ có khối u, hay nghi ngờ gãy xương vùng cổ (5). Nếu không có các triệu chứng nguy hiểm thì các chữa trị không can thiệp thường được thực hiện trước.

# Sau khi chữa đau xong, bệnh nhân nên tiếp tục thể dục hay tập luyện để giữ cột sống cổ khỏe mạnh
– Nhiều bệnh nhân sau khi chữa hết bệnh lại quên tập thể dục và lại có các triệu chứng tái phát như trước. Quý vị quên mất là các tổn thương cột sống (bị hẹp khe lỗ thần kinh hay thoát vị đĩa đệm) vẫn còn đó nên sau khi chúng ta chữa hết triệu chứng, quý vị vẫn nên tập thể dục thường xuyên và vẫn nên tập các động tác mà chuyên viên vật lý trị liệu hay BS đã hướng dẫn.
P/s: Hy vọng hình minh hoạ của tôi khiến quý vị dễ hiểu

Advertisement

1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4958381/
2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23838702/
3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4464797/
4. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4553335/
5. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10797198/

=====================
#drwynntran #bswynntran #vietmd #cervicalpain #daucotsongco

Dr Wynn Tran và fanpage quy định về bình luận
1. Trang cá nhân BS Wynn Tran và fanpage Dr Wynn Tran mong nhận được ý kiến thảo luận và góp ý để học hỏi và xây dựng từ quý vị, cho dù là các ý kiến trái chiều.

Ngôn ngữ là cánh cửa đầu tiên của văn hoá. Vì vậy, chúng tôi yêu cầu quý vị tôn trọng người đọc và tác giả, không dùng các từ quá khích. Tất cả các comments quảng cáo, chỉ trích, hay chửi bới cá nhân sẽ bị xóa.

2. BS Wynn Tran không nhận tư vấn chữa bệnh online qua Facebook, Zalo, hay bất kỳ dạng chữa bệnh online nào. Quý vị có thể gởi câu hỏi chung chung về sức khoẻ đến [email protected]. Các vấn đề sức khỏe, tốt nhất quý vị nên gặp trực tiếp BS điều trị để tư vấn trực tiếp.

3. BS Wynn không chịu trách nhiệm các lời khuyên về sức khoẻ viết trên Fb/Youtube/social của người khác. Quý vị có thể share bài của BS Wynn thoải mái, phiền quý vị ghi rõ nguồn. Tất cả các bài viết trên đây là do BS Wynn Viết.

4. Quý vị đăng ký theo dõi kênh youtube chính thức của BS Wynn để nghe và xem những bài sức khoẻ mới nhất
https://www.youtube.com/channel/UC_kSOy981Lct-JHkCcpgsZg
Fan Page của Dr Wynn Tran
www.facebook.com/drwynntran

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giới thiệu Diễn đàn Bác sĩ trẻ Việt Nam

Y khoa không phải là một nghệ thuật, Y khoa là một khoa học thật sự, một khoa học vô cùng phức tạp đòi hỏi người hành nghề y phải khéo léo vận dụng kiến thức để không bỏ qua cơ hội cứu chữa người bệnh. Nếu mỗi người y khoa Việt Nam góp lên một tiếng nói, liên kết lại, chúng ta có thể thay đổi căn bản giáo dục Y khoa nước nhà. Hãy tham gia với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/groups/diendanbacsitrevietnam

Check Also

[Cập nhật] Xuất huyết tiêu hoá-nội soi càng sớm càng tốt?

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA: NỘI SOI CÀNG SỚM CÀNG TỐT? (phần 1_nghiên cứu) Với suy …