Tinh bột kháng – Tinh chất cần được quan tâm đối với bệnh nhân đái tháo đường típ 2

5/5 - (1 bình chọn)

Tinh bột kháng – Tinh chất cần được quan tâm đối với bệnh nhân đái tháo đường típ 2

BS. Trần Đắc Diên

1. Tinh bột kháng là gì?

Tinh bột kháng (Resistant Starch – RS) là một loại tinh bột không bị tiêu hóa ở ruột non mà đi xuống ruột già, nơi nó được lên men bởi hệ vi sinh đường ruột. RS có tính chất giống chất xơ và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là trong kiểm soát đường huyết và cân nặng.

2. Phân loại tinh bột kháng: Tinh bột kháng được chia thành bốn loại chính:

  • Tinh bột kháng loại 1 (RS1): Có trong các hạt và ngũ cốc nguyên hạt, nơi tinh bột bị bao bọc bởi vỏ cứng, ngăn cản enzym tiêu hóa tiếp cận.

  • Tinh bột kháng loại 2 (RS2): Tìm thấy trong khoai tây sống, chuối chưa chín (chuối xanh) và một số loại bột ngũ cốc, nơi tinh bột có cấu trúc tinh thể chặt chẽ, khó bị phân giải.

  • Tinh bột kháng loại 3 (RS3): Hình thành khi thực phẩm chứa tinh bột được nấu chín và sau đó làm lạnh, như cơm nguội, khoai tây hoặc mì ống đã được làm lạnh.

  • Tinh bột kháng loại 4 (RS4): Là tinh bột đã được biến đổi về mặt hóa học để kháng lại quá trình tiêu hóa. Có trong các sản phẩm thực phẩm chế biến, bổ sung RS tổng hợp.

  • Tinh bột kháng loại 5 (RS5): Tinh bột được kết hợp với lipid để tạo cấu trúc bền hơn.

Tuy nhiên, hiện nay điều cốt lõi cần phải biết và hiểu rõ là “Thức ăn sẽ là thức ăn nếu nó được hấp thụ vào một cơ thể bình thường, nhưng đối với một cơ thể bất thường (Người bệnh) thì thức ăn không chỉ còn là thức ăn, mà có thể trở thành thứ độc”.
Vì vậy, đối với bệnh nhân đái tháo đường típ 2, không phải tất cả thực phẩm nêu trên đều có thể sử dụng cho bệnh nhân được, vì bản chất chúng đã có sẵn thành phần đường, từ đó sẽ gây tăng glucose máu cho bệnh nhân. Nên:

3. Loại tinh bột kháng phù hợp, được xem là tốt nhất cho người đái tháo đường là RS2 và RS3, giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện độ nhạy insulin và nuôi dưỡng hệ vi khuẩn đường ruột có lợi. Cụ thể ở đây là Chuối chưa chín (Chuối xanh).

4. Cách sử dụng tinh bột kháng: Luộc chuối chưa chín (chuối xanh) và sử dụng thay cho các bữa ăn phụ hoặc ăn kèm cùng bữa ăn chính.

5. Vai trò của tinh bột kháng đối với bệnh đái tháo đường típ 2: Nghiên cứu cho thấy tinh bột kháng mang lại nhiều lợi ích cho người mắc đái tháo đường típ 2:

  • Cải thiện kiểm soát đường huyết: Tinh bột kháng giúp giảm đỉnh đường huyết sau ăn và cải thiện độ nhạy insulin và giảm sản xuất glucose ở gan.

  • Hỗ trợ quản lý cân nặng: Do tạo cảm giác no lâu, tinh bột kháng có thể giúp giảm lượng calo tiêu thụ, hỗ trợ giảm cân.

  • Tăng cường sức khỏe đường ruột: Tinh bột kháng là nguồn thức ăn cho vi khuẩn có lợi trong ruột, cải thiện hệ vi sinh và chức năng tiêu hóa. RS làm tăng sự phát triển của vi khuẩn có lợi như Bifidobacteria, Ruminococcus bromii và tăng sản xuất các axit béo chuỗi ngắn (SCFA).

  • Tăng cường hàng rào bảo vệ ruột: Giúp giảm tính thấm ruột và ngăn chặn sự xâm nhập của nội độc tố.
  • Giảm viêm: RS có thể làm giảm các cytokine tiền viêm như TNF-α và IL-6, từ đó giảm viêm mạn tính – yếu tố quan trọng trong đái tháo đường típ 2.

Một nghiên cứu được thực hiện trên 93 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cho thấy việc tiêu thụ bánh chứa 31,2% tinh bột kháng giúp kiểm soát tốt glucose máu sau ăn, đặc biệt ở những bệnh nhân có HbA1c ≤ 7,25% mà không cần sử dụng thuốc hạ đường huyết.

6. Nguồn tham khảo

1. TTYT Quận 5 (2023), Người bệnh đái tháo đường nên ăn hai loại tinh bột kháng có lợi này.

2. Dũng, T. H., Lê Quang Hùng, V. B. D., Vũ, N. H., Yến, L. T. B., Hy, T. T., Hiếu, Đ. P., … & Thủy, N. H. Nghiên cứu hiệu quả kiểm soát glucose máu sau ăn của bánh chứa tinh bột kháng trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
3. Kim, M. K., Park, J., & Kim, D. M. (2024). Resistant starch and type 2 diabetes mellitus: Clinical perspective. Journal of Diabetes Investigation15(4), 395-401.
4. Koh, G. Y., & Rowling, M. J. (2017). Resistant starch as a novel dietary strategy to maintain kidney health in diabetes mellitus. Nutrition Reviews75(5), 350-360.
5. Tapsell, L. C. (2004). Diet and metabolic syndrome: where does resistant starch fit in?. Journal of AOAC International87(3), 756-760.
6. Song, X., Dong, H., Zang, Z., Wu, W., Zhu, W., Zhang, H., & Guan, Y. (2021). Kudzu resistant starch: An effective regulator of type 2 diabetes mellitus. Oxidative medicine and cellular longevity2021(1), 4448048.

7. Liu, H., Zhang, M., Ma, Q., Tian, B., Nie, C., Chen, Z., & Li, J. (2020). Health beneficial effects of resistant starch on diabetes and obesity via regulation of gut microbiota: a review. Food & Function11(7), 5749-5767.

Advertisement

Giới thiệu Trần Đắc Diên

Xem các bài tương tự

Viêm thanh quản – Nguyên tắc và lưu ý quan trọng

🗨️ Giới thiệu 🗨️ Viêm thanh quản là một tình trạng viêm nhiễm ở dây …