VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT VÀ CẢM GIÁC THÈM ĂN CỦA CHÚNG TA
Chúng ta đều biết rằng đường ruột có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn và đưa chất thải ra ngoài. Nhưng gần đây các nhà khoa học phát hiện ra rằng ruột có nhiều chức năng quan trọng khác nữa và hoạt động như một loại não thứ hai, ảnh hưởng đến tâm trạng và sự thèm ăn của chúng ta.
Bộ não thứ hai hoạt động như thế nào?
Bộ não thứ hai ở ruột sản xuất nhiều loại hormone và chứa nhiều chất dẫn truyền thần kinh giống như não. Ruột cũng chứa các tế bào thần kinh nằm trong thành ruột trong một đám rối được gọi là hệ thần kinh ruột . Trên thực tế, có nhiều tế bào thần kinh này trong ruột hơn là trong toàn bộ tủy sống. Hệ thống thần kinh ruột liên lạc với não qua trục não-ruột và tín hiệu truyền theo cả hai hướng. Trục não-ruột được cho là có liên quan đến nhiều chức năng và hệ thống thường xuyên trong cơ thể khỏe mạnh, bao gồm cả việc điều tiết ăn uống.
Khi chúng ta ăn một bữa ăn. Khi thức ăn đầy dạ dày, dạ dày tiết ra một số hormone ức chế sự thèm ăn peptide YY và cholecystokinin gửitín hiệu từ ruột đến thân não và vùng dưới đồi để chúng ta thấy no và ngừng nạp thêm thức ăn. Một khám phá khác đó là sự liên quan của dây thần kinh phế vị đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu não-ruột. Dây thần kinh phế vị hoạt động như một đường cao tốc chính trong trục não-ruột, kết nối hơn 100 triệu tế bào thần kinh trong hệ thần kinh ruột với tủy. Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng sự phong bế dây thần kinh phế vị có thể dẫn đến giảm cân rõ rệt, trong khi kích thích dây thần kinh phế vị được biết là nguyên nhân gây ra tình trạng ăn quá nhiều ở chuột. Điều này khẳng định việc chúng ta thèm ăn một lại thực phẩm ít liên quan tới vấn đề cơ thể chúng ta đang thiếu chất gì đó có trong thực phẩm. Thay vào đó cảm giác thèm ăn của chúng ta thực sự có thể được ảnh hướng bởi vi khuẩn trong hệ tiêu hóa của chúng ta.
Hệ vi sinh vật tốt có lợi như thế nào?
Có tới 90% tế bào trên cơ thể ta của chúng ta là vi khuẩn. Trên thực tế, số gen của chúng ta chỉ bằng 1/100 tổng số gen của vi khuẩn trên cơ thể chúng ta. Đường ruột là một hệ sinh thái vi sinh vô cùng phức tạp với nhiều loài vi khuẩn khác nhau, một số loài có thể sống trong môi trường không có oxy. Một người bình thường cótới 1,5 kg vi khuẩn đường ruột. Hệ vi sinh vật đường ruột gửi tín hiệu đến não qua trục não-ruột và có thể có những tác động đáng kể đến hành vi và sức khỏe.
Trong một nghiên cứu trên chuột: những con chuột có gen di truyền béo phì vẫn gầy hơn khi chúng được nuôi trong môi trường vô trùng mà không có hệ vi sinh vật đường ruột. Tuy nhiên những con chuột được cấy vi khuẩn từ chuột béo phí có xu hướng béo hơn bình thường.
Vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột đối với cảm giác thèm ăn?
Ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột trong việc ảnh hưởng đến lý do tại sao chúng ta thèm ăn một số loại thực phẩm. Những người thích ăn sô cô lacó hệ vi sinh vật đường ruột khác những người không thích ăn sô cô la cho dù có chệ độ ăn còn lại giống hệt nhau. Nhiều vi khuẩn đường ruột có thể tạo ra các peptit rất giống với các hormone như peptide YY và ghrelin điều hòa cảm giác đói. Điều này củng cố giả thuyết vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến hành vi ăn uống của con người thông qua các peptit của chúng bắt chước các hormone điều hòa cơn đói.
Ý nghĩa
Từ những khám phá khoa học mới về trục não ruột chúng ta thấy rằng việc bổ sung lợi khuẩn một cách hợp lý đúng chủng đúng liều lượng có thể giúp cải thiện tình trạng biến ăn hoặc giúp giảm cân khi kím chế cảm giác thèm ăn của chúng ta.
BS. Phan Quốc Anh (Chuyên gia Dinh Dưỡng).
Tác giả : BS Phan Quốc Anh
Xin gửi lời cảm ơn đến BS Phan Quốc Anh đã đồng ý đăng tải bài viết lên Diễn đàn Y khoa.