Nguồn: Dhar A, et al. Gut 2022;71:1459–1487. doi:10.1136/gutjnl-2022-327326
TÓM TẮT NHANH CÁC KHUYẾN CÁO ĐÁNG CHÚ Ý
– Để chẩn đoán chính xác viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan (Eosinophilic oesophagitis- EoE) => PPI sẽ được ngưng ít nhất 3 tuần trước khi nội soi & sinh thiết
– Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan (EoE) và GERD có thể đồng mắc ở bệnh nhân. EoE thường gặp ở nam và chủng tộc da trắng.
– Ít nhất 6 mẫu sinh thiết ở các vị trí khác nhau của thực quản nhằm chẩn đoán và theo dõi EoE. Cut-off chẩn đoán EoE >= 15 eosinophil/0.3mm^2 ở bất kỳ mẫu sinh thiết nào
– Đáp ứng mô học trong điều trị EoE được phân loại tuỳ theo mật độ bạch cầu ái toan. Thuyên giảm được xác định khi số lượng bạch cầu ái toan tối đa <15 eos/0.3mm^2
– Đo áp lực và nhu động thực quản ở bệnh nhân EoE khi còn triệu chứng nuốt khó mặc dù đã đáp ứng mô học trong quá trình điều trị và loại trừ tổn thương thực thể trên nội soi
– 6 loại thực phẩm cần hạn chế ở bệnh nhân EoE: sữa động vật (milk), lúa mì, trứng, đậu nành, cá/shellfish (nghêu, sò..), các loại hạt cây (tree nut)/peanut (đậu phụng). Việc tránh 6 loại thực phẩm trên cho đáp ứng mô học cao hơn so với 2 hoặc 4 thực phẩm, tuy nhiên khó khăn trong chế độ ăn và tuân thủ.
– Việc test dị ứng nhằm lựa chọn thực phẩm phù hợp ở bệnh nhân EoE không được khuyến cáo
– Điều trị EoE dùng thuốc với liệu pháp PPI x 2 lần/ngày x 8-12 tuần trước khi nội soi sinh thiết đánh giá đáp mô học
– Liệu pháp duy trì PPI (# 12 tháng) được xem xét ở bệnh nhân EoE đáp ứng mô học sau 8-12 tuần điều trị PPI liều cao. Tuy nhiên thời gian kéo dài cần nghiên cứu thêm
– Steroid tại chỗ (budesonide 1mg PKD 2 lần/ngày…) cho thấy hiệu quả đáp ứng mô học và lâm sàng ở bệnh nhân EoE giai đoạn dẫn nhập
– Tái phát lâm sàng và mô học có thể xảy ra khi ngưng steroid tại chỗ => xem xét duy trì steroid tại chỗ # 12 tháng. Tuy nhiên thận trọng tác dụng phụ. Nếu triệu chứng tái phát trong quá trình điều trị => khuyến cáo nội soi đánh giá lại mô học và loại trừ biến chứng
– Steroids toàn thân, immunomodulators (azathioprine, mercaptopurine) hoặc liệu pháo với kháng thể đơn dòng như anti-TNF và anti- integrin therapies không được khuyến cáo ở bệnh nhân EoE
– Những thuốc sinh học mới trong điều trị dị ứng như dupilumab, cendakimab and benralizumab cho thấy nhiều hứa hẹn cho điều trị EoE.
– Sodium cromoglycate, montelukast và kháng histamins không được khuyến cáo nhằm quản lý EoE nhưng có thể có vai trò ở bệnh nhân với bệnh dị ứng đồng mắc. Trong một nghiên cứu 20mg/ngày montelukast => 40% thuyên giảm sau 26 tuần điều trị (so với 23.8% nhóm chứng)
– Nhiễm Candida có thể xảy ở một nhóm nhỏ bệnh nhân EoE được điều trị với corticosteroids tại chỗ => quản lý với thuốc kháng nấm tại chỗ và tiếp tục corticosteroids tại chỗ. Một nghiên cứu cho thấy nấm hầu họng, nấm thực quản gặp # 3.6% bệnh nhân EoE điều trị với 0.5-1mg budesonide kéo dài # 1 năm (12 tuần dẫn nhập + 48 tuần duy trì)=> hầu hết đáp ứng tốt hỗn dịch nystatin và không cần ngưng corticosteroids tại chỗ
– Tác dụng phụ toàn thân khi sử dụng corticosteroids tại chỗ ở bệnh nhân EoE không được ghi nhận trong thời gian dài, tuy nhiên cần tiếp tục theo dõi đậm độ xương và chức năng tuyến thượng thận
– EoE là nguyên nhân thường gặp nhất gây thủng thực quản nguyên phát => chụp CT Scan nếu nghi ngờ nhằm đánh giá mức độ. Có thể xảy ra ở trẻ em và người trưởng thành. Can thiệp phẫu thuật # 30% trường hợp thủng, phần lớn thuyên giảm với điều trị bảo tổn: đặt sonde dạ dày- bù dịch- kháng sinh
Tác giả: Bs Huỳnh Văn Trung – Trung tâm nội soi và phẫu thuật nội soi tiêu hoá- Bệnh viện Tâm Anh TPHCM
Link bài viết: [ https://www.facebook.com/groups/diendanykhoa.vn/permalink/1783592738753343 ]
Xin gửi lời cảm ơn đến tác giả Bs Huỳnh Văn Trung đã đồng ý đăng bài viết lên Diễn đàn Y khoa!