💥 Lưu đồ xử trí ban đầu Sản giật
✅ Sản giật được định nghĩa là sự xuất hiện của các cơn co cứng – co giật khu trú hoặc toàn thân có hoặc không kèm theo hôn mê xảy ra trên những bệnh nhân có triệu chứng TSG sau khi đã loại trừ cơn co giật do các nguyên nhân khác. Sản giật là một trong năm tai biến sản khoa, cần xử trí ban đầu kịp thời và chính xác để giảm thiểu tối đa hậu quả nặng nề sản giật gây ra.
✅ Xử trí cấp cứu ban đầu:
👉 Kích hoạt báo động cấp cứu, kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp.
👉 Đặt bệnh nhân nằm nghiêng trái.
👉 Kiểm tra các dấu hiệu sống: huyết áp, nhịp tim, tần số thở, độ bão hòa oxy và thân nhiệt (theo dõi bằng mornitoring).
👉 Thở oxy 8 – 10 lít/phút qua mặt nạ hoặc ống thông mũi (có thể tăng đến 15 lít/phút).
🍄 Không bắt buộc ngáng lưỡi trong cơn sản giật.
👉 Hút đờm dãi (không thực hiện trong cơn sản giật).
👉 Tránh dị vật đường thở.
👉 Thiết lập đường truyền.
👉Làm xét nghiệm công thức máu, chức năng gan, thận, axit uric, chức năng đông máu, nhóm máu, protein niệu.
👉Điều trị bằng magie sulphat để kiểm soát cơn co giật.
💥Sau khi sơ cứu ban đầu, sử dụng oxy đảm bảo hô hấp, bảo vệ bệnh nhân khỏi chấn thương, lập đường truyền, vận chuyển sản phụ an toàn lên tuyến trên.
💥 Nên xử trí hạ huyết áp và Magnesi sulphate để trânh lên cơn giật tái phát khi chuyển tuyến trên.
✅Magnesium sulphate là thuốc điều trị đầu tay, được chứng minh giảm tỷ lệ tái phát cơn giật. Khi truyền magie sulphat nên được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu ngộ độc magie. Nếu nghi ngờ có ngộ độc magie, nên ngừng truyền và đo nồng độ magie huyết thanh. Dấu hiệu ngộ độc magie bao gồm mất phản xạ gân sâu, sau đó là suy hô hấp, ngừng hô hấp và ngừng tim. Thuốc đối kháng magie sulphat là canxi gluconat 1g tiêm tĩnh mạch.
🔍 Tài liệu tham khảo:
📌 Sabaratnam Arulkumaran, William Ledger et al. (2020) “Obstetrics Emergencies”, Oxford Textbook of Obstetrics and Gynaecology, pp 358-365.
📌Hướng dẫn sàng lọc, chẩn đoán và xử trí tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai, tiền sản giật và sản giật theo quyết định số 1154/QĐ-BYT năm 2024.
📍Câu hỏi
1. Bệnh nhân mang thai lên cơn co giật, cần chẩn đoán phân biệt cơn sản giật với các bệnh gì?
2. Khi điều trị magie sulphat, để phòng việc ngộ độc cần theo dõi những gì?