Tại sao vết thương do chó cắn nguy hiểm?
Vết thương do chó cắn không chỉ gây tổn thương về mặt thể chất mà còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh dại – một bệnh lý nguy hiểm có thể gây tử vong.
Các bước xử trí vết thương do chó cắn:
- Rửa sạch vết thương:
- Đây là bước quan trọng nhất để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
- Rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh trong ít nhất 5 – 10 phút.
- Sử dụng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để rửa kỹ vết thương.
- Cầm máu:
- Nếu vết thương chảy máu, hãy dùng gạc sạch hoặc khăn sạch ép chặt lên vết thương để cầm máu.
- Nâng cao vùng bị thương nếu có thể.
- Sát khuẩn vết thương:
- Sau khi rửa sạch và cầm máu, sát khuẩn vết thương bằng cồn 70 độ hoặc dung dịch povidone-iodine (thuốc đỏ).
- Không băng kín vết thương, đặc biệt là vết thương sâu hoặc có nguy cơ nhiễm trùng cao.
- Đến cơ sở y tế:
- Ngay cả khi vết thương nhỏ, bạn cũng cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn.
- Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương, nguy cơ nhiễm trùng và chỉ định tiêm phòng dại, uốn ván nếu cần thiết.
Những điều cần lưu ý:
- Xác định tình trạng con chó: Nếu có thể, hãy xác định con chó đã tiêm phòng dại hay chưa. Điều này sẽ giúp bác sĩ đưa ra quyết định tiêm phòng phù hợp.
- Không tự ý đắp thuốc: Tuyệt đối không tự ý đắp thuốc lá hoặc các loại thuốc không rõ nguồn gốc lên vết thương.
- Theo dõi vết thương: Theo dõi sát vết thương để phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, đỏ, nóng, đau, chảy mủ.
- Tiêm phòng dại và uốn ván: Tuân thủ đúng lịch tiêm phòng do bác sĩ chỉ định.
Đánh giá và xử trí tại cơ sở chăm sóc y tế:
- Đánh giá mức độ tổn thương: Bác sĩ xác định mức độ tổn thương da, cơ, dây thần kinh, mạch máu.
- Xử trí các tổn thương phối hợp: Nếu có tổn thương xương khớp, gân cơ, cần xử trí theo phác đồ phù hợp.
- Theo dõi và điều trị nhiễm trùng: Theo dõi sát các dấu hiệu nhiễm trùng, chỉ định kháng sinh phù hợp.
- Tư vấn và giáo dục sức khỏe: Tư vấn về nguy cơ bệnh dại, cách phòng ngừa và theo dõi sau tiêm phòng.
- Tiêm phòng dại: Quyết định tiêm phòng dại dựa trên nguy cơ lây nhiễm dại:
- Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Chó không rõ nguồn gốc hoặc không được tiêm phòng dại
- Vết cắn sâu hoặc nhiều vết cắn
- Vết cắn vùng đầu, mặt, cổ, tay
- Chó có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh dại
- Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
Tuy nhiên, với bệnh dại, tỷ lệ tử vong là 100% nếu phát bệnh. Nên thông thường trong mọi trường hợp đều cần được tư vấn chích ngừa dại.
- Phác đồ tiêm phòng dại theo khuyến cáo Bộ Y Tế
- Kháng sinh: Sử dụng để phòng ngừa nhiễm trùng, đặc biệt trong các trường hợp
- Vết cắn sâu, nhiễm bẩn
- Tổn thương các cấu trúc quan trọng
- Bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng cao (đái tháo đường, suy giảm miễn dịch)
- Khâu vết thương:
- Quyết định khâu vết thương dựa trên đánh giá nguy cơ nhiễm trùng và mức độ tổn thương.
- Các vết thương nhiễm trùng thường ĐƯỢC TRĨ HOÃN KHÂU hoặc KHÂU THƯA
- Theo dõi và tái khám:
- Theo dõi sát tình trạng vết thương và các dấu hiệu nhiễm trùng
- Hẹn bệnh nhân đến tái khám để kiểm tra và thay băng
- Phòng ngừa chó cắn:
-
- Tránh tiếp xúc với chó lạ hoặc chó có biểu hiện hung dữ.
- Không trêu chọc, kích động chó.
- Giáo dục trẻ em về cách phòng tránh chó cắn.
- Tiêm phòng dại đầy đủ cho chó nuôi.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn xử trí vết thương do chó cắn đúng cách và hiệu quả. Hãy luôn nhớ rằng, phòng bệnh hơn chữa bệnh!
Bác sĩ Nguyễn Hữu Tài
tham khảo