NEW 2022: QUẢN LÝ VIÊM GAN SIÊU VI C (HCV)- Hội gan mật, hội tiêu hoá Australian 2022

Rate this post

NEW 2022: QUẢN LÝ VIÊM GAN SIÊU VI C (HCV)- Hội gan mật, hội tiêu hoá Australian 2022

1. Điều trị HCV ở bệnh nhân không xơ gan hoặc xơ gan còn bù: (table 2 đính kèm)
· Không xơ gan: sofosbuvir + velpatasvir x 12 tuần hoặc glecaprevir + pibrentasvir x 8 tuần
· Xơ gan còn bù: sofosbuvir + velpatasvir x 12 tuần hoặc glecaprevir + pibrentasvir x8 (hoặc 12) tuần
· Bệnh nhân bệnh gan mạn còn bù với thất bại liệu pháp DAA lần 1: sofosbuvir + velpatasvir + voxilaprevir x 12 tuần
2. Điều trị viêm gan siêu vi C (HCV) ở bệnh nhân xơ gan mất bù: (table 5 đính kèm):
· Sofosbuvir 400 mg/ngày + Velpatasvir 100 mg/ngày + Ribavirin 600 mg/ngày (dạng uống)
· HCV genotype: tất cả genotype
· Thời gian: 12 tuần, hoặc 24 tuần nếu không dung nạp ribavirin
· Bệnh nhân xơ gan mất bù không đươc khuyến cáo điều trị với glecaprevir (Child–Pugh B or C) và voxilaprevir (Child–Pugh B or C)
· Tác dụng phụ có thể gặp của Ribavirin như: thiếu máu, nổi ban, ho, khó thở, mất ngủ, lo lắng. Thiếu máu thường gặp ở bệnh nhân xơ gan mất bù=> liều ribavirin bắt đầu 600mg/ngày, điều chỉnh theo chức năng thận. Theo dõi Hb mỗi 2-4 tuần trong thời gian điều trị.
· Ribavirin có thể gây dị tật bẩm sinh trong thai kỳ=> khuyến cáo cả nam và nữ không có con trong 6 tháng điều trị.
3. Điều trị HCV ở bệnh nhân đồng nhiễm viêm gan B mạn:
· Tất cả bệnh nhân nhiễm HCV sẽ đươc tầm soát đồng nhiễm HBV với anti-HBc, HBsAg và anti-HBs => bệnh nhân HBsAg (+) được đo nồng độ HBV DNA trước khi bắt đầu liệu pháp DAA
· Liệu pháp kháng virus viêm gan B với tenofovir hoặc entecavir sẽ được khởi đầu trước khi bắt đầu liệu pháp DAA ở tất cả bệnh nhân KHÔNG XƠ GAN với HBV DNA >2000 IU/ml, và ở TẤT CẢ BỆNH NHÂN XƠ GAN bất chấp nồng độ HBV DNA (A1)
· Bệnh nhân KHÔNG XƠ GAN với HBV DNA < 2000 IU/ml sẽ được theo dõi HBV tái hoạt động gồm: ALT mỗi 4 tuần cho đến khi kết thúc điều trị, HBV DNA mỗi 12 tuần cho đến khi đạt SVR (đáp ứng virus bền vững), nếu HBV DNA vẫn <2000 IU/ml khi đạt SVR => theo dõi HBV theo khuyến cáo thông thường về HBV (A1)
· Trong quá trình điều trị DAA nếu HBV DNA tăng >2000 IU/ml và/hoặc tăng ALT cùng với tăng HBV DNA bất kỳ nồng độ nào => khởi động ngay kháng virus viêm gan B và theo dõi sát (A1)
· Bệnh nhân với anti-HBc-positive và HBsAg-negative có nguy cơ thấp tái hoạt động HBV khi sử dụng liệu pháp DAA (A2).
4. Điều trị HCV ở bệnh nhân bệnh thận mạn:
· Ở bệnh nhân bệnh thận mạn, bao gồm cả bệnh thận mạn giai đoạn cuối (ESRD) cần lọc máu => không cần điều chỉnh liều DAA theo chức năng thận khi sử dụng các DAA sau: sofosbuvir + velpatasvir hoặc glecaprevir + pibrentasvir hoặc sofosbuvir + velpatasvir + voxilaprevir. (A1)
· Ribavirin được thải qua thận và không được loại bỏ qua lọc máu => thận trọng và theo dõi sát khi dùng ở bệnh nhân suy thận.
· Nếu Ribavirin được chỉ định ở bệnh nhân suy thận với eGFR of 30–50 mL/min/1.73 m2 => xen kẽ liều 200 mg và 400 mg cách ngày, thận trọng theo dõi nồng độ Hb (B1)
· Nếu Ribavirin được chỉ định ở bệnh nhân suy thận với eGFR < 30 mL/min/1.73 m2 hoặc lọc máu => 200mg/ngày ở bệnh nhân không lọc máu và 200mg trước lọc máu ở bệnh nhân lọc máu, theo dõi sát nồng độ Hb (B1)
Tác giả: Bs Huỳnh Văn Trung
Link bài viết: [ https://www.facebook.com/groups/diendanykhoa.vn/permalink/1632085300570755/?sfnsn=mo&ref=share&mibextid=KtfwRi ]
Xin gửi lời cảm ơn đến tác giả Bs Huỳnh Văn Trung đã đồng ý đăng bài viết lên Diễn đàn Y khoa!
Advertisement

Giới thiệu Nguyễn Hùng Nhật Duy

Xem các bài tương tự

Tư vấn phụ huynh xử trí trẻ sốt cao co giật tại nhà

CUNG CẤP KIẾN THỨC VỀ BỆNH Sốt là hiện tượng tăng nhiệt độ cơ thể …