Trưởng giả học làm sang là một hiện tượng mang tính toàn cầu. Chúng ta là một tổ chức có tính toàn cầu. Đây là một hiện tượng toàn cầu. Nó thực sự tồn tại. Vậy những người trưởng giả là gì? Một người trưởng giả đua đòi học làm sang là người lấy đi một phần nhỏ của bạn và dùng nó để xây nên hình ảnh đầy đủ của chính bạn. Đó chính là thói đua đòi học làm sang. Và hình thức chủ yếu của hiện tượng này đang tồn tại dưới dạng đua đòi làm sang trong nghề nghiệp. Bạn đối mặt với nó từng phút trong một bữa tiệc, khi bạn được hỏi câu hỏi mang tính biểu tượng vào đầu thế kỉ 21: Bạn làm nghề gì? và tùy thuộc vào việc bạn trả lời câu hỏi này như thế nào, mọi người hoặc vui mừng vô cùng khi được biết bạn, hoặc nhìn vào chiếc đồng hồ của mình và nói vài lời cáo phép.
Bây giờ, người đối kháng với một người trưởng giả là mẹ của bạn. Mà cũng không cần thiết là mẹ của bạn, tôi đã là một người như vậy rồi. Nhưng, một người mẹ lý tưởng. Người không bao giờ quan tâm đến những thành tựu mà bạn đạt được. Nhưng thật không may, phần lớn mọi người không phải là mẹ của bạn. Hầu hết mọi người đều tìm mối tương quan giữa khoảng thời gian, và nếu bạn thích, yêu, không phải một tình yêu lãng mạn, dù nó có thể là một cái gì đó. Nhưng nhìn chung tình yêu, sự tôn trọng, tất cả đều sẵn lòng hòa hợp với chúng ta, điều này được định nghĩa một cách chặt chẽ, bằng vị thế của chúng ta trong trật tự xã hội. Và đó chính là lý do tại sao chúng ta quan tâm một cách thái quá về nghề nghiệp của mình.
Và thực chất là quan tâm quá nhiều về những món hàng mang tính vật chất. Bạn biết không, chúng ta thường nghe nói rằng chúng ta sống trong thời đại vật chất, và rằng chúng ta đều là những con người tham lam. Tôi không nghĩ rằng chúng ta sống quá vật chất. Tôi nghĩ chúng ta sống trong một xã hội mà gắn những tưởng thưởng về tinh thần với việc sở hữu món đồ vật chất. Chúng ta không muốn bất cứ thứ vật chất nào cả. Chúng ta muốn được thưởng về tinh thần. Và đó là một cách mới mà chúng ta nhìn vào những thứ đồ xa xỉ. Lần tới khi bạn nhìn thấy ai đó đang lái một chiếc Ferrari đừng nghĩ rằng: ” Người này là một người tham lam”. Hãy nghĩ rằng:” Đây là một người dễ bị tổn thương và cần đến tình yêu.” Theo một cách nói khá. hãy cảm thông hơn là khinh miệt.
Có những lí do khác… Có những lý do khác khiến tại sao bây giờ chúng ta cảm thấy khó khăn hơn để giữ bình tĩnh so với trước đây. Một trong số đó, và thật trớ trêu vì nó liên quan đến một thứ vô cùng tốt đẹp, đó là hy vọng mà chúng ta đặt vào nghề nghiệp của mình. Chưa bao giờ sự mong đợi của chúng ta lớn như bây giờ về những gì con người có thể đạt được trong suốt quãng đời của mình. Chúng ta được khuyên, từ rất nhiều nguồn thông tin, rằng mọi thứ đều có thể đạt được. Chúng ta đã xong với chế độ đẳng cấp. Chúng ta đang trong một chế độ mà bất cứ ai cũng có thể vươn tới bất kỳ vị trí mà anh ta muốn. Và đó quả thật là một ý tưởng hay ho. Cùng với đó là tinh thần về sự bình đẳng. Chúng ta đều bình đẳng. Không có một định nghĩa nhất định nào về trật tự trong xã hội.
Chỉ có một vấn đề rất lớn với điều này. Và vấn đề đó chính là sự ghen tị. Lòng ghen tị, thật là một điều cấm kị khi đề cập tới lòng ghen tị nhưng nếu có một loại cảm xúc nào đang thống trị trong xã hội hiện đại thì đó chính là ghen tị. Và nó liên quan đến nhu cầu về bình đẳng. Hãy để tôi giải thích.
Sẽ thật bất thường cho bất cứ ai ở đây, hay bất cứ ai đang xem chương trình này, khi họ ghen tị với nữ hoàng nước Anh. Mặc dù bà ấy giàu có hơn bất cứ ai đang có mặt ở đây. Và bà có một tòa nhà lớn vô cùng. Lý do chúng ta không ghen tị với bà là do bà khác lạ. Đơn giản bà quá xa lạ. Chúng ta không liên quan đến bà. Bà nói chuyện bằng một giọng điệu hài hước. Bà đến từ một nơi cũng rất khác biệt. Và chúng ta không liên quan đến bà. Và khi chúng ta không liên quan đến ai đó, chúng ta không ghen tị với họ.
Hai người càng gần nhau bao nhiêu, về tuổi tác, xuất thân, thì lòng ghen tị sẽ nảy sinh nhiều bấy nhiêu. Lý do tại sao chúng ta không nên đến những buổi họp trường. Là bởi không có điểm tham chiếu nào mạnh mẽ hơn so với những người đã từng học cùng trường. Nhưng vấn đề, nói chung, của xã hội hiện đại, là nó đã thu nhỏ cả thế giới vào trong một trường học. Tất cả mọi người đều mặc quần jeans, tất cả đều giống nhau. Nhưng, thật ra không phải vây. Vì thế mà nảy sinh nhu cầu về sự bình đẳng, cùng với sự bất bình đẳng ẩn sâu bên trong. Điều này dẫn tới một tình trạng vô cùng ngột ngạt.
Rất khó cho bất cứ ai bây giờ có thể trở nên giàu có như Bill Gates, tương tự như khi ở thế kỉ 17, bạn không dễ gì được đặt ngang hàng giai cấp quý tộc ở Pháp. Nhưng điểm mấu chốt là, bạn không nghĩ như vậy. Báo chí và những phương tiện truyền thông khác khiến bạn nghĩ rằng nếu bạn có năng lượng dồi dào, có một vài ý kiến hay về công nghệ về một cái garage, bạn cũng có thể bắt đầu một công việc lớn.
Và hậu quả của vấn đề này được đưa vào những tiệm sách. Khi bạn đến một hiệu sách lớn và đi đến gian về “tự lực” giống như tôi một vài lần, nếu bạn phân tích những cuốn sách “tự lực” trên thế giới hiện này, về cơ bản có 2 loại.
Loại thứ nhất nói với bạn, “Bạn có thể làm được! Mọi thứ đều có thể!” và loại thứ hai sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào để đối diện với với cái mà chúng ta vẫn thường lịch sự gọi là “tự hạ thấp bản thân” hoặc không hay thì gọi là” cảm thấy thật tồi tệ về bản thân mình”
Có một mối quan hệ thực sự, một mối quan hệ giữa một xã hội nói với mọi người rằng họ có thể làm tất cả, và sự tồn tại của sự tự hạ thấp bản thân. Vì vậy, có một cách mà trong đó một sự việc khả quan có thể trở nên tồi tệ vô cùng. Một lý do khác giải thích tại sao chúng ta thường tỏ ra lo lắng hơn, về sự nghiệp, về thứ bậc của chúng ta trong thế giới ngày nay, hơn bao giờ hết. Và lại một lần nữa, nó liên quan đến một thứ khá thú vị. Thứ thú vị đó được gọi là chế độ nhân tài.
Giờ đây tất cả mọi người, tất cả những chính trị viên từ trái sang phải, đều đồng ý rằng chế độ nhân tài là một điều tốt, và chúng ta đều nên cố gắng để làm nên những xã hội với chế độ nhân tài. Nói cách khác, thế nào là một xã hội với chế độ nhân tài? Một xã hội với chế độ nhân tài là một xã hội mà nếu bạn có tài năng, sức lực và trình độ, bạn sẽ đạt tới đỉnh cao. Sẽ không gì cản nổi. Đó là điều vô cùng tốt đẹp.
Nhưng vấn đề là, nếu bạn thực sự tin vào một xã hội có những người cố gắng để đạt đến đỉnh cao, sẽ đạt đến đỉnh thì bạn cũng sẽ, với một cách khó chịu, tin vào một xã hội trong đó có những người xứng đáng với vị trí cuối cùng cũng sẽ bị chôn vùi dưới đó.
Nói cách khác, vị trí của bạn trong cuộc sống không phải là một điều ngẫu nhiên, mà là do cố gắng mà đạt được. Và đó là điều khiến cho thất bại trở nên đau đớn hơn.
Bạn biết không, vào thời trung cổ, ở nước Anh, khi bạn gặp một người rất nghèo, người đó sẽ được miêu tả là một người” không may”. Chính xác hơn, một ai đó khi không được ban phát vận may, là một người không may. Ngày ngay, cụ thể là ở nước Mỹ, nếu bạn gặp một ai đó ở đáy xã hội, họ có thể bị coi là một kể thất bại. Có một sự khác biệt vô cùng giữa một người không may và một kẻ thất bại.
Và đó thể hiện 400 năm của sự tiến hóa của xã hội, và niềm tin của chúng ta vào việc ai có trách nhiệm với cuộc sống của chúng ta. Nó không còn là những vị chúa, mà là chúng ta. Chúng ta ở vị trí quyết định. Sẽ rất vui nếu mọi việc đang diễn ra tốt đẹp với bạn, và sẽ thật đau đớn nếu ngược lại.
Nó dẫn tới, trong trường hợp xấu nhất theo phân tích của một nhà xã hội học giống như Emil Durkheim, nó dẫn tới mức độ tự tử cao. Có nhiều trưởng hợp tự tử ở những nước phát triển hơn bất cứ nơi nào trên thế giới.
Và một vài lý do cho việc đó là mọi người xem những gì xảy ra là do bản thân họ một cách thái quá. Họ sở hữu thành công của riêng họ. Nhưng họ cũng sở hữu thất bại của riêng mình. Có sự giải thoát nào khỏi những áp lực ấy mà tôi đã vừa đề ra không? Tôi nghĩ là có. Tôi chỉ muốn chỉ ra một vài trong số đó.
Hãy xem chế độ nhân tài. Đây là ý tưởng nói rằng mọi người xứng đáng với những vị trí họ đạt được. Tôi nghĩ đây là một ý tưởng điên rồ, hoàn toàn điên rồ. Tôi sẽ ủng hộ bất cứ chính trị gia nào từ trái sang phải, với một ý tưởng ta nhã nào về chế độ nhân tài. Tôi là một người trong chế độ nhân tài, nhưng tôi nghĩ rằng nó thật điên rồ khi tin rằng chúng ta sẽ làm nên một xã hội thực sự là của những nhân tài. Đó là một giấc mơ vô thực. Ý tưởng về việc làm nên một xã hội nơi mọi người đều được đánh giá chính xác, người tốt trên đỉnh cao, người kém dưới tận cùng, và nó cứ chính xác như vậy, là không thể.
Có quá nhiều những yếu tố ngẫu nhiên. Tai nạn, tai biến khi sinh, bị cục gạch rớt lên đầu, bệnh tật, vv. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể đánh giá được. Không nên đánh giá người khác như thế.
Tôi rất thích một câu nói của St. Augustine trong cuốn “The City of God” ông nói: ” Thật là tội lỗi khi đánh giá một con người bằng vị trí của anh ta.” Trong tiếng Anh hiện đại nó có nghĩa là thật tội lỗi nếu bạn nói chuyện với ai đó dựa vào tấm danh thiếp của họ. Vị trí không phải là điều đáng kể.
Và theo như St. Augustine, Chỉ có Chúa mới là người thực sự đặt mọi người vào đúng vị trí của họ. Và người sẽ làm điều đó vào Ngày Phán Xét với những thiên thần và những chiếc kèn trumpet, và các tầng trời sẽ mở ra. Một ý nghĩ điên rồ, nếu bạn là một người theo chủ nghĩa trần tục như tôi.
Nhưng một điều vô cùng quý giá trong ý tưởng này. Nói một cách khác, kìm nén sự nóng vội của bạn khi đánh giá người khác. Bạn không cần biết giá trị đích thực của ai đó là gì. Đó là phần ẩn của họ. Và chúng ta không nên cư xử như thể ta biết phần ẩn giấu đó. Có một sự an ủi cho tất cả những điều này.
Khi chúng ta nghĩ về thất bại trong cuộc sống, khi chúng ta nghĩ về thất bại, một trong những lý do chúng ta sợ thất bại không chỉ là sự mất mát về thu nhập, sự mất mát về vị trí. Cái chúng ta sợ đó là sự đánh giá và nhạo báng của người khác. Và thật sự là nó tồn tại.
Bạn biết không, một trong những phương tiện nhạo báng hiện nay là những tờ báo. Và nếu bạn giở một tờ tạp chí nào đó vào một ngày nào đó trong tuần bạn sẽ thấy đầy ắp những con người đang bị đảo lộn với cuộc sống của họ. Họ ngủ với người này. Họ đã dùng những thứ không tốt. Họ đã làm sai luật pháp, bất cứ thứ gì. và tất cả thật vừa vặn cho sự nhạo báng. Nói cách khác, tất cả họ đã thất bại. Và họ được nói đến như những kẻ thất bại.
Có sự thay thế nào không? Tôi nghĩ rằng những truyền thống phương Tây đã cho ta một sự thay thế hoàn hảo. Đó là bi kịch.
Bi kịch nghệ thuật, nó được phát triển trong những nhà hát của Hi Lạp cổ đại, vào thế kỉ thứ 5 trước công nguyên, đây thực sự là một nghệ thuật được cống hiến để tìm ra tại sao con người thất bại. Và theo như họ, là mức độ cảm thông. Cuộc sống bình thường sẽ không nhất thiết giống như vậy.
Tôi nhớ một vài năm trước, khi tôi đang nghĩ về những điều này. Và tôi đi xem tờ “Thể thao Chủ nhật” một tờ báo mà tôi khuyên các bạn không nên đọc, nếu bạn chưa quen với nó.
Và khi tôi nói chuyện với họ về những bi kịch lớn của nghệ thuật phương Tây. Và tôi muốn xem họ làm thế nào để tìm được những chi tiết của những câu chuyện sẽ trở thành tin tức trên bàn tin tức trong một buổi chiều chủ nhật. Và tôi nói với họ về Othello. Họ chưa bao giờ nghe đến nó nhưng tỏ ra vô cùng thích thú. Và tôi bảo họ viết ra tiêu đề cho Othello. Họ viết ra tiêu đề ” Những người du dân điên cuồng vì tình yêu giết con gái của thượng nghị sĩ” và đưa nó lên đầu đề.
Tôi đưa cho họ kịch bản của vở Madame Bovary. Một lần nữa, đây là quyển sách mà họ vô cùng thích thú khi khám phá ra. Và họ viết ” Người đàn bà ngoại tình thích mua sắm nuốt chửng arsenic sau khi bị lừa gạt tài khoản ngân hàng”.
Và điều yêu thích của tôi, họ đã làm nên một thể loại rất đặc biệt của riêng mình. Tác phẩm yêu thích của tôi là của Sophocles “Oedipus the King” – “Tình dục với mẹ là mù quáng”.
Một cách nào đó, nếu bạn thích, ở một bên của lòng cảm thông, bạn có mảnh tin tức nhỏ đó. Và ở bên phía còn lại, bạn có bi kịch và nghệ thuật bi thương. Và tôi cho rằng tôi đang tranh luận về việc chúng ta nên học một chút về những gì đang diễn ra trong nghệ thuật bi thương.
Sẽ thật là điên rồ nếu coi Hamlet là một kẻ thua cuộc. Ông không phải là một kẻ thất bại, dù rằng ông đã thua. Và tôi nghĩ rằng đó chính là thông điệp mà bi kịch đưa đến cho chúng ta, và tại sao nó thực sự rất quan trọng, tôi nghĩ vậy.
Một điều khác về xã hội hiện đại, và tại sao nó lại gây ra sự lo lắng này, đó là vì chúng ta không có gì ở trung tâm của nó mà không phải là con người.
Chúng ta là xã hội đầu tiên sống trên thế giới này nơi chúng ta không tôn thờ gì hơn ngoài bản thân mình. Chúng ta đánh giá rất cao bản thân. Và vì thế chúng ta nên. Chúng ta đã đưa con người lên mặt trăng. Chúng ta đã làm được rất nhiều điều phi thường. Và vì thế chúng ta thường có xu hướng tôn thờ chính mình. Những người hùng của chúng ta là con người.
Đó là một trường hợp rất mới. Hầu hết những xã hội khác đều có, ở trung tâm của họ, sự tôn thờ một thứ gì đó siêu viêt. Một vị chúa, một linh hồn, một thế lực tự nhiên, vụ trụ.
Dù đó là thứ gì thì đang có một thứ khác được thờ phụng. Chúng ta đã gần như mất đi thói quen làm việc đó.
Tôi nghĩ đó là lý do tại sao chúng ta đặc biệt chú ý đến tự nhiên. Không phải vì sức khỏe của mình, dù nó thường được đề cập đến bằng cách này mà là vì đây là một sự trốn thoát khỏi một xã hội loài người. Đó là sự giải thoát khỏi chính những ganh đua của chúng ta, và cả những vở kịch. Và đó là lý do tại sao chúng ta thích thú ngắm nhìn thiên hà và đại dương, và nhìn vào Trái Đất từ bên ngoài chu vi của nó, vân vân. Chúng ta thích được liên quan đến những thứ siêu nhiên. Và nó trở nên vô cùng quan trọng với chúng ta.
Tôi nghĩ tôi thực sự nói đến là thành công và thất bại. Và một trong những điều rất thú vị về thành công đó là chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết thành công là gì.
Nếu tôi nói với bạn rằng một người nào đó sau cánh gà một người vô cùng thành đạt, vài ý tưởng nào đó sẽ đến trong tâm trí.
Bạn sẽ nghĩ rằng người đó chắc hẳn sẽ kiếm được rất nhiều tiền, đạt được những thành tích trong một lĩnh vực nào đó.
Lý thuyết của bản thân tôi về thành công là, và tôi là một người vô cùng quan tâm đến thành công. Tôi thực sự rất muốn thành công. Tôi luôn tự hỏi, ” Làm thế nào để có thể thành công hơn nữa?”
Nhưng khi tôi già đi, và tôi cũng trở nên vô cùng nhạy cảm với ý nghĩa của từ “thành công”. Tôi có một cái nhìn vào bên trong của sự thành công.
Bạn không thể thành công ở tất cả mọi thứ. Chúng ta nghe rất nhiều về sự cân bằng trong cuộc sống. Thật là vô nghĩa. Bạn không thể có được tất cả. Không thể. Vì thế bất cứ hình ảnh nào về thành công đều phải thừa nhận sự thiếu xót của nó, đó chính là nơi của sự mất mát.
Và tôi nghĩ rằng người khôn ngoan sẽ chấp nhận như tôi nói, rằng sẽ có một lúc nào đó chúng ta sẽ không thành công.
Và một cuộc sống thành công là kết quả của nhiều thời gian, những ý tưởng của chúng ta về thế nào là sống thành công, không phải là của chúng ta. Đó là điều được tiếp thu từ những người khác.
Quan trọng là, nếu bạn là một người đàn ông, một người cha. Và nếu bạn là một người phụ nữ, một người mẹ. Những phân tích tâm lý đã nói rất nhiều về vấn đề này suốt 80 năm qua. Không có ai lắng nghe một cách thực sự. Nhưng tôi tin rằng nó rất đúng.
Và chúng ta cũng tiếp thu những thông điệp từ rất nhiều nguồn như ti vi, quảng cáo, đến tiếp thị, vân vân. Đây là những nguồn lực vô cùng lớn chúng định nghĩa những gì ta muốn, và cách chúng ta nhìn nhận bản thân.
Khi chúng ta được bảo rằng ngân hàng là một nghề rất được trọng vọng rất nhiều người trong chúng ta muốn đi làm ngân hàng.
Khi nghề ngân hàng không còn được coi trọng như xưa, chúng ta dần mất sự thích thú vào nó.
Chúng ta luôn luôn rộng mở với những lời gợi ý.
Và vì thế điều mà tôi muốn nói đến, là không phải chúng ta nên từ bỏ ý tưởng về thành công. Mà là chúng ta nên chắc chắn rằng đó là ý tưởng của chính chúng ta. Hãy chuyên tâm vào những ý tưởng của mình. Và đảm bảo rằng chúng ta tạo ra nó, và chúng ta là những tác giả thật sự của những tham vọng đó.
Bởi vì thật tồi tệ, khi không có được những gì mình muốn. Nhưng nó còn tồi tệ hơn nếu có một ý nghĩ rằng bạn muốn một điều nào đó, và nhận ra rằng cuối cùng, đó không phải là điều bạn muốn.
Vì thế mà tôi sẽ kết thúc bài nói này ở đây. Nhưng điều tôi thực sự muốn nhấn mạnh là thành công, vâng Nhưng hãy chấp nhận sự khác lạ của một vài những ý tưởng của chúng ta. Hãy bỏ đi những khái niệm về thành công. Hãy biến những ý tưởng về thành công là của riêng chúng ta. Cảm ơn tất cả các bạn.