[Sống khoẻ] Khẩu trang giảm nguy cơ lây nhiễm?

Rate this post

Ít khi nào kết quả nghiên cứu khoa học gây ra nhiều tranh cãi như hiệu quả của đeo khẩu trang. Nghiên cứu qui mô nhứt từ trước đến nay ở Đan Mạch (DANMASK) cho thấy đeo khẩu trang không làm giảm nguy cơ nhiễm Covid-19! Nhưng kết quả này lập tức gây ra nhiều tranh cãi và chỉ trích từ nhiều người trong y khoa. Tôi có cách diễn giải khác ở đây [1].
https://tuanvnguyen.medium.com/face-mask-and-covid-19-denmask-study-a-bayesian-interpretation-51341f6cb532
Tóm tắt nghiên cứu: công trình nghiên cứu DANMASK được thực hiện trên 6024 người, và họ được chia thành 2 nhóm: nhóm can thiệp (n = 3030) và nhóm chứng (n = 2994). Can thiệp là giãn cách xã hội kèm với đeo khẩu trang. Nhóm chứng thì chỉ tuân theo giãn cách xã hội nhưng không cần đeo khẩu trang. Outcome là tỉ lệ nhiễm SARS-Cov-2 được xác định bằng antibody và PCR. Kết quả chánh như sau:
• 42 / 2392 (1.76%) người trong nhóm can thiệp bị nhiễm;
• 53 / 2470 (2.15%) người trong nhóm chứng bị nhiễm;
• tỉ số odds (OR) = 0.82, khoảngtin cậy 95%: 0.54 – 1.23; P = 0.33.
Nói các khác, tuy tính trung bình đeo khẩu trang giảm nguy cơ nhiễm chừng 18%, nhưng cũng có thể tăng nguy cơ nhiễm đến 23%. Nói theo ngôn ngữ khoa học là “không có ý nghĩa thống kê” (vì P = 0.33).
Tác giả cho biết khi bản thảo bài báo nộp cho New England Journal of Medicine và Lancet thì đều bị từ chối. Các tập san chỉ muốn đăng bài mà khẩu trang có hiệu quả giảm lây nhiễm, chớ không thích đăng bài đi ngược lại quan điểm ‘chánh thống’ đó. Sau cùng họ nộp cho Ann Int Med (cũng là tập san danh giá) và được chấp nhận cho công bố.
Ngay sau khi công bố, nhiều người chỉ trích nghiên cứu rất nặng nề. Người thì cho rằng nghiên cứu này có ‘power’ không đủ (nhưng chỉ trích này hoàn toàn sai, chứng tỏ người chỉ trích không hiểu khái niệm power). Người thì chỉ trích rằng số người chịu đeo khẩu trang một cách nghiêm chỉnh chỉ 50%, nhưng ban biên tập thì ok với tỉ lệ đó vì nó thể hiện thực tế ngoài cộng đồng.
Báo chí thì họ đã biết sự thật, nên không cần lôi thôi. Như tờ New York Times khẳng định luôn “A New Study Questions Whether Masks Protect Wearers. You Need to Wear Them Anyway” (Một nghiên cứu mới chất vấn có nên đeo khẩu trang để bảo vệ người đeo. Dù gì thì bạn cần phải đeo).
Tất cả những người chỉ trích không hề xem xét dữ liệu trước đây về hiệu quả của khẩu trang đã được công bố. Một phân tích tổng hợp 5 nghiên cứu RCT cho thấy đeo khẩu trang có thể giảm nguy cơ lây nhiễm, với tỉ số nguy cơ RR = 0.87, nhưng không có ý nghĩa thống kê (khoảng tin cậy 95%: 0.74 đến 1.04).
Do đó, chúng ta cần phải tích hợp dữ liệu của DANMASK với nghiên cứu trước đây. Tôi thử làm một tích hợp như vậy và phát hiện tỉ số RR = 0.84, với xác suất 95% là hiệu tỉ số nguy cơ dao động từ 0.72 đến 0.99. Như vậy, kết quả này ‘dương tính’, chớ không phải ‘tiêu cực’ như tác giả kết luận!
Thật ra, có thể tính toán thêm rằng xác suất khẩu trang giảm nguy cơ nhiễm 50% trở lên là 0. Nhưng xác suất khẩu trang giảm nguy cơ nhiễm 5% và 10% trở lên lần lượt là 0.93 và 0.79.
Tóm lại, những phân tích này cho thấy trong môi trường Covid-19 tương đối nhẹ như ở Đan Mạch, đeo khẩu trang có hiệu quả khiêm tốn trong việc giảm nguy cơ nhiễm virus (chừng 5-10%).

Advertisement
____
Chi tiết được giải thích ở đây (tiếng Anh):
https://tuanvnguyen.medium.com/face-mask-and-covid-19-denmask-study-a-bayesian-interpretation-51341f6cb532
https://www.acpjournals.org/doi/10.7326/M20-6817?fbclid=IwAR1zSc4WY3X-j-mHhfWxSCP97O8oY5gdCGFpivvPA6z4lzpNTaQFeH5v-no&
https://www.nytimes.com/2020/11/18/health/coronavirus-masks-denmark.html?referringSource=articleShare&fbclid=IwAR01makoWXjovvp62DBr-UxENbXOHCPkYaHr1cU4XuiscFD8TC2VuWFBfT8

Nguồn: BS Nguyen Tuan

Giới thiệu khanhquynh

Check Also

[Ứℕ𝔾 𝔻Ụℕ𝔾 𝔼ℂ𝔾 𝟙𝟚 ℂĐ 𝕋𝕀Ê𝕌 ℂℍ𝕌Ẩℕ 𝕋ℝ𝕆ℕ𝔾 𝕋𝕀Êℕ Đ𝕆Áℕ ĐÁ𝕀 𝕋ℍÁ𝕆 ĐƯỜℕ𝔾 𝕍À 𝕋𝕀Ềℕ Đ𝕋Đ 𝔹Ằℕ𝔾 𝔸𝕀 ℕ𝔾À𝕐 ℕ𝔸𝕐]

Ứℕ𝔾 𝔻Ụℕ𝔾 𝔼ℂ𝔾 𝟙𝟚 ℂĐ 𝕋𝕀Ê𝕌 ℂℍ𝕌Ẩℕ 𝕋ℝ𝕆ℕ𝔾 𝕋𝕀Êℕ Đ𝕆Áℕ ĐÁ𝕀 𝕋ℍÁ𝕆 ĐƯỜℕ𝔾 𝕍À 𝕋𝕀Ềℕ …