[Cơ chế triệu chứng số 170] Giảm phản xạ và mất phản xạ

Rate this post

MÔ TẢ

Phản xạ căng cơ giảm hoặc biến mất mặc dù đã thực hiện các biện pháp tăng cường. Giảm phản xạ có ý nghĩa bệnh lý trong các tình huống lâm sàng sau:
1 Giảm phản xạ kèm triệu chứng của neuron vận dộng dưới. (VD: rung giật bó cơ, giảm trương lực cơ, yếu cơ)
2 Phản xạ không đối xứng NINDS đưa ra phương pháp đã được chuẩn hóa để phân độ phản xạ (xem bảng 5.17).

NGUYÊN NHÂN

Thường gặp
• Biến thể bình thường
• Bệnh rễ thần kinh (VD: thoái hóa đốt sống, viêm xương khớp)
• Bệnh thần kinh ngoại biên

Ít gặp
• Chấn thương tủy sống cấp
• Hội chứng Guillan-Barre
• Bại liệt

CƠ CHẾ

1 Bệnh thần kinh ngoại biên
2 Bệnh rễ thần kinh
3 Hội chứng Guillan-Barre
4 Bệnh tế bào sừng trước
5 Tổn thương neuron vận động trên cấp
6 Biến thể bình thường
Bệnh thần kinh ngoại biên
Bệnh một dây thần kinh do chèn ép (VD: hội chứng ống cổ tay) dẫn tới tình trạng suy giảm các chức năng thần kinh từ phần xa cho đến vị trí dây thần kinh Các nguyên nhân thường gặp có hội chứng ống cổ tay, liệt thần kinh quay, liệt thần kinh mác chung (xem Table 5.19). Bệnh dây thần kinh phụ
thuộc chiều dài biểu hiện các triệu chứng cảm giác, vận động và phản xạ theo kiểu mang găng mang vớ kinh điển. Các triệu chứng vận động, cảm giác và phản xạ càng nặng khi càng nhiều sợi thần kinh gần trục bị tôn thương . Các nguyên nhân thường gặp gồm có đái tháo đường, rượu và thuốc.

Bệnh rễ thần kinh
Trong các bệnh lý rễ, giảm hoặc mất phản xạ thường xuất hiện cùng với các triệu chứng cảm giác âm tính trong cùng một khoanh cảm giác. Các phản xạ giảm nhiều do rối loạn chức năng đường hướng tâm của cung phản xạ.121 .Ở người trẻ hơn 45 tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất là bệnh lý của đĩa gian đốt Ở những bệnh nhân già hơn, lại là thoái hóa đốt sống hoặc gai đốt gống. (Xem bảng 5.20)
Hội chứng Guillain-Barré
(Hội chứng Guillain-Barré) gây mất phản xạ theo vùng chi phối của rễ thần kinh, đặc trưng bởi các triệu chứng của neuron vận động dưới (giảm trương lực cơ, yếu cơ, mất phản xạ) tiến triển từ ngọn chi về phía gốc chi.
Bệnh lý tế bào sừng trước
Bệnh lý tế bào sừng trước gây giảm phản xạ do rối loạn chức năng đường ly tâm của cung phản xạ, đặc trưng bởi các triệu chứng của neuron vận động dưới (hao mòn, rung giật bó cơ, yếu cơ, giảm trương lực). Các nguyên nhân bao gồm các bệnh của neuron vận động (VD: xơ cột bên teo cơ), bại liệt và teo cơ tủy sống.

Tổn thương neuron vận động trên cấp tính
Tổn thương đoạn tủy cổ và ngực trên cấp tính có thể gây hội chứng choáng tủy với các triệu chứng mất phản xạ, liệt mềm, mất cảm giác hoàn toàn và rối loạn chức năng giao cảm dưới vị trí tổn  thương.48 Trong 24 giờ đầu sau chấn thương, các tế bào thần kinh tủy sống ít bị kích thích hơn; có thể do sự mất sự kiểm soát trương lực cơ của neuron gamma làm giảm tính nhạy cảm của các thoi cơ và các xung thần kinh hướng tâm.
Biến thể bình thường
Giảm dẫn truyền phản xạ hoặc không có phản xạ đơn thuần, không liên quan đến bệnh lý thần kinh. Giảm hoặc mất phản xạ chỉ có ý nghĩa khi kèm theo các triệu chứng của neuron vận động dưới (VD: hao mòn, rung giật bó cơ, yếu cơ, giảm trương lực), trong trường hợp phản xạ không đối xứng hoặc có các dấu thần kinh khu trú.

Advertisement

Ý NGHĨA

Trong một vài nghiên cứu trên các bệnh nhân chưa được chẩn đoán bệnh thần kinh trước đó, 6-50% bệnh nhân mất phản xạ gân gót hai bên mặc dù đã dùng các nghiệm pháp tăng cường, và một tỷ lệ nhỏ dân số có tăng phản xạ nói chung.
Giá trị lâm sàng của khám phản xạ trong phát hiện bệnh lý rễ cổ và rễ thắt lưng cùng được trình bày trong Bảng 5.21.

Nguồn: Mechanisms of clinical signs. 1 st Edition. Mark Dennis Wiliam Bowen Lucy Cho
Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”

Xem tất cả các cơ chế triệu chứng tại : https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/co-che-trieu-chung/

Giới thiệu TrangSky

Check Also

[Chia sẻ] Làm gì khi thấy insulin bị chảy ra khỏi chỗ tiêm

Sau bài viết hôm qua, có một số bạn hỏi là mặc dù đã làm …