3 ĐIỀU MÀ SINH VIÊN Y KHOA NÊN BIẾT TRƯỚC KHI TỐT NGHIỆP
————————————————————————————-
Thi thoảng có thời gian đi trực cùng các em sinh viên, mình có vô tình hỏi các em:
- Em ra trường định làm ở đâu?
- Em cũng chưa biết, chắc là em sẽ xin một chỗ gần nhà em làm cho tiện..
- Em định sẽ theo chuyên ngành gì?
- Em cũng chưa biết, em tính cứ xem nơi em làm cần gì em học đó..
Quả thật đây là thực trạng của hầu hết các em. Có thể với y khoa, chương trình học của các em dài và rất nặng. Nên phần lớn các em chỉ chú tâm học mà ít khi để ý đến những kỹ năng khác, cũng chỉ nghĩ đơn thuần cứ ra trường rồi tính tiếp. Đến ngày tốt nghiệp, khá nhiều em vẫn còn khá mơ hồ về bản thân. Và vảng vất trong đầu những nỗi lo: tìm kiếm công việc, cơm áo gạo tiền, hay thậm chí Stress vì nhìn bạn bè đồng trang lứa ai cũng yên bề hết rồi.
KHỦNG HOẢNG CÓ THỂ BẮT ĐẦU TỪ XIN VIỆC Ở ĐÂU?
Ở gần nhà cho gần bố mẹ hay ở một nơi xa với đầy cơ hội trải nghiệm? Rồi xin việc còn khó hơn thi đầu vào trường y cũng là một cú hích lớn vào tấm thân chưa có nhiều va vấp như các em.
MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TỐT KHÔNG?
Rồi khi vào làm việc thì tại một môi trường mới với rất nhiều những mối quan hệ hoàn toàn mới, khác xa thời còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường. Các em có tâm lý có chút “hoảng loạn” khi không biết mình nên cư xử, giao tiếp sao cho tốt..
VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN VÀO THỰC TẾ ĐIỀU TRỊ
Ngày đi học bao nhiêu là kiến thức, nhưng khi đứng trước bệnh nhân, các em lại thấy “ RUN” như thể mình “ chưa học gì” … Vô vàn những thứ làm các em thấy hoang mang.
VẬY CÓ CÁCH NÀO KHÔNG?
Câu chuyện khi ra trường và xin việc với bao nhiêu khó khăn thì đa phần bạn sinh viên nào cũng sẽ phải trải qua, không riêng gì với những bạn sinh viên y khoa. Tuy nhiên làm sao để chuẩn bị tốt cho thời kỳ sau tốt nghiệp thì một số lưu ý sau có thể giúp các em.
ĐI THEO HỌC HỎI CÁC ĐÀN ANH CHỊ ĐI TRƯỚC.
Vậy làm sao để giảm bớt được sự khủng hoảng này thì trong quá trình học tập bạn nên cố gắp tạo các mối quan hệ với đàn anh chị đi trước bằng cách theo sát, học hỏi các kinh nghiệm lâm sàng cũng như các kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp.
Đồng thời không ngừng trau dồi các kiến thức về chuyên môn. Có thể khi đi làm, có nhiều tình huống khác hoàn toàn trong sách vở, nhưng khi vững kiến thức các em sẽ có tư liệu, hướng để xử lý nhanh hơn.
LUÔN GIỮ VỮNG MÌNH LÀ NGƯỜI CÓ VAI TRÒ “NHỎ”
Ai cũng cũng có cái tôi, cũng đều mong muốn ý kiến, kiến thức mình nêu ra là đúng. Tuy nhiên, với các em mới ra trường. Hãy học cách để cái “TÔI” của mình nhỏ xuống. Để nâng cao tinh thần học hỏi, cầu thị.
Có hai lý do các em nên có một vai trò “Nhỏ”, thì sẽ hạn chế tối đa mất lòng đồng nghiệp. Cũng là bước đệm có môi trường làm việc thoải mái hơn. Hai là láex dễ dàng học thêm được nhiều kinh nghiệm của đàn anh chị đi trước. Tạo được thiện cảm là có tinh thần cầu thị.
MỘT ĐIỀU NỮA ĐÓ LÀ SỨC KHỎE.
Ngành y luôn có những buổi Trực thâu đêm với nhiều công việc và áp lực. Với một sức khỏe tốt, các em sẽ có thể đương đầu với công việc nhiều hơn. Các áp lực từ công việc, áp lực từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, áp lực từ môi trường làm việc xung quanh.
Đi làm sẽ là môi trường rèn luyện con người các em thêm trưởng thành hơn. Ngoài kia sẽ nhiều sóng gió, nhiều thách thức nhưng cũng rất nhiều hướng đi và cơ hội cho các em trẻ. Chính vì vậy mà bạn nên giữ một sức khỏe tốt, một tinh thần thép khi ra trường.
Chúc các em thành công!
——————————————————————————–
Tác giả: BS Lê Thị Loan
Link bài viết: https://www.facebook.com/groups/diendanykhoa.vn/permalink/1606259176486701/?mibextid=Nif5oz
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến BS Lê Thị Loan
đã đồng ý chia sẻ bài viết lên Diễn đàn Y khoa!