[Thủ thuật trong ICU] RÚT MÁU TỪ CATHETER TĨNH MẠCH TRUNG TÂM

Rate this post

RÚT MÁU TỪ CATHETER TĨNH MẠCH TRUNG TÂM

Nhân dịp bài viết về thứ tự các ống xét nghiệm của bạn Liễu, mình xin tiếp nối với phần của dân lâm sàng: đó là lấy máu để xét nghiệm.
Việc lấy mẫu máu để làm xét nghiệm sẽ chẳng có gì phải bàn nhiều nếu lấy bằng cách đâm kim từ tĩnh mạch ngoại biên. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân có sẵn các đường truyền tĩnh mạch trung tâm, việc lấy máu qua các đường truyền có sẵn này sẽ tiết kiệm được công sức, thời gian và tránh gây đau đớn cho bệnh nhân. Tuy vậy, kỹ thuật này đòi hỏi chúng ta để ý đôi chút.
1. Ngưng tất cả đường truyền đang có (vì catheter có thể có nhiều nòng, nên phải ngưng hết các đường còn lại luôn nhé).
2. Sử dụng một syringe 5-10ml NS 0.9%, và chúng ta flush để đuổi sạch hết máu và các thuốc đang còn ít trong catheter.
Về cơ bản, có 2 kỹ thuật để lấy máu qua các đường truyền này:

PHƯƠNG PHÁP RÚT BỎ.

Đây là cách dễ hiểu và dễ hình dung nhất, đúng như tên gọi của nó, kỹ thuật đơn giản như sau:
3. Hút bỏ một thể tích máu gấp 3 lần so với catheter. Syringe này các bạn nên bỏ riêng ra để tránh nhầm lẫn. Hiện tại catheter tĩnh mạch trung tâm 2 nòng ở Chợ Rẫy mà bọn mình đang dùng có thể tích khoảng 0.3ml (cái này do mình tò mò và đo chứ đọc trong brochure của nó cũng không thấy đề cập). Tùy các catheter của các bạn đang dùng nhé. Vì kích thước của chúng khác biệt nhau khá nhiều.
4. Sau đó là phần rút máu đủ để phù hợp với yêu cầu của các bạn.

PHƯƠNG PHÁP PUSH-PULL

3. Rút 6ml máu từ catheter, sau đó bơm trở lại, thực hiện quá trình này ít nhất 3 lần
4. Rút máu đủ để phù hợp với yêu cầu của các bạn.
Sau cùng, các bạn nhớ bơm trở lại một lượng 5-10ml NS 0.9% để tránh bị tắc catheter trong trường hợp không dùng đường truyền liên tục nào.
———————————-
Lưu ý: nếu là sử dụng máu để cấy thì không flush NS 0.9% vào trước mà để vậy rút luôn để cấy nha.
Advertisement
Vì các catheter chạy thận thường có phơi nhiễm với heparin nên đối với ống XN đông máu, mình nhớ lấy máu ở vị trí khác nha, vì kết quả bị ảnh hưởng bởi heparin (đặc biệt rất thường gặp đó là APTT kéo dài đơn độc).
Mình tóm tắt lại và không nhắc phần quan trọng khác như đảm bảo vô trùng, vệ sinh nắp…nên nhớ đừng quên nha.
Vấn đề này là chuyện cơm bữa của dân ICU, nên chú Phi Tung Nguyen cho thêm ý kiến nha.

Giới thiệu Diễn đàn Bác sĩ trẻ Việt Nam

Y khoa không phải là một nghệ thuật, Y khoa là một khoa học thật sự, một khoa học vô cùng phức tạp đòi hỏi người hành nghề y phải khéo léo vận dụng kiến thức để không bỏ qua cơ hội cứu chữa người bệnh. Nếu mỗi người y khoa Việt Nam góp lên một tiếng nói, liên kết lại, chúng ta có thể thay đổi căn bản giáo dục Y khoa nước nhà. Hãy tham gia với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/groups/diendanbacsitrevietnam

Check Also

[Cập nhật] Xuất huyết tiêu hoá-nội soi càng sớm càng tốt?

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA: NỘI SOI CÀNG SỚM CÀNG TỐT? (phần 1_nghiên cứu) Với suy …