[XÉT NGHIỆM] Thứ tự bơm máu vào ống nghiệm (Order of Blood Draw Tubes and Additives)

Rate this post
Tác giả: BS Trương Bích Liễu
Nguồn: CLSI 19/03/2019
Tại sao phải bơm máu vào ống nghiệm theo đúng thứ tự?
Tùy từng loại xét nghiệm mà máu được cho vào các ống nghiệm không chứa chất chống đông hoặc có chứa các chất chống đông khác nhau.
Các Bệnh viện tại Việt Nam hiện nay thường sử dụng 5 loại ống nghiệm tương ứng với 5 chất chống đông là:
1.Sodium citrate: Nắp màu xanh lá, thường dùng trong xét nghiệm Đông máu
2.EDTA: Nắp màu xanh dương, thường dùng trong xét nghiệm Huyết đồ
3.Heparin: Nắp màu đen, thường dùng trong xét nghiệm Sinh hóa
4.Ống serum: Nắp màu đỏ, không chứa chất chống đông, thường dùng trong xét nghiệm Miễn dịch
5.NaF: Nắp màu xám, dùng trong xét nghiệm định lượng glucose khi mẫu máu không được phân tích trong vòng 2 giờ
Nếu không tuân theo thứ tự cho máu vào ống nghiệm thì mẫu máu từ ống nghiệm này sẽ bị nhiễm chất chống đông từ ống nghiệm khác làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Thứ tự cho máu vào ống nghiệm như sau:
1. Chai cấy máu: Blood culture tube or bottle
2. Sodium citrate tube: Xanh lá
3. Serum tube: Đỏ
4. Heparin tube: Đen
5. EDTA tube: Xanh dương
6.Sodium fluoride: xám
—————————-
“Y LÂM SÀNG là dự án mới, hàng ngày mang đến những case lâm sàng hay và kiến thức bổ ích cho các bạn sinh viên Y Khoa”.
Advertisement
Chúng tôi hoạt động hoàn toàn phi lợi nhuận, mong rằng tin bài được lan rộng đến mọi người.
—————————————————-

Giới thiệu Diễn đàn Bác sĩ trẻ Việt Nam

Y khoa không phải là một nghệ thuật, Y khoa là một khoa học thật sự, một khoa học vô cùng phức tạp đòi hỏi người hành nghề y phải khéo léo vận dụng kiến thức để không bỏ qua cơ hội cứu chữa người bệnh. Nếu mỗi người y khoa Việt Nam góp lên một tiếng nói, liên kết lại, chúng ta có thể thay đổi căn bản giáo dục Y khoa nước nhà. Hãy tham gia với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/groups/diendanbacsitrevietnam

Check Also

[Cập nhật] Xuất huyết tiêu hoá-nội soi càng sớm càng tốt?

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA: NỘI SOI CÀNG SỚM CÀNG TỐT? (phần 1_nghiên cứu) Với suy …