NEW 2023: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NẤC CỤT
1. Định nghĩa
– Nấc cụt là tình trạng co thắt không kiểm soát của cơ hoành, được kích hoạt sau khi dây thanh âm hoặc thanh môn tự nhiên đóng lại, tạo ra tiếng ‘hic’. Được phân loại thành nấc cụt dai dẵng hay khó chữa nếu thời gian nấc cụt kéo dài > 2 ngày hay > 30 ngày.
– Nấc cụt ảnh hưởng # 3 % ở người khoẻ mạnh, # 20% ở bệnh Parkinson. Những nghiên cứu gần đây cho bệnh nhân ung thư điều trị với cisplatin có tỉ lệ nấc cụt # 41.2%
– Tỉ lệ toàn bộ nấc cụt xảy ra tương đương ở nam và nữ, tuy nhiên nấc cụt kéo dài, dai dẳng, khó chữa thường gặp ở nam giới, chiếm 82%
– Tiên lượng nấc cụt thường tốt, tự giới hạn nhất là nấc cụt thoáng qua. Nấc cụt kéo dài tiên lượng phụ thuộc vào bệnh lý nguyên nhân
– Biến chứng nấc cụt kéo dài dai dẵng, đáp ứng kém điều trị thường gặp như: rối loạn nhịp, trào ngược dạ dày thực quản, có thể sụt cân và rối loạn giấc ngủ
2. Nguyên nhân nấc cụt
– Rối loạn chuyển hóa: hạ kali, calci, natri. Tăng đường huyết, tăng urea máu, sốt
– Tổn thương thần kinh trung ương: Viêm não màng não, chấn thương, xuất huyết, bất thường bẩm sinh hoặc ung thư hệ thần kinh trung ương
– Thuốc: benzodiazepines, donepezil, dexamethasone, alpha-methyldopa….
– Nhóm nguyên nhân kích thích các nhánh thần kinh phế vị gây nấc cụt: Nhánh màng não như viêm màng não. Nhánh hầu họng- thanh quản như viêm hầu họng, viêm thanh quản, bướu giáp. Nhánh phế vị trong lồng ngực như nhiễm trùng, chấn thương, nhồi máu cơ tim, viêm thực quản, khối u, hen suyễn, phình động mạch chủ ngực. Nhánh phế vị trong ổ bụng như khối u, nhiễm trùng, viêm loét dạ dày tá tràng, IBD..
– Nhóm nguyên nhân kích thích cơ hoành gây nấc cụt: thoát vị, áp xe dưới hoành, viêm màng ngoài tim
– Các nguyên nhân khác như: thuốc lá, rượu, bia, chất kích thích, stress….
3. Quản lý nấc cụt ở dân số chung và bệnh nhân ung thư
– Gabapentin: liều 900-1200mg/ngày được khuyến cáo điều trị nấc cụt do ung thư. Các bằng chứng cho thấy 85% đáp ứng hoàn toàn, 15% đáp ứng một phần và 18% thất bại.
– Tương tự nifedipine 20-60mg/ngày cho tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn/ một phần và thất bại lần lượt 57%/14% và 29% trong điều trị nấc cụt do bệnh lý hoặc phẫu thuật
– Vài thuốc khác có thể hiệu quả trong điều trị nấc cụt như: alproic acid, orphenadrine, nimodipine, midazolam, ketamine, glucagon, carvedilol, benzonatate, at- ropine, olanzapine, risperidone, haloperidol, amitriptyline, and amantadine
– Kiểm soát nấc cụt trong phẫu thuật có thể hiệu quả với: lidocaine, ketamine, dexmedetomidine, ephedrine, and atropine.
4. Quản lý nấc cụt ở bệnh Parkinson:
– NICE khuyến cáo tránh dùng các thuốc như metoclopramide, haloperidol, chlorpromazine trong điều trị nấc cụt ở bệnh Parkinson.
– Lựa chọn đầu tiên cho điều trị nấc cụt ở bệnh Parkinson là domperidone (20–30 mg), cùng với baclofen và gabapentin. Baclofen (inhibiting gamma-aminobutyric acid (GABA) liều từ 5–20 mg, thận trọng ở bệnh nhân suy gan và suy thận.
– Nifedipine (20-60mg/ngày), dexamethasone và amantadine cũng là lựa chọn điều trị nấc cụt ở bệnh Parkinson.
5. QUẢN LÝ NẤC CỤT KHÓ CHỮA:
– Nấc cụt khó chữa là tình trạng nấc cụt không được kiểm soát với những điều trị cơ bản. Khuyến cáo điều trị tại high dependency unit (HDU) hoặc intensive care unit (ICU) vì vấn đề sử dụng thuốc an thần như midazolam, ketamine, và dexmedetomidine.
Tác giả: Bs Huỳnh Văn Trung – Phòng khám tiêu hoá gan mật thứ 4-6& 7 hàng tuần- Trung tâm nội soi và phẫu thuật nội soi tiêu hoá- Bệnh viện Tâm Anh TPHCM
Xin gửi lời cảm ơn đến tác giả Bs Huỳnh Văn Trung đã đồng ý đăng bài viết lên Diễn đàn Y khoa!