DANH SÁCH CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ CHƯA ĐƯỢC HOẶC KHÔNG ĐƯỢC CÔNG NHẬN
Phần 1 – Y HỌC THAY THẾ VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BẰNG CHẾ ĐỘ ĂN
BS. Phan Trúc
Ung thư là cơn ác mộng đối với nhân loại từ nhiều năm qua, vì sự đa dạng và tính phức tạp của nó mà làm cho việc điều trị bệnh lý này gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh sự tiến bộ rõ rệt của y học trong nhiều loại ung thư, thì vẫn còn nhiều loại chưa thể “chữa khỏi”. Chính sự hạn chế đó đã làm lan truyền rất nhiều các “biện pháp” điều trị không chính thống, dù với mục đích nào đi chăng nữa, cũng gây nguy hại cho bệnh nhân vì làm chậm sự tiếp cận chẩn đoán và điều trị. Xin nhấn mạnh rằng, thời gian quý hơn vàng đối với bệnh nhân ung thư. Họ không kịp thời gian để trì hoãn, chưa kể một số các “biện pháp” này còn làm tệ hơn bệnh vốn có của bệnh nhân. Để giúp các bác sĩ có tài liệu để tư vấn/ tranh luận với phái “chống y học hiện đại” và để cộng đồng có cái nhìn chính xác hơn, tìm đến y tế kịp thời hơn, mình xin gửi đến bài viết này. Một lần nữa xin nhấn mạnh, y học hiện nay đã có thể “chữa khỏi” rất nhiều loại ung thư. Xin tìm đến cơ sở y tế “chuyên nghiệp” để can thiệp kịp thời. Mong mọi người share rộng rãi.
Đây là danh sách các phương pháp “điều trị thay thế” (alternative treatments) đã và đang lưu hành để điều trị hoặc ngăn ngừa ung thư ở người, nhưng thiếu bằng chứng khoa học và y học về hiệu quả của nó. Trong nhiều trường hợp, có bằng chứng cho thấy các phương pháp điều trị này bị cáo buộc là không hiệu quả. Không giống như các phương pháp điều trị ung thư đã được chấp nhận, các phương pháp điều trị này thường là giả khoa học (pseudoscientific) [1]. Có thể chia thành 8 nhóm, trong phần 1 sẽ trình bày 2 nhóm đầu tiên.
I. Y HỌC THAY THẾ (Alternative health systems)
a. Liệu pháp mùi hương (Aromatherapy): Việc sử dụng các chất có mùi thơm, chẳng hạn như tinh dầu, với niềm tin rằng ngửi chúng sẽ ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe. Có một số bằng chứng cho thấy liệu pháp mùi hương giúp cải thiện sức khỏe nói chung, nhưng nó cũng đã được quảng bá cho khả năng chống lại bệnh tật, bao gồm cả ung thư. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ tuyên bố “bằng chứng khoa học có sẵn không hỗ trợ cho tuyên bố rằng liệu pháp mùi hương có hiệu quả trong việc ngăn ngừa hoặc điều trị ung thư” [2].
b. Y học Ayurvedic: Một hệ thống y học cổ truyền 5.000 năm tuổi bắt nguồn từ tiểu lục địa Ấn Độ. Theo Cancer Research UK “không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng y học Ayurveda có thể điều trị hoặc chữa khỏi bệnh ung thư hoặc bất kỳ bệnh nào khác” [3].
c. Y học German New (Tạm dịch: “Nền Y học mới của nước Đức”): Một hệ thống y học phổ biến được phát minh bởi Ryke Geerd Hamer (1935 – 2017), trong đó tất cả các bệnh được coi là xuất phát từ cú sốc tinh thần và y học chính thống được coi là một âm mưu do người Do Thái tạo ra. Không có bằng chứng nào ủng hộ luận điểm này [4].
d. Phương pháp chữa ung thư Hy Lạp (Greek cancer cure) – Một phương pháp điều trị ung thư giả định được phát minh và thúc đẩy bởi nhà vi trùng học Hariton-Tzannis Alivizatos. Nó bao gồm tiêm tĩnh mạch một chất lỏng mà Aliviatos sẽ không tiết lộ công thức [5]. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ kết luận rằng “không có bằng chứng cho thấy bất kỳ vài trò nào trong chẩn đoán cũng như điều trị ung thư”. Ngoài ra, họ còn tuyên bố “Cũng không có bằng chứng nào cho thấy .. việc tiêm tĩnh mạch là an toàn” [6].
e. Thảo dược – Một cách tiếp cận toàn thân để tăng cường sức khỏe, trong đó các chất đều có nguồn gốc từ “cả cây thực vật” để không làm nhiễu loạn những gì các nhà thảo dược tin là “tinh hoa” của toàn bộ cây. Theo Cancer Research UK, “hiện tại không có bằng chứng mạnh mẽ từ các nghiên cứu ở những người rằng các phương thuốc thảo dược có thể điều trị, ngăn ngừa hoặc chữa ung thư [7].
f. Y học toàn diện (Holistic medicine) – Một thuật ngữ chung cho một cách tiếp cận với y học bao gồm các khía cạnh tinh thần và tâm linh, và được thể hiện trong các phương pháp bổ sung và thay thế lặt vặt. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, “bằng chứng khoa học có sẵn không cho thấy các phương pháp này có hiệu quả trong điều trị ung thư hoặc bất kỳ bệnh nào khác” [8].
g. Vi lượng đồng căn (Homeopathy) – Một hệ thống giả y học với niềm tin rằng: một chất có thể gây nên triệu chứng ở người khoẻ mạnh, có thể giúp trị hết triệu chứng đó ở người bệnh, bằng cách pha loãng chất đó ở mức tối đa, rồi uống! theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ “không có bằng chứng đáng tin cậy cho thấy các biện pháp vi lượng đồng căn có thể điều trị ung thư ở người” [9]
h. Y học của người Mỹ bản địa (Native American healing) – Các hình thức y học của pháp sư theo truyền thống được thực hiện bởi một số người dân bản địa Mỹ và được tuyên bố là có khả năng chữa khỏi bệnh cho con người, bao gồm cả ung thư. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ nói rằng trong khi hỗ trợ, các khía cạnh cộng đồng có thể cải thiện sức khỏe nói chung, “bằng chứng khoa học có sẵn không hỗ trợ cho tuyên bố rằng chữa bệnh của người Mỹ bản địa có thể chữa khỏi ung thư hoặc bất kỳ bệnh nào khác” [10].
i. Trị liệu tự nhiên (Naturopathy) – Một hệ thống y học dựa trên niềm tin vào các năng lượng tự nhiên trong cơ thể và tránh dùng thuốc thông thường; nó được quảng bá như là một phương pháp điều trị ung thư và các bệnh khác. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, “bằng chứng khoa học không hỗ trợ cho tuyên bố rằng thuốc trị liệu tự nhiên có thể chữa ung thư hoặc bất kỳ bệnh nào khác” [11].
II. DỰA VÀO CHẾ ĐỘ ĂN (Diet-based)
a. Chế độ ăn kiềm hoá (Alkaline diet) – Chế độ ăn chỉ gồm các thực phẩm không sinh axit, đề xuất bởi Edgar Cayce (1877 – 1945) dựa trên tuyên bố, điều này sẽ ảnh hưởng đến độ pH của cơ thể nói chung, do đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư. Theo Hiệp hội Ung thư Canada, “không có bằng chứng để hỗ trợ cho bất kỳ vai trò nào” [13].
b. Chế độ ăn Breuss – Chế độ ăn kiêng dựa trên nước ép rau và trà được tạo ra bởi Rudolf Breuss (1899 – 1990), người tuyên bố rằng nó có thể chữa ung thư. Các bác sĩ đã nói rằng, cùng với các “chế độ ăn uống ung thư” khác, không có bằng chứng về hiệu quả và một số có nguy cơ gây hại” [14].
c. Chế độ ăn Budwig – Chế độ ăn “chống ung thư” được phát triển vào những năm 1950 bởi Johanna Budwig (1908 – 2003). Chế độ ăn uống giàu dầu hạt lanh trộn với phô mai, và nhấn mạnh các bữa ăn nhiều trái cây, rau và chất xơ; Nó tránh đường, mỡ động vật, dầu salad, thịt, bơ và đặc biệt là bơ thực vật. Nghiên cứu về Ung thư Vương quốc Anh nói, “không có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy chế độ ăn Budwig […] giúp những người mắc bệnh ung thư” [15].
d. Nhịn ăn và nhịn ăn gián đoạn – không ăn hoặc uống trong một thời gian – một thực hành đã được một số người hành nghề y học thay thế tuyên bố để giúp chống lại ung thư, có lẽ bằng cách “bỏ đói” các khối u. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, “bằng chứng khoa học có sẵn không hỗ trợ cho tuyên bố rằng nhịn ăn có hiệu quả để ngăn ngừa hoặc điều trị ung thư ở người” [16]. Các chuyên gia ở Pháp và Vương quốc Anh đã đạt được kết luận tương tự [17,18,19].
e. Chế độ ăn Hallelujah – Một chế độ ăn kiêng dựa trên thực phẩm thô, được tuyên bố bởi nhà phát minh của nó đã chữa khỏi bệnh ung thư của ông. Stephen Barrett đã viết trên Quackwatch: “Mặc dù chế độ ăn ít chất béo, giàu chất xơ có thể tốt cho sức khỏe, chế độ ăn kiêng Hallelujah không cân bằng và có thể dẫn đến thiếu hụt nghiêm trọng” [20].
f. Chế độ ăn Kousmine – Một chế độ ăn kiêng hạn chế được phát minh bởi Catherine Kousmine (1904 – 1992) trong đó nhấn mạnh trái cây, rau, ngũ cốc, đậu và sử dụng các chất bổ sung vitamin. Không có bằng chứng cho thấy chế độ ăn uống là một điều trị ung thư hiệu quả [21].
g. THỰC DƯỠNG (Macrobiotic diet) – Một chế độ ăn kiêng hạn chế dựa trên ngũ cốc và thực phẩm chưa tinh chế, được một số người khuyến khích như là một biện pháp phòng ngừa và chữa bệnh ung thư [22]. Nghiên cứu về Ung thư Vương quốc Anh tuyên bố “chúng tôi không ủng hộ việc sử dụng chế độ ăn Thực dưỡng cho người mắc bệnh ung thư” [23].
h. Chế độ ăn McDougall – Chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ và không chứa cholesterol. McDougall đã thúc đẩy chế độ ăn uống như một phương pháp điều trị thay thế cho một số rối loạn mãn tính, bao gồm cả ung thư [24]. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy chế độ ăn kiêng của McDougall có hiệu quả [25] [26] [27].
i. Liệu pháp Moerman – chế độ ăn kiêng hạn chế cao do Cornelis Moerman (1893 – 1988) nghĩ ra. Hiệu quả của nó chỉ được hỗ trợ bởi giai thoại – không có bằng chứng về giá trị của nó như là một điều trị ung thư [28].
j. Siêu thực phẩm (Superfood) – một thuật ngữ “quảng cáo” áp dụng cho một số loại thực phẩm có đặc tính cho sức khỏe. Nghiên cứu về Ung thư Vương quốc Anh lưu ý rằng các siêu thực phẩm thường được quảng bá là có khả năng ngăn ngừa hoặc chữa các bệnh, bao gồm cả ung thư; họ cảnh báo, “một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và đa dạng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư nhưng không chắc là bất kỳ loại thực phẩm nào cũng sẽ tạo ra sự khác biệt lớn” [29].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Green S (1997). “Pseudoscience in Alternative Medicine: Chelation Therapy, Antineoplastons, The Gerson Diet and Coffee Enemas”. Skeptical Inquirer. 21 (5): 39.
2. ^ “Aromatherapy”. American Cancer Society. Archived from the original on 5 September 2010.
3. ^ “Ayurvedic medicine”. Cancer Research UK. 3 December 2018.
4. ^ Cassileth, BR; Yarett, IR (2012). “Cancer quackery: The persistent popularity of useless, irrational ‘alternative’ treatments”. Oncology (Williston Park, N.Y.). 26 (8): 754–58. PMID 22957409.
5. ^ Barrett, Stephen (14 February 2005). “Alivazatos Greek Cancer Cure”. www.quackwatch.org.
6. ^ “Unproven methods of cancer management: Greek cancer cure”. CA: A Cancer Journal for Clinicians. 40 (6): 368–371. 1990. doi:10.3322/canjclin.40.6.368.
7. ^ Jump up to:a b “Herbal medicine”. Cancer Research UK. 2 February 2015.
8. ^ “Holistic Medicine”. American Cancer Society. January 2013. Retrieved 19 September 2013.
9. ^ “Homeopathy”. American Cancer Society. 1 November 2008. Archived from the original on 16 March 2013.
10. ^ Jump up to:a b “Native American healing”. American Cancer Society. November 2008. Retrieved 22 September 2013.
11. ^ “Naturopathic Medicine”. American Cancer Society. November 2008. Archived from the original on 2015-04-03.
12. ^ Aletheia, T.R. (2010). Cancer : an American con$piracy. p. 43. ISBN 9781936400553. In the long run, the best diet to follow is one that promotes an alkaline pH using the 80/20 rule. The diet that best epitomizes this rule is the Edgar Cayce diet.
13. ^ “Is an alkaline diet better for you?”. Canadian Cancer Society.
14. ^ Hübner, J; Marienfeld, S; Abbenhardt, C; Ulrich, CM; Löser, C (2012). “How useful are diets against cancer?”. Deutsche Medizinische Wochenschrift. 137 (47): 2417–22. doi:10.1055/s-0032-1327276. PMID 23152069.
15. ^ “What is the Budwig diet?”. Cancer Research UK. 12 June 2015. Archived from the original on 9 May 2017.
16. ^ Russell J, Rovere A, eds. (2009). “Fasting”. American Cancer Society Complete Guide to Complementary and Alternative Cancer Therapies (2nd ed.). American Cancer Society. ISBN 9780944235713.
17. ^ “Réseau NACRe – Réseau National Alimentation Cancer Recherche – Rapport NACRe jeûne regimes restrictifs cancer 2017”. www6.inra.fr (in French). November 2017. Retrieved 19 September 2018. Lay summary.
18. ^ Régime et évolution d’un cancer. Rev Prescrire. 1 October 2018. p. 773.
19. ^ “No proof 5:2 diet prevents cancer”. nhs.uk. 3 October 2018.
20. ^ Stephen Barrett, M.D. (29 May 2003). “Rev. George M. Malkmus and his Hallelujah Diet”.
21. ^ Jean-Marie Abgrall (1 January 2000). Healing Or Stealing?: Medical Charlatans in the New Age. Algora Publishing. pp. 82–83. ISBN 978-1-892941-28-2.
22. ^ Esko, Edward; Kushi, Michio (1991). The macrobiotic approach to cancer: towards preventing and controlling cancer with diet and lifestyle. Wayne, N.J: Avery Pub. Group. ISBN 978-0-89529-486-9.
23. ^ “Macrobiotic diet”. Cancer Research UK. 5 January 2015.
24. ^ Lubkin, Ilene Morof. (1998). Chronic Illness: Impact and Interventions. Jones and Bartlett. p. 415
25. ^ Butler, Kurt. (1992). A Consumer’s Guide to “Alternative Medicine”: A Close Look at Homeopathy, Acupuncture, Faith-healing, and Other Unconventional Treatments. Prometheus Books. pp. 24-27. ISBN 0-87975-733-7
26. ^ Singh, Simon; Ernst, Edzard. (2008). Trick Or Treatment: The Undeniable Facts about Alternative Medicine. W. W. Norton. p. 295. ISBN 978-0-393-06661-6
27. ^ Stare FJ, Whelan EM (1998). “Book review: The McDougall Program for Maximum Weight Loss by John A. McDougall M.D.”. Fad-Free Nutrition. Hunter House. pp. 202–203. ISBN 9780897932363
28. ^ Stephen Barrett, M.D. (11 December 2001). “The Moerman Diet”. Quackwatch.
29. ^ “Food Controversies: Superfoods”. Cancer Research UK. 19 August 2016. Retrieved 15 February 2019.