Phẫu thuật và các phương pháp vô cảm ngày nay an toàn hơn bao giờ hết, nhờ những tiến bộ liên tục trong khoa học. Nhưng điều này không có nghĩa là không có rủi ro.
- Nguy cơ trong phẫu thuật
Trên thực tế, phẫu thuật và gây mê tồn tại nhiều nguy cơ sức khoẻ ngắn hạn và dài hạn, và như với bất kỳ loại thuốc hoặc thủ thuật nào, luôn có khả năng không an toàn sảy ra.
Một số bệnh nhân có nhiều khả năng gặp vấn đề hoặc biến chứng và thậm chí có thể tử vong hơn những người khác vì tuổi tác, tình trạng sức khỏe hoặc loại phẫu thuật mà họ đang thực hiện.
Nếu bất kỳ ai đang có kế hoạch phẫu thuật.
Từ việc cắt bỏ một u mỡ nhỏ, hội chứng ống cổ tay, cấy ghép nha khoa, phẫu thuật thẩm mỹ, đến phẫu thuật tim mạch….. có nhiều cách để giảm nguy cơ. Thăm khám với bác sĩ gây mê là một trong những yếu tố quan trọng để thay đổi nguy cơ này .
- Tại sao bạn nên gặp bác sĩ gây mê hồi sức?
Bác sĩ gây mê hồi sức là một bác sĩ chuyên về gây mê, kiểm soát cơn đau và chăm sóc đặc biệt trong quá trình phẫu thuật và hồi sức. Bác sĩ gây mê sẽ tiến hành đánh giá sức khỏe của bạn trước khi phẫu thuật để tìm hiểu về nguy cơ y tế mà bệnh nhân có thể mắc phải, từ các loại thuốc bệnh nhân sử dụng, thói quen sức khỏe quá khứ gây mê, gây tê trong quá khứ của bệnh nhân.
Có tất cả thông tin này sẽ giúp bác sĩ gây mê giữ an toàn cho bệnh nhân trong xuyên suốt cuộc phẫu thuật.
Ví dụ, bác sĩ gây mê hồi sức có thể:
- Chọn một số loại thuốc nhất định thay vì những loại khác sẽ an toàn hơn cho bệnh nhân.
- Nhiều biến chứng và tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật, bằng việc theo dõi chặt chẽ và có kế hoạch giải quyết sẽ giảm nguy cơ cho những vấn đề bệnh nhân gặp phải.
- Tư vấn cho bệnh nhân cách giảm nguy cơ trước khi phẫu thuật bằng cách thực hiện những hành động cụ thể: như ngừng một số loại thuốc nhất định, bỏ thuốc lá hoặc giảm cân nếu phẫu thuật không khẩn cấp.
- Những yếu tố nào làm cho cuộc phẫu thuật có nguy cơ cao hơn?
Nguy cơ trong phẫu thuật có thể cao hơn nếu bệnh nhân đã có hoặc đã từng có bất kỳ tình trạng sau đây:
- Dị ứng với thuốc gây mê hoặc tiền sử phản ứng bất lợi khi gây mê
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh tim mạch như đau thắt ngực, howr van tim, suy tim hoặc một cơn đau tim trong quá khứ
- Huyết áp cao
- Các vấn đề về thận
- Tình trạng phổi (hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hoặc COPD)
- Béo phì
- Ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn
- Đột quỵ
- Động kinh hoặc các rối loạn thần kinh khác
Hút thuốc, hoặc sử dụng nhiều đồ uống có cồn mỗi ngày, cũng làm gia tăng nguy cơ khi gây mê, phẫu thuật.
- Một số rủi ro của việc gây mê phẫu thuật.
Gây mê toàn thân khiến bạn rơi vào trạng thái ngủ sâu.
Phương pháp vô cảm này, mặc dù rất an toàn, tuy nhiên có nhiều khả năng gây ra tác dụng phụ và mang lại rủi ro. Hầu hết các tác dụng phụ là nhẹ và tạm thời, chẳng hạn như buồn nôn, nôn mửa, ớn lạnh, giảm nhận thức trong vài ngày và đau họng do đặt ống thở.
Tuy nhiên, mặc dù hiếm gặp, nhưng có một số rủi ro nghiêm trọng cần được lưu ý:
- Mê sảng sau phẫu thuật hoặc rối loạn chức năng nhận thức – Một tình trạng được gọi là rối loạn chức năng nhận thức sau phẫu thuật có thể dẫn đến các vấn đề về trí nhớ và học tập ở một số bệnh nhân. Tình trạng này phổ biến hơn ở những người lớn tuổi vì bộ não lão hóa sẽ giảm khả năng phục hồi sau khi gây mê.
- Ngoài người cao tuổi, những người mắc các bệnh như bệnh tim mạch(đặc biệt là suy tim), bệnh Parkinson hoặc bệnh Alzheimer, hoặc những người đã bị đột quỵ trước đây cũng có nguy cơ cao hơn. Điều quan trọng là cần khai thác được những tiền sử này trên bệnh nhân.
- Tăng thân nhiệt ác tính – Một số người di truyền những phản ứng bất lợi trong gây mê, có khả năng gây tử vong trong quá trình phẫu thuật, gây sốt cao cấp tính và co thắt cơ. Nếu bất kỳ thành viên nào trong gia đình bệnh nhân đã từng bị sốt cao không rõ nguyên nhân hoặc bị tăng thân nhiệt ác tính trong một cuộc phẫu thuật thì tiền sử này cần được bác sĩ gây mê khai thác trực tiếp.
- Khó thở trong và sau phẫu thuật – Gây mê có thể nguy hiểm hơn đối với những bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ. Ở những bệnh nhân mắc bệnh này, gây mê có thể khiến thanh quản đóng lại trong quá trình phẫu thuật và khiến việc hít thở và thông khí trở nên khó khăn hơn.
- Gây tê phẫu thuật và rủi ro
Phương pháp vô cảm an toàn nhất là sử dụng các phương pháp gây tê cục bộ, tiêm gây tê một vùng nhỏ của cơ thể nơi thủ thuật được thực hiện.
Phương pháp này ngắt kết nối cảm giác đau với bệnh nhân.
Gây tê tại chỗ, gây tê một vùng lớn của cơ thể, chẳng hạn như từ thắt lưng trở xuống, cũng an toàn hơn gây mê toàn thân, nhưng vẫn tồn tại một số rủi ro.
- Bệnh nhân đôi khi bị đau đầu sau khi gây tê.
- Nhịp tim thay đổi bất thường khi gây tê
- Quá liều thuốc tê
- Đưa thuốc tê vào mạch máu ngoài ý muốn.
- Gây tê không đúng vị trí
- Tổn thương thần kinh do gây tê.
- Giải pháp giúp giảm nguy cơ trong gây tê và gây mê trong thủ thuật và phẫu thuật
- Đánh giá sức khỏe người bệnh trước phẫu thuật
- Thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe trước khi phẫu thuật.
- Khai thác tiền sử bệnh lý, tiền sử phẫu thuật
- Tư vấn với bác sĩ gây mê: Thảo luận về các nguy cơ tiềm ẩn và lựa chọn phương pháp vô cảm an toàn và phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể, chọn loại thuốc an toàn hơn dựa trên tình trạng sức khỏe và tiền sử của bệnh nhân, dự phòng và lập kế hoạch xử trí các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra
- Chuẩn bị tâm lý và thể chất cho bệnh nhân:Giáo dục bệnh nhân, cung cấp thông tin rõ ràng về quy trình phẫu thuật và gây mê để giảm lo âu. Thay đổi thói quen xấu và khuyến khích bệnh nhân ngừng hút thuốc, giảm uống rượu và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để cải thiện sức khỏe tổng quát, giảm cân nếu cần.
- Quản lý các yếu tố nguy cơ: Kiểm soát bệnh lý nền từ đảm bảo duy trì điều trị các bệnh lý như huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường đến điều trị trước phẫu thuật.
- Theo dõi và quản lý liên tục trong quá trình phẫu thuật: Theo dõi chặt chẽ dấu hiệu sinh tồn và phản ứng của bệnh nhân trong suốt quá trình gây mê và phẫu thuật. Có kế hoạch cụ thể để xử lý các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật.
- Chăm sóc sau phẫu thuật:Đảm bảo bệnh nhân được theo dõi kỹ lưỡng sau phẫu thuật để phát hiện sớm các tác dụng phụ hoặc biến chứng. Lên lịch tái khám để đánh giá tình trạng sức khỏe và phục hồi của bệnh nhân.
Kết luận
Việc giảm nguy cơ trong phẫu thuật cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hợp tác giữa bệnh nhân và phẫu thuật viên và bác sĩ Gây Mê Hồi Sức.
Bằng cách thực hiện các biện pháp trên, bệnh nhân có thể giúp giảm thiểu các rủi ro liên quan đến phẫu thuật và gây mê hồi sức.
Trích dẫn:
Bài giảng gây mê hồi sức cơ sở.
Phân tích tổng hợp về độ chính xác dự đoán tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật bằng hệ thống phân loại trạng thái thể chất của Hiệp hội Gây mê Hoa Kỳ. World J Surg. 2015 tháng 1.