NHIỄM TRÙNG TIÊU HÓA, D-DIMER và TMA?
Tác giả: Hà Văn Quốc
Để bắt đầu bài này, chúng ta cùng ôn lại hai vấn đề:
Đông máu và viêm?
Huyết khối và D-dimer?
Đầu tiên, chúng ta có hệ viêm và hệ đông máu có sự giao lưu với nhau, thông qua hệ kinin. Một đáp ứng với nhiễm trùng, sẽ gây nên hình thành cục máu đông, đóng vai trò là hàng rào vật lý để ngăn chặn tác nhân nhiễm trùng lan rộng. Hệ thống đông máu được khởi động từ hệ kinin, sẽ đi theo con đường nội sinh (hay quan điểm mới, là contact pathway, tức là không phải con đường sinh lý đông máu, theo Janeway. Sự tạo thành huyết khối thông qua con đường hoạt hóa yếu tố đông máu, dẫn đến việc D-dimer tăng trong nhiễm trùng là chuyện đương nhiên.
Bài viết về d-dimer trong đông máu, đã có trong diễn đàn, các bạn có thể xem lại dưới comment.
Bệnh lý huyết khối vi mạch, bản chất “huyết khối” ở đây thật dễ gây hiểu lầm. Bản thân huyết khối vi mạch hoàn toàn khác với huyết khối ở mạch máu lớn như trước giờ ta vẫn nghĩ. sự hình thành huyết khối ở vi mạch, là nơi mà có được ấn suất cao (high shear stress). Khi shear stress tăng, làm von Wilebrand bộc lộ vị trí gắn với tiểu cầu, hoạt hóa tương tác này dẫn đến cục huyết khối mà thành phần chỉ có Von và tiểu cầu. Trong TMA, thì vai trò này là của sự thiếu hụt ADAMTS13, nên không thể cắt Von ra thành các thành phần nhỏ hơn, mà để nó thành nguyên cả một mạng lưới nên dễ dàng gắn với tiểu cầu hơn. Quá trình này hoàn toàn không có sự tham gia của các yếu tố đông máu, do đó D-dimer không hề tăng trong bệnh lý của TMA. Thuật ngữ huyết khối dùng chung cho cả 2 tình huống đưa đến nhầm lẫn tai hại rằng cứ huyết khối thì sẽ có d-dimer.
Trong nhiễm trùng tiêu hóa, có một tình huống đưa đến bối cảnh đáng sợ này, đó là nhiễm E.coli O157H7, là chủng sản sinh ra độc tố Shiga toxin, gây nên bệnh cảnh ST-HUS.
Đặc điểm nổi bật của bệnh lý TMA là bilan tán huyết rõ, Hb thường khoảng 8g/dl, mảnh vỡ hồng cầu >2-3%, giảm Haptoglobin, tăng LDH, Bilirubin (cùng xem lại bài: câu chuyện thú vị về tán huyết mình đã đăng), tiểu cầu giảm khá thấp, thường khoảng 10-20k (do hoạt hóa quá mà).
Bệnh lý huyết khối vi mạch là một vấn đề được nêu ra trong 100 điều cần nắm của bs đa khoa ra trường, trong một bài viết đã đọc ở đâu đó ). Vì nếu nhận diện đúng và được thay huyết tương thích hợp thì kết quả rất ngoạn mục, còn nếu không thì gần như nắm chắc tử vong.