[XÉT NGHIỆM] Bài 1 Phân tích Coombs test – Kết thúc sự nhầm lẫn test trực tiếp và gián tiếp

Rate this post

KẾT THÚC SỰ NHẦM LẪN TEST COOMBS TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP

BS. Phan Trúc

Một em nội trú năm dưới gọi điện cho mình và tức tối khẳng định rằng nhân viên ở ngân hàng máu không chịu hợp tác. Em bác sĩ trẻ này nói, anh bác sĩ hướng dẫn của mình bảo với cậu là làm xét nghiệm “Coomb trực tiếp và gián tiếp”, và cậu ghi chỉ định theo đúng như vậy. Nhân viên ngân hàng máu báo là đã trả kết quả 2 xét nghiệm này, nhưng em nội trú không thể tìm thấy kết quả “Coomb gián tiếp” ở đâu cả; trong khi kết quả “Coomb trực tiếp” thì vẫn thấy. Em nội trú rất lo lắng, vì em bảo anh BS hướng dẫn rất nghiêm khắc, em sợ bị la nếu làm không đầy đủ, và nhờ mình nói chuyện với bên phía ngân hàng máu.
Các bạn thấy thế nào? Nếu các bạn chưa nhận ra “lỗi sai” của em nội trú này, thì có lẽ bạn không đơn độc, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ xét nghiệm Coomb.
Đây là câu chuyện về sự tối nghĩa của tên gọi!
Để hiểu về Coombs test, mình đã làm video, xin xem lại kỹ: https://www.youtube.com/watch?v=FUxKJOTDYNA
Dù video này chưa thực sự đầy đủ (do lúc đó chưa hiểu rõ lắm); và mình sẽ có video phân tích cụ thể hơn qua một case lâm sàng của BV Từ Dũ gửi sang (Trong tuần này nhé)
Đầu tiên, ta phải hiểu khi nào thì hiện tượng ngưng kết diễn ra? Là khi các hồng cầu được “kết nối” lại với nhau.
Phân tích một chút:
IgG và IgM?
IgG tồn tại ở dạng monomer (chỉ có 2 vị trí gắn với kháng nguyên) => Ít có cơ hội kết chụm được nhiều hồng cầu => IgG không tạo ra được ngưng kết có thể quan sát được bằng mắt (dù nó có bám lên hồng cầu như trong bệnh lý tán huyết tự miễn)
IgM tồn tại ở dạng pentamer (có 10 vị trí gắn kháng nguyên) => nên dễ dàng tạo ngưng kết thấy được bằng mắt (là lý do có thể định nhóm máu ABO tại giường, nhờ phản ứng của KT tương ứng loại IgM với kháng nguyên A/B tương ứng)
Như vậy, bất đồng nhóm máu ABO được phát hiện ra trước cũng là vì vậy, tuy nhiên đối với hồng cầu bị bao phủ bởi kháng thể IgG (do bất đồng nhóm máu ngoài ABO hoặc do bệnh tự miễn) thì ta không thể thấy được? Vậy công lao của ông Coomb chính là giúp chúng ta nhìn thây được nhưng hồng cầu bị bao phủ bởi IgG này. Vậy ông làm cách nào?
Hãy cùng phân tích nguyên lý duy nhất này, và câu chuyện của Coomb test sẽ sáng tỏ: “Một kháng thể chống lại protein của người sẽ gắn vào những protein đã bám lên trên hồng cầu và gây nên ngưng kết có thể nhìn thấy”. Chúng ta sẽ phân tích 3 ý trong câu nói này:
Thứ nhất, “Một kháng thể chống lại protein của người…có nghĩa là ông đem protein của người (kháng thể/ bổ thể) tiêm vào loài khác (thỏ, chuột), dẫn đến những loài này sẽ sản xuất kháng thể chống lại protein lạ này, và tạo ra anti-human globulin (AHG) => Thu hoạch AHG này ta sẽ được một loại kháng thể chống lại kháng thể của chính loài người!
Thứ hai, “…sẽ gắn vào những protein đã bám lên trên hồng cầu..”: nếu lúc này hồng cầu bị bao phủ bởi kháng thể X nào đó (do bệnh lý hoặc truyền máu), thì AHG vào sẽ gắn lên Fc của kháng thể X đó [Bởi vì Fab của KT đã gắn lên epitope trên hồng cầu, và chỉ còn cái đuôi Fc – đuôi này là đích gắn của AHG].
Thứ ba, “…gây nên ngưng kết có thể nhìn thấy” vì như chúng ta biết, IgG không tạo ngưng kết được vì ít vị trí gắn hồng cầu, nay AHG chụp các đầu của kháng thể IgG lại, làm tăng vượt bật số hồng cầu được neo lại với nhau => ngưng kết có thể nhìn thấy.
Vậy, nguyên lý của Coomb chỉ nằm ở chỗ AHG. Còn vấn đề về Trực tiếp và Gián tiếp thì sao?
Nếu chúng ta “nghi ngờ” hồng cầu của bệnh nhân đã có kháng thể bất thường bám vào => ta dùng AHG + “hồng cầu nghi ngờ” => Ta gọi là test Coomb trực tiếp
Advertisement
Nếu chúng ta “nghi ngờ” huyết tương có lưu hành một loại kháng thể bất thường nào đó => ta sử dụng hồng cầu mẫu (đã biết trước kháng nguyên, thường là 3 hồng cầu mẫu O+) + AHG + “huyết tương nghi ngờ” => nếu có ngưng kết thì kết, ta kết luận có kháng thể bất thường trong huyết tương => Ta gọi là test Coomb gián tiếp, và vì với bản chất phản ứng như vậy, nên ngày nay người ta không dùng khái niệm Coomb gián tiếp (Indirect Globulin Test -IAT) nữa, mà người ta gọi là Sàng lọc kháng thể bất thường (Antibody screen). Em nội trú đó đã không biết đến tên gọi mới này, nên đọc hoài không thấy Coomb gián tiếp đã trả rồi J
Còn nhiều thú vị về test coomb này trong cả bệnh lý thai nhi, sơ sinh, trẻ em cũng như người lớn. Hy vọng mọi người chào đón trong bài tới nhen.

 

Giới thiệu Diễn đàn Bác sĩ trẻ Việt Nam

Y khoa không phải là một nghệ thuật, Y khoa là một khoa học thật sự, một khoa học vô cùng phức tạp đòi hỏi người hành nghề y phải khéo léo vận dụng kiến thức để không bỏ qua cơ hội cứu chữa người bệnh. Nếu mỗi người y khoa Việt Nam góp lên một tiếng nói, liên kết lại, chúng ta có thể thay đổi căn bản giáo dục Y khoa nước nhà. Hãy tham gia với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/groups/diendanbacsitrevietnam

Check Also

[Cập nhật] Xuất huyết tiêu hoá-nội soi càng sớm càng tốt?

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA: NỘI SOI CÀNG SỚM CÀNG TỐT? (phần 1_nghiên cứu) Với suy …